Văn hóa ẩm thực Phật giáo

Khái quát về ẩm thực

Ăn uống là nhu cầu bức thiết của con người. Thiếu ăn, con người sẽ không tồn tại. Do đó, chính đức Phật đã tuyên bố: “Này các Tỳ-kheo, có một pháp…” Tuy nhiên, thức ăn theo đức Phật nhằm để duy trì sự sống và làm cho cơ thể phát triển. Thức ăn còn để trị bệnh, dưỡng bệnh và ngừa bệnh.

Sự đòi hỏi một số thức ăn còn do tâm lý, tập quán. Thích ăn món gì đó là do trước đây trong hoàn cảnh nào đó, cảm thấy thích món ăn đó. Có khi thức ăn gợi lại những kỷ niệm, ký ức xưa cũ, có khi do thường ăn một món gì đó, sau đó cảm thấy thiếu nếu không ăn được nó.

Tóm lại, các thức ăn có thứ là cần thiết, có thứ là không cần thiết, có thứ bổ ích, có thứ gây hại.

Các thức ăn từ động vật

Ngày xưa, loài vượn người chỉ ăn cây trái. Sau một thời gian, thiếu chất bổ dưỡng, cơ thể đòi hỏi chất bổ dưỡng nên loài vượn người săn cá, thú rừng để đáp ứng nhu cầu của bữa ăn. Với chất đạm bổ dưỡng có sẵn trong rau trái thịt cá nên trí khôn phát triển. Cho nên, thịt cá là thực phẩm cần thiết để bồi bổ cơ thể một khi cơ thể thiếu chất bổ dưỡng. Tuy nhiên, thịt động vật dễ gây hại cho cơ thể. Khoa học ngày nay đã chứng minh sự việc này. Các bệnh tim mạch, bao tử, gan, ung thư, v.v… phần lớn đều do thịt động vật gây ra.

Các thức ăn từ thảo mộc

Các thức ăn thảo mộc nếu được lựa chọn, pha chế, tổng hợp thì có thể tạo nên dưỡng chất có khả năng nuôi dưỡng tốt cơ thể con người. Các công trình nghiên cứu của các nhà y học, sinh học, thực phẩm … đã công bố điều đó.

Nhiều loại thảo mộc có thể cung cấp nhiều chất đạm như đậu nành và các loại đậu. Mè, nấm và một số loại rau quả, củ… đều rất bổ dưỡng cho sự phát triển trí óc và thân thể.

Ích lợi của việc ăn chay, thực phẩm thảo mộc:

Giáo lý Phật giáo và việc ăn chay

Cổ xúy việc ăn chay trong Phật giáo nhằm 2 mục đích: (1) Sợ nhân quả nghiệp báo: giết hại thì đưa đến việc bị hại giết và ngược lại yêu thương thì được thương yêu. Tạo sự hài hòa trong thiên nhiên là tạo sự an lành cho tâm. Do nhân quả, luân hồi, từ vô thỉ đến nay và về sau, mọi chúng sanh đều từng là, sẽ là cha mẹ, vợ chồng, anh em ruột thịt, vậy hại một chúng sanh là hại người thân của mình, (và cả tự hại vì mình sẽ mang ác nghiệp).

Thể hiện tinh thần Từ bi trong đạo Phật: Phật dạy phải trải lòng từ khắp bốn phương, phải thương yêu chúng sanh…(xem kinh Từ bi)

Đức Phật qua các kinh Đại thừa, còn cấm ngặt việc sát hại để ăn dùng. (ví dụ, Kinh Lăng Già).

Văn hoá ẩm thực và văn hoá ẩm thực Phật giáo

Ẩm thực và văn hóa ẩm thực:

Ẩm thực chiếm phần quan trọng trong sinh hoạt, giao tế, lễ lạc… Do đó mang tính xã hội cao, từ đó tạo nên văn hoá ẩm thực. Tổ chức, phân công… trong xã hội về sản xuất, chế biến, cung cấp thực phẩm… Tính mỹ thuật, nghệ thuật trong việc chế biến, trình bày, trưng dọn thức ăn định hình thêm cho văn hoá ẩm thực.

Văn hoá ẩm thực ở từng quốc gia, khu vực, từng địa phương, từng gia đình – các món ăn đặc sản, cách chế biến, cung cách, hoàn cảnh sử dụng các thức ăn theo từng địa phương, theo mùa, theo ý nghĩa giao tiếp, lễ hội…

Văn hoá ẩm thực Phật giáo:

-  Dùng thức ăn chay và ý thức về việc ăn chay

-  Bữa ăn chay tại các tự viên Phật giáo – Trai Tăng

-  Phật tử đến chùa – tham gia việc nấu nướng, chuẩn bị bữa ăn – tham gia bữa ăn

-  Bữa ăn chay trong gia đình Phật tử

-  Văn hoá ẩm thực Phật giáo thể hiện nếp sống hiền hoà, trong lành của dân tộc, góp phần tạo nét đẹp, an lành cho nếp sống hiện tại

Kết luận

-  Phát triển văn hoá ẩm thực Phật giáo – khuyến khích dùng thực phẩm thực vật, chế biến từ thực vật, hạn chế việc dùng và giết hại động vật.

-  Tăng cường các lễ hội, lễ lạc có dùng bữa chay và khuyến khích các Phật tử và không phải Phật tử tham gia.

-  Ca ngợi việc Chùa Hang tổ chức lễ hội, đặc biệt qua việc tổ chức gian hàng ăn chay tự chọn gồm 100 món.

                        Phật Đản tại Chùa Hang – Hà Tiên PL.2549 – DL.2005