Mười hạng người làm ăn và sử dụng tài sản
- Tin: Liên Nhi, Ảnh: Trần Quý Đông
- | Thứ Ba, 08:26 24-07-2018
- | Lượt xem: 2400
Sáng ngày 22/7/2018 đáp lời thân mời từ Thượng toạ trụ trì Chùa Giác Ngộ, ĐĐ.TS. Giác Hoàng, Uỷ viên HĐTS GHPGVN, Trưởng khoa Đào tạo từ xa HVPGVN TP. HCM, Phó tổng Thư ký kiêm Chánh Văn phòng HVPGVN tại TP. HCM có đôi lời pháp nhủ đối với đại chúng khoá tu Ngày An Lạc - lần thứ 49 chủ đề: “MƯỜI HẠNG NGƯỜI LÀM ĂN VÀ SỬ DỤNG TÀI SẢN”.
Người bắt đầu tạo dựng sự nghiệp và sử dụng tài sản được chia thành mười hạng và bốn bậc từ thấp đến cao: Hạ - Trung - Thượng - Tối thắng. Ở mỗi hạng người trong từng cấp bậc mức độ nghiêm trọng được thuyên giảm.
Bậc hạ, gồm ba hạng - hạng người này tìm kiếm tài sản bằng những nghề nghiệp phi pháp và thủ đoạn, sử dụng sức mạnh tay chân hoặc mưu lược để chiếm hữu, tranh đoạt trái với luật pháp và sai lệch nguyên tắc đạo đức đưa đến hậu quả khổ đau cho người.
Bậc trung, gồm ba hạng - hạng người này sinh sống bằng nghề nghiệp không chân chính nhưng không đến nỗi tàn nhẫn. Khi đã tạo ra tài sản họ không chia sẻ, không hề tạo phước.
Bậc thượng, gồm ba hạng - hạng người này tự làm cho mình an vui no đủ, với nghiệp không bất thiện hoặc bất thiện nhưng tương đối không quá nghiêm trọng, họ biết chia sẻ tài sản và tạo phước.
Bậc tối thắng, hạng người này có trình độ tâm linh, khi tìm được tài sản họ rộng lòng chia sẻ, sử dụng tài sản một cách có trí tuệ, không nhiễm đắm trần tục, thấy được sự nguy hiểm và xuất ly ra khỏi vòng trói buộc đó.
Phật dạy chúng sinh sống bằng nghề nghiệp chân chính, không trực tiếp, gián tiếp gây tổn hại đến con người, môi trường và động vật, không tạo ta những thứ gây nghiện dẫn đến u mê tăm tối, mất đi lý trí. Sự bố thí cúng dường n ban tặng, giúp đỡ cho người thanh cao hoặc người nghèo khó, mặc khác thực hiện lý tưởng vô ngã trong quá trình tu tập.
Khi đã tạo nên tài sản chúng ta phải sử dụng tài sản hợp pháp, hợp lý theo bốn phương pháp: (1) Dùng tài sản làm lợi ích cho chính mình, gia đình và xã hội; (2) Tích trữ tài sản ngừa hậu hoạ thiên tai, bệnh tật; (3) Thờ phụng tổ tiên; (4) Hiến tặng cho những bậc chân tu cao thượng.
Sau thời pháp thoại, Đại đức khuyên nhủ quý hành giả dụng tâm lắng nghe và tự đánh giá chính mình trong việc chọn lựa và định hướng nghề nghiệp cho con cháu. Thực hiện lý tưởng Bát chánh đạo, quán xét nhân quả, tìm ra con đường tạo dựng sự nghiệp tốt đẹp trong tương lai bằng sự nỗ lực của bàn tay và trí tuệ chân chính.
Kính mời xem video bài giảng tại đây:
https://www.youtube.com/watch?time_continue=1749&v=acrjvELURHA
Nguồn: FB Chùa Giác Ngộ
Các bài viết liên quan
- Phật giáo và vấn đề hoằng pháp - Thứ Năm, 08:09 06-11-2014 - xem: 8385 lần
- Đạo hạnh người giảng sư - Thứ Năm, 22:16 19-09-2013 - xem: 7173 lần
- Vấn đề cải đạo và giải pháp giúp tăng trưởng tín tâm người Phật tử - Thứ Bảy, 12:55 13-07-2013 - xem: 7765 lần
- Những thao thức về văn hóa và hoằng pháp Phật giáo - Thứ Hai, 11:57 24-06-2013 - xem: 3589 lần
- Hoằng Pháp với Từ thiện xã hội - Thứ Năm, 11:02 20-06-2013 - xem: 4037 lần
- Hướng dẫn tuổi trẻ đến với Phật pháp - Thứ Ba, 14:17 18-06-2013 - xem: 3833 lần
- Lợi ích của hoằng pháp bằng công nghệ thông tin - Thứ Hai, 16:36 27-05-2013 - xem: 5039 lần
- Tinh thần nhập thế của Phật giáo - Thứ Năm, 04:55 02-05-2013 - xem: 4193 lần
- Hoằng pháp ở vùng sâu vùng xa - Thứ Hai, 00:31 22-04-2013 - xem: 4475 lần
- Đức Phật và vấn đề giáo dục - Thứ Tư, 09:16 18-07-2012 - xem: 1798 lần