Nội dung ôn thi Đại giới đàn Trí Tịnh 2018
- ĐĐ. Minh Duy (biên soạn)
- | Thứ Năm, 17:09 24-05-2018
- | Lượt xem: 5916
Ban Tổ chức Đại giới đàn Trí Tịnh thông báo đến toàn thể giới tử tham gia kỳ thi tuyển Phật trường Đại giới đàn Trí Tịnh PL.2561 cần lưu tâm một số gợi ý ôn tập với các nội dung như sau:
A. Phần thi trắc nghiệm
Phần thi câu hỏi trắc nghiệm gồm có 100 câu hỏi với thời gian 30 phút (dành cho Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni và Thức-xoa-ma-na) và 50 câu hỏi với thời gian 20 phút (dành cho Sa-di và Sa-di-ni) được tập trung với các nội dung gợi ý ôn tập như sau:
1. Phật học Phổ thông
- Nội dung 37 phẩm trợ đạo.
- Các thuật ngữ Phật học cơ bản.
- Cuộc đời Đức Phật, lịch sử Phật giáo Việt Nam.
- Thuộc lòng 2 thời công phu.
- Nội dung tổng quát của các kinh cơ bản như: Kinh Pháp hoa, Kinh Vu lan…
3. Luật
Phần Chánh văn (âm Hán văn, nghĩa Việt ngữ) về 10 Giới Sa-di, Tỳ-ni, Oai nghi và Quy Sơn Cảnh sách (chủ yếu là những phần cơ bản, trọng tâm phù hợp với hoàn cảnh thực tế hiện nay).
3. Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam (đã điều chỉnh lần thứ VI)
- Tổng thể về Lời nói đầu, các chương và điều của Hiến chương (chủ yếu là những chương / điều thiết thực đối với các giới tử cần phải biết).
- Kiến thức cơ bản về sự thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
- Tôn danh của quý Tôn đức lãnh đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam Trung ương và TP.Hồ Chí Minh.
4. Nội quy Ban Tăng sự Trung ương
Tổng quát về các chương / điều (chủ yếu là những chương / điều thiết thực phù hợp với hoàn cảnh của các giới tử cần phải biết).
B. Phần thi viết
Phần thi viết với thời gian 60 phút dành cho tất cả Giới tử được tập trung với các nội dung gợi ý như sau:
- Kiến thức cốt lõi về Phật học.
- Nêu lên được phần cảm nghĩ và tư tưởng nhận thức của mình đối với việc góp phần xây dựng và phát triển bền vững ngôi nhà chung của Giáo hội Phật giáo Việt Nam phù hợp với Pháp luật của Nhà nước hiện nay.
100 CÂU TRẮC NGHIỆM
Quý khóa sinh đánh dấu chéo vào câu đúng. Trong trường hợp phát hiện sai thì khoanh tròn câu đó lại.
1- Ngày tháng và nơi thái tử Tất Đạt Đa đản sanh?
a. 15 tháng 2 tại vườn Lâm Tỳ Ni.
b. 15 tháng 4 tại vườn Lâm Tỳ Ni.
c. 15 tháng 4 tại vườn Lộc Uyển.
d. 15 tháng 12 tại vườn Lộc Uyển.
2- Cha và mẹ của thái tử Tất Đạt Đa tên là gì?
a. Vua Hộc Phạn và hoàng hậu Ma Da.
b. Vua Hộc Phạn và hoàng hậu Mạt Lợi.
c. Vua Tịnh Phạn và hoàng hậu Ma Da.
d. Vua Tịnh Phạn và hoàng hậu Mạt Lợi.
3- Di mẫu của thái tử Tất Đạt Đa có tên là gì?
a. Vi Đề Hi.
b. Mạt Lợi.
c. Ma Da
d. Ma Ha Ba Xà Ba Đề.
4- Vợ con của thái tử Tất Đạt Đa là ai?
a. Da Du Đà La và La Hầu La.
b. Da Du Đà La và A Nan.
c. Vi Đề Hi và A Xà Thế.
d. Cả a, b đều sai.
5- Khi thái tử đi dạo bốn cửa thành đã thấy điều gì mà quyết định xuất gia tầm đạo?
a. Cảnh sanh, lão, bệnh, tử.
b. Cảnh lão, bệnh, tử và hình ảnh một vị sa-môn.
c. Cảnh phong, vũ, lôi, điện.
d. Cảnh đời sống vất vả, khổ cực của dân chúng.
6- Khi vua cha ngăn cản ý định xuất gia thì thái tử đã xin bốn điều gì?
a. Trẻ mãi không già, mạnh hoài không đau, sống mãi không chết, không còn khổ đau.
b. Quyền lực, địa vị, sức mạnh, của cải.
c. Danh tiếng, tiền bạc, ngôi vua, sắc đẹp.
d. Sức mạnh, quyền lực, cung điện, ăn uống.
7- Thái tử rời thành xuất gia vào lúc nào?
a. Ngày 15 tháng 8 âm lịch.
b. Ngày 15 tháng 4 âm lịch.
c. Ngày 15 tháng 10 âm lịch.
d. Ngày 15 tháng 2 âm lịch.
8- Thái tử Tất Đạt Đa xuất gia với mục đích gì?
a. Tìm cầu trường sinh bất tử.
b. Tìm đường giác ngộ, giải thoát cho mình và tất cả chúng sanh.
c. Tìm đường giải thoát khỏi luân hồi lục đạo.
d. Cả b,c đều đúng.
9- Thái tử học đạo với rất nhiều đạo sư trong đó có hai vị rất nổi tiếng tên là gì?
a. A Tư Đà và Ka La Ma.
b. A Tư Đà và Uất Đầu Lam Phất.
c. Ka La Ma và Uất Đầu Lam Phất.
d. Ka La Ma và Ưu Lâu Tần Noa Ca Diếp.
10- Ngày tháng và nơi đức Phật thành đạo?
a. Ngày 08 tháng 2 dưới gốc cây Bồ đề.
b. Ngày 08 tháng 4 dưới gốc cây Sa La.
c. Ngày 08 tháng 8 dưới gốc cây Vô Ưu.
d. Ngày 08 tháng 12 dưới gốc cây Bồ đề.
11- Ai là người cúng dường đức Phật bữa ăn đầu tiên?
a. Trưởng giả Cấp Cô Độc.
b. Nàng Su Jà Ta.
c. Thái tử Kỳ Đà.
d. Vua Tần Bà Sa La.
12- Ai là người cúng dường đức Phật bữa ăn cuối cùng?
a. Ông Thuần Đà.
b. Vua A-xà-thế.
c. Vua Tần-bà-sa-la.
d. Trưởng giả Cấp Cô Độc.
13- Đức Phật thuyết pháp độ năm anh em Kiều Trần Như tại đâu?
a. Vườn Lâm-tỳ-ni.
b. Vườn Lộc Uyển.
c. Bên dòng sông Ni-liên-thiền.
d. Núi Linh Thứu.
14- Bài pháp đầu tiên được đức Phật thuyết độ 5 anh em Kiều Trần Như có tên là gì?
a. Tam pháp ấn.
b. Thập nhị nhân duyên.
c. Lục độ ba la mật.
d. Chuyển Pháp luân.
15- Vị vua nào cúng dường đức Phật và Tăng chúng tinh xá đầu tiên?
a. Vua Tịnh Phạn.
b. Vua Tần Bà Sa La.
c. Vua A Xà Thế.
d. Vua A Dục.
16- Tịnh xá đầu tiên trong thời Phật có tên là gì?
a. Tịnh xá Trúc Lâm.
b. Tịnh xá Kỳ viên.
c. Đông Viên Lộc Mẫu Giảng đường.
d. Tất cả đều sai.
17- Ai là người cúng dường đức Phật và Tăng chúng Kỳ Viên tinh xá?
a. Vua Tần Bà Sa La.
b. Vua Tịnh Phạn.
c. Thái tử Kỳ Đà và ông Cấp Cô Độc.
d. Thái tử A Xà Thế.
18- Đức Phật nhập Niết Bàn ở nơi nào?
a. Dưới cây Ta la ở Câu-thi-na.
b. Dưới cây Ta la ở thành Vương Xá.
c. Dưới cây Ta la ở Ma-kiệt-đà.
d. Cả a, c đều sai.
19- Ai là người đệ tử xuất gia cuối cùng?
a. Ngài Ma Ha Nam.
b. Ngài Da Xá.
c. Ngài Tu Bạt Đà La.
d. Ngài Ương Quật Đà La.
20- Ai là vị thị giả hầu cận đức Phật thường được kinh điển nhắc đến?
a. Tôn giả Xá Lợi Phất.
b. Tôn giả A Nan.
c. Tôn giả La Hầu La.
d. Tôn giả Nan Đà.
21- Vị nào sau đây được đức Phật tặng danh hiệu “Tướng quân Chánh pháp”?
a. Tôn giả U Ba Li
b. Tôn giả A Nan.
c. Tôn giả Xá Lợi Phất.
d. Tôn giả Nan Đà.
22- Vị nào đã dẫn các thể nữ đến xin Phật xuất gia?
a. Dhammaninda
b. Di mẫu Ma Ha Ba Xà Ba Đề
c. Khema
d. Mallika
23- Vị nào được tôn xưng là trí tuệ đệ nhất?
a. Tôn giả Ca Diếp.
b. Tôn giả Xá Lợi Phất.
c. Tôn giả Phú Lâu Na.
d. Tôn giả A Nan.
24- Vị nào được tôn xưng là thần thông đệ nhất?
a. Tôn giả Xá Lợi Phất.
b. Tôn giả Ưu Ba Ly.
c. Tôn giả Đại Mục Kiền Liên.
d. Tôn giả Phú Lâu Na.
25- Vị nào được tôn xưng là thuyết pháp đệ nhất?
a. Tôn giả Ưu Ba Ly.
b. Tôn giả Kiều Phạm Ba Đề.
c. Tôn giả Ly Bà Đa.
d. Tôn giả Phú Lâu Na.
26- Trong kỳ kết tập kinh điển lần thứ nhất thì ai trùng tuyên tạng Kinh?
a. Tôn giả Đại Ca Diếp.
b. Tôn giả Ưu Ba Ly.
c. Tôn giả La Hầu La.
d. Tôn giả A Nan.
27- Trong kỳ kết tập kinh điển lần thứ nhất ai là người trùng tuyên tạng Luật?
a. Tôn giả Ưu Ba Ly.
b. Tôn giả Ly Bà Đa.
c. Tôn giả A Nan.
d. Tôn giả Châu Lợi Bàn Đà Dà.
28- Đức Phật nhập Niết Bàn cách nay (năm 2018) đã bao lâu?
a. 2562 năm.
b. 2582 năm.
c. 2642 năm.
d. 2662 năm.
29- Phật lịch được tính theo sự kiện nào?
a. Đức Phật đản sanh.
b. Đức Phật xuất gia.
c. Đức Phật thành đạo.
d. Đức Phật nhập Niết bàn.
30- Bài Kinh cuối cùng đức Phật dạy cho tứ chúng trước khi nhập Niết-bàn có tên là gì?
a. Kinh Hoa Nghiêm
b. Kinh Bát Nhã.
c. Kinh Pháp Hoa.
d. Kinh Di Giáo.
31- Mười hiệu của Như Lai là những hiệu gì?
a. Phật, Như Lai, Thế Tôn, Đại Pháp Vương, Đại Y Vương, Thiên Nhơn Sư, Vô Thượng Tôn, Vô Thượng Sĩ, Chánh Đẳng, Chánh Giác.
b. Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Phật, Thế Tôn, Thiên Nhơn Sư, Vô Thượng Tôn, Vô Thượng Sĩ, Chánh Đẳng, Chánh Giác.
c. Phật, Như Lai, Thế Tôn, Đại Pháp Vương, Đại Y Vương, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Vô Thượng Sĩ, Vô Thượng Tôn, Chánh Giác.
d. Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhơn Sư, Phật Thế Tôn.
32- Giới có ý nghĩa là gì?
a. Phòng phi chỉ ác.
b. Chỉ ác tác thiện.
c. Không làm điều ác, làm các điều lành.
d. Tất cả đều đúng.
33- Ăn chay có nghĩa là gì?
a. Ăn các thức ăn là thực vật như ngũ cốc, rau củ, hoa quả…
b. Không ăn các thức ăn là động vật như thịt, cá…
c. Không ăn thịt trâu, thịt chó, côn trùng.
d. a, b,c đều đúng.
34- Vô thường nghĩa là gì?
a. Không thường còn, luôn thay đổi.
b. Bất động, thường trụ.
c. Bất sanh bất diệt.
d. Viên tịch, Niết bàn.
35- Vô thường biểu hiện ở 3 phạm vi là gì?
a. Cõi người, cõi trời, cõi địa ngục.
b. Cõi người, cõi tiên, cõi thánh.
c. Thân, tâm và tánh.
d. Thân, tâm và hoàn cảnh.
36- 37 phẩm trợ đạo nằm ở phần nào trong Tứ đế?
a. Khổ đế
b. Tập đế
c. Diệt đế
d. Đạo đế
37- 37 phẩm trợ đạo bao gồm những gì?
a. Tứ niệm xứ, tứ chánh cần, tứ vô lượng tâm, tứ như ý túc, ngũ căn, ngũ lực, lục độ, cửu tưởng.
b. Tứ niệm xứ, tứ chánh cần, tứ như ý túc, ngũ căn, ngũ lực, thất giác chi, bát chánh đạo.
c. Tứ niệm xứ, tứ chánh cần, tứ như ý túc, ngũ căn, lục độ, thất giác chi, thất thánh tài.
d. Tứ niệm xứ, tứ chánh cần, tứ vô lượng tâm, ngũ căn, ngũ lực, ngũ giới, thập lực.
38- Tứ niệm xứ trình bày điều gì?
a. Nhớ nghĩ cõi Trời, nhớ nghĩ cõi Thánh, nhớ nghĩ cõi Bồ-tát, nhớ nghĩ cõi Phật.
b. Quán thân, quán tâm, quán thế giới, quán vũ trụ.
c. Quán thân bất tịnh, quán thọ thị khổ, quán tâm vô thường, quán pháp vô ngã.
d. Quán sinh, tử, có, không.
39- Tứ chánh cần nói về điều gì?
a. Siêng năng làm việc lành, siêng năng trừ việc ác, siêng năng bố thí cúng dường, siêng năng thực hành phóng sanh.
b. Việc lành đã làm siêng năng làm tiếp, việc lành chưa làm siêng năng làm, việc ác đã làm siêng năng dứt trừ, việc ác chưa làm siêng năng ngăn chặn.
c. Siêng năng tụng kinh, siêng năng ngồi thiền, siêng năng sám hối, siêng năng học giáo lý.
d. a và b đều sai.
40- Tứ Như Ý Túc cũng có tên gọi khác là:
a. Tứ Niệm Xứ
b. Tứ Chánh Cần
c. Tứ Tinh Tấn
d. Tứ Thần Túc
41- Ngũ lực gồm những gì?
a. Tín, tấn, niệm, định, huệ.
b. Kiến, văn , giác, trí, huệ.
c. Thí, giới, niệm, định, huệ.
d. Phật, Bồ tát, thánh, hiền, tăng.
42- Thất giác chi gồm những gì?
a. Tín, tấn, niệm, đa văn, tàm quý, thiền định, trí tuệ.
b. Trạch pháp, niệm, tinh tấn, hỷ, lạc, định, tuệ.
c. Trạch pháp, tinh tấn, hỷ, khinh an, niệm, định, xả.
d. Tín, tấn, niệm, định, tuệ, an lạc, giải thoát.
43- Bát chánh đạo là gì?
a. Là tám con đường chân chánh.
b. Là con đường thánh có tám ngành.
c. Là con đường thành thánh gồm có tám chi phần.
d. Cả a,b,c đều đúng.
44- 8 chi phần chánh đạo là những chi phần nào?
a. Chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp chánh mạng, chánh niệm, chánh trí, chánh giải thoát.
b. Chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh trí, chánh giải thoát.
c. Chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định, chánh tuệ, chánh giải thoát.
d. Chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định.
45- Kể tên Tứ vô lượng tâm?
a. Thanh tịnh, trang nghiêm, từ bi, trí tuệ.
b. Từ, bi, hỷ, xả.
c. Từ bi, bác ái, hoan hỷ, thanh tịnh.
d. Hoan hỷ, thanh tịnh, từ bi, trí tuệ.
46- Quán sổ tức là gì?
a. Theo dõi hơi thở ra vào.
b. Theo dõi và đếm hơi thở ra vào.
c. Niệm Phật theo hơi thở.
d. Luyện hơi thở cho dài lâu.
47- Quán bất tịnh là quán thế nào?
a. Quán thân thể vô thường.
b. Quán thân thể chịu nhiều khổ đau.
c. Quán thân thể nhơ nhớp.
d. Quán thân thể đau bệnh.
48- Quán từ bi để làm gì?
a. Để diệt trừ tham dục.
b. Để diệt trừ ngu si.
c. Để diệt trừ kiêu mạn.
d. Để diệt trừ sân hận.
49- Quán nhân duyên như thế nào?
a. Quán lý duyên khởi.
b. Quán 12 nhân duyên.
c. Quán sanh, lão, bệnh, tử.
d. a,b đều đúng.
50- Lục đạo chúng sanh là những cõi chúng sanh nào?
a. 6 cõi trời dục giới.
b. Địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, người, ma, thần.
c. Địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, atula, người, trời.
d. Ma, quỷ, súc sanh, người, thần, tiên.
51- Tam pháp ấn bao gồm pháp ấn nào?
a. Vô thường, vô ngã, nhân duyên.
b. Bi, Trí, Dũng.
c. Thanh tịnh, Trang nghiêm, Giải thoát.
d. Vô thường, Khổ não, Vô ngã.
52- Tam vô lậu học là những gì?
a. Văn, Tư, Tu.
b. Giới, Định, Tuệ.
c. Sinh, Diệt, Bất sinh bất diệt.
d. Kinh, Luật, Luận.
53- Lục độ bao gồm những phần nào?
a. Phật, pháp, tăng, giới, thí, thiên.
b. Bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, trí tuệ.
c. Trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, trí tuệ, giải thoát.
d. Từ bi, trí tuệ, nhẫn nhục, thiền định, giác ngộ, giải thoát.
54- Kể tên 12 nhân duyên theo thứ tự?
a. Vô minh, hành, thức, danh sắc, lục nhập, xúc, thọ, ái, sanh, lão, bệnh, tử.
b. Vô minh, hành, thức, danh sắc, lục căn, lục trần, lục thức, xúc, sanh, lão, bệnh, tử.
c. Vô minh, hành, thức, danh sắc, lục nhập, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử.
d. Vô minh, hành, thức, danh sắc, lục nhập, xúc, thọ, ái, thủ, sanh, lão, tử.
55- Thiểu dục tri túc nghĩa là gì?
a. Ít tham lam, ít sân hận.
b. Ít muốn, biết đủ.
c. Ít ham muốn,sống khổ hạnh.
d. Ít tham, không tìm cầu dục lạc.
56- Nghiệp là gì?
a. Định mệnh.
b. Vận mạng trời cao an bài.
c. Hành động có tác ý.
d. Tự nhiên, ngẫu nhiên mà có.
57- Hãy kể tên thập thiện nghiệp?
a. Không sát sanh, không trộm cướp, không tà dâm, không nói dối, không nói thêu dệt, không nói lưỡi đôi chiều, không nói lời hung ác, không tham dục, không sân hận, không tà kiến.
b. Không sát sanh, không trộm cướp, không dâm dục, không nói dối, không nói thêu dệt, không nói lưỡi đôi chiều, không nói lời hung ác, không tham dục, không sân hận, không si mê.
c. Không sát, không đạo, không dâm, không vọng ngôn, không ỷ ngữ, không lưỡng thiệt, không ác ngữ, không tửu, không tham, không sân.
d. Không sắc, không tài, không tửu, không khí, không sát sanh, không trộm cắp, không tà hạnh, không tham lam, không sân hận, không si mê.
58- Ngũ dục là những gì?
a. Ăn, uống, ngủ nghỉ, tiền tài, danh vọng.
b. Tài, sắc, tửu, khí, thực.
c. Tiền tài, sắc đẹp, lợi lộc, danh tiếng, ăn uống.
d. Tài, sắc, danh, thực, thùy.
59- Vu lan bồn là tiếng Phạn, Trung Quốc dịch là “Giải đảo huyền”, có nghĩa là gì?
a. Cứu khổ tội nhân ở địa ngục.
b. Cởi trói cho người thoát khỏi bị treo ngược.
c. Cứu người thoát khỏi đau khổ nặng nề như đang bị treo ngược.
d. b và c đều đúng.
60- Từ bi có nghĩa là gì?
a. Từ là ban vui, Bi là cứu khổ.
b. Là lòng thương yêu mọi người.
c. Là lòng thương xót mọi người.
d. Là lòng bác ái.
61- Tứ nhiếp pháp bao gồm những gì?
a. Bố thí, nhẫn nhục, hoan hỷ, từ bi.
b. Bố thí, trì giới, ái ngữ, hoan hỷ.
c. Bố thí, ái ngữ, lợi hành, đồng sự.
d. Bố thí, ái ngữ, lợi hành, hoan hỷ.
62- Trình bày các loại bố thí?
a. Tài thí, pháp thí, bình đẳng thí.
b. Tài thí, pháp thí, vô úy thí.
c. Tài thí, ẩm thực thí, y phục thí.
d. Pháp thí, y phục thí, vô úy thí.
63- Lục hòa là sáu phương pháp để cư xử với nhau cho hòa hợp thanh tịnh bao gồm những gì?
a. Thân hòa, khẩu hòa, ý hòa, giới hòa, kiến hòa, lợi hòa.
b. Bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, trí tuệ.
c. Niệm Phật, niệm pháp, niệm tăng, niệm giới, niệm thí, niệm thiên.
d. Từ bi, trí tuệ, hoan hỷ, bình đẳng, thanh tịnh, sám hối.
64- Ba điều kiện căn bản của pháp môn tịnh độ là gì?
a. Tin sâu, nguyện thiết, hành chuyên.
b. Quy y Phật, quy y pháp, quy y tăng.
c. Tin Phật, tin Bồ tát, tin Hiền Thánh tăng.
d. Không tham lam, không sân hận, không si mê.
65- Chứng đắc tứ thiền là thành tựu thiền nào?
a. Thế gian thiền, xuất thế gian thiền, Tổ sư thiền, Như Lai thiền.
b. Phàm phu thiền, nguyên thủy thiền, đại thừa thiền, tối thượng thừa thiền.
c. Sơ thiền, nhị thiền, tam thiền, tứ thiền,
d. Thế gian thiền, Thanh Văn thiền, Bồ-tát thiền, Như Lai thiền.
66- Chứng đắc tứ không là những cảnh giới nào?
a. Không vô biên xứ, thức vô biên xứ, kiến vô biên xứ, tâm vô biên xứ.
b. Không vô biên xứ, thức vô biên xứ, vô sở hữu xứ, phi tưởng phi phi tưởng xứ.
c. Không vô biên xứ, căn vô biên xứ, trần vô biên xứ, thức vô biên xứ.
d. Không căn, không trần, không thức, không tưởng.
67- Nam mô có nghĩa là gì?
a. Quy y.
b. Quay về nương tựa.
c. Từ bi.
d. cả a,b đều đúng.
68- Tứ sanh bao gồm các loại sanh nào?
a. Thai sanh, noãn sanh, thấp sanh, tự nhiên sanh.
b. Thai sanh, noãn sanh, thấp sanh, hóa sanh.
c. Thai sanh, noãn sanh, hư không sanh, thiên địa sanh.
d. Phạm thiên sanh, Thượng đế sanh, thai sanh, hóa sanh.
69- Cửu hữu là các cõi nào?
a. Lục đạo, sơ thiền, nhị thiền, tam thiền, tứ thiền, không vô biên xứ, thức vô biên xứ, vô sở hữu xứ, phi tưởng phi phi tưởng xứ.
b. Địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, a-tu-la, trời, Nam Thiện Bộ Châu, Bắc Câu Lô Châu, Đông Thắng Thần Châu, Tây Ngưu Hóa Châu.
c. Địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, a-tu-la, người, trời, dục giới, sắc giới, vô sắc giới.
d. Sắc giới, vô sắc giới, địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, Nam Thiện Bộ Châu, Bắc Câu Lô Châu, Đông Thắng Thần Châu, Tây Ngưu Hóa Châu.
70- Tứ đại bộ châu gồm những châu nào?
a. Châu Á, châu Âu, châu Mỹ, châu Úc.
b. Nam Thiện Bộ Châu, Bắc Câu Lô Châu, Đông Thắng Thần Châu, Tây Ngưu Hóa Châu.
c. Bắc thủy, Nam hỏa, Đông kim, Tây mộc.
d. Cả a, b đều đúng.
71- Tứ trọng ân là những ân nào?
a. Ân vua, ân thầy, ân cha, ân mẹ.
b. Ân quốc gia, ân xã hội, ân chúng sinh, ân cha mẹ.
c. Ân quốc gia, ân sư trưởng, ân cha mẹ, ân chúng sinh.
d. Cả b, c đều sai.
72- Sơ tổ tông tịnh độ là ai?
a. Tổ Trí Khải.
b. Tổ Đạt Ma.
c. Tổ Huệ Năng.
d. Tổ Huệ Viễn.
73- Sơ tổ tông Thiên Thai là ai?
a. Tổ Trí Khải.
b. Tổ Đạt Ma.
c. Tổ Huệ Năng.
d. Tổ Huệ Viễn.
74- Ai là người sáng lập thiền phái Trúc lâm Yên tử?
a. Vua Trần Thái Tông.
b. Vua Trần Thánh Tông.
c. Vua Trần Nhân Tông.
d. Vua Trần Anh Tông.
75- Tam tổ Trúc Lâm là những vị nào?
a. Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông.
b. Trúc Lâm Đầu Đà, Pháp Loa, Huyền Quang.
c. Vua Trần Nhân Tông, Pháp Loa, Huyền Quang.
d. Cả b, c đều đúng.
76- Lục căn là những căn gì?
a. Nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý.
b. Sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp.
c. Sắc, thọ, tưởng, hành, thức, kiến.
d. Đất, nước, gió, lửa, thức, kiến.
77- Lục trần là những trần nào?
a. Nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý.
b. Sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp.
c. Vui, buồn, mừng, giận, thương, ghét.
d. Khổ, vui, khen, chê, thành, bại.
78- Lục thức là những thức nào?
a. A lại da thức, mạt na thức, ý thức, nhãn thức, nhĩ thức, thân thức.
b. Thần thức, ý thức, vô thức, tiềm thức, tàng thức, siêu ý thức.
c. Nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức, ý thức.
d. Nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, ý thức, tiềm thức, vô thức.
79- Thập bát giới gồm những gì?
a. 18 tầng địa ngục.
b. Sáu căn, sáu trần, sáu thức.
c. Sáu căn, sáu trần, sáu cõi trời dục giới.
d. Địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, người, a-tu-la, trời, sáu thức.
80- Tội ngũ nghịch là những tội gì?
a. Giết vua, giết thầy, giết cha, giết mẹ, giết anh em.
b. Giết vua, giết thầy, giết cha mẹ, giết động vật, giết côn trùng.
c. Giết cha, giết mẹ, giết người thiện, giết người có giới, giết sa-môn.
d. Giết cha, giết mẹ, giết A-la-hán, làm thân Phật chảy máu, phá hòa hợp Tăng.
81- Sau khi quy y Tam bảo thì người nam người nữ được gọi là gì?
a. Cận sự nam, cận sự nữ.
b. Ưu bà tắc, Ưu bà di.
c. Thiện nam, thiện nữ.
d. Cả a và b đều đúng.
82- Tứ hoằng thệ nguyện là những gì?
a. Nguyện chúng sanh hết khổ, hết luân hồi, được giải thoát, thành Phật.
b. Nguyện độ vô biên chúng sanh, đoạn trừ vô tận phiền não, tu học vô lượng pháp môn, thành tựu Phật đạo vô thượng.
c. Nguyện sanh cõi người, cõi Trời, cõi Thánh, cõi Phật.
d. Nguyện sanh cõi người, cõi trời dục giới, cõi trời sắc giới, cõi trời vô sắc giới.
83- Tứ đại là những đại nào?
a. Sắt, đồng, bạc, vàng.
b. Kim, thạch, thủy, hỏa.
c. Đất, nước, gió, lửa.
d. Phong, vũ, lôi, điện.
84- Ngũ uẩn gồm những gì?
a. Sắc, thinh, hương, vị, xúc.
b. Sắc, thọ, tưởng, hành, thức.
c. Hành, thức, thọ, tưởng, tư.
d. Dục, sân, thùy miên, trạo cử, nghi hối.
85- Ngũ phần hương là những gì?
a. Đàn hương, xạ hương, long diên hương, trầm hương, chiên đàn hương.
b. Giới hương, định hương, văn hương, tư hương, tu hương.
c. Giới hương, định hương, huệ hương, giải thoát hương, bồ đề hương.
d. Giới hương, định hương, huệ hương, giải thoát hương, giải thoát tri kiến hương.
86- Lục thông là những thần thông nào?
a. Thiên nhãn, thiên nhĩ, thần túc, túc mạng, tha tâm, lậu tận.
b. Thần nhãn, thiên nhãn, đạo nhãn, huệ nhãn, pháp nhãn, Phật nhãn.
c. Thần túc, biến hóa, thiên cang, địa sát, thời gian, không gian.
d. a, b đều sai.
87. Câu “Nhất niệm sân tâm khởi, bá vạn chướng môn khai” (Một niệm lòng sân khởi lên, thì trăm nghìn muôn ức cửa nghiệp chướng đều mở ra), được nói trong kinh nào?
a. Kinh Pháp Hoa
b. Kinh Niết Bàn
c. Kinh Hoa Nghiêm
d. Tất cả đều sai.
88. Chữ “Bát-nhã” là nói theo chữ Phạn, Hán dịch là:
a. Giới luật
b. Chánh niệm
c. Trí Tuệ
d. Tất cả đều sai.
89. Câu “Tri túc chi nhân tuy ngọa địa thượng, du vi an lạc. Bất tri túc giả, tuy xử thiên đường, diệc bất xứng ý” (Người biết đủ dù nằm trên mặt đất, vẫn thấy yên vui. Người không biết đủ, dù ở trên cảnh trời cũng chưa thỏa ý) được nói trong kinh nào?
a. Kinh Pháp Hoa
b. Kinh Di Giáo
c. Kinh Hoa Nghiêm
d. Tất cả đều sai.
90- Theo lịch sử Phật giáo Việt Nam thì thời kỳ hưng thịnh của Phật giáo Việt nam là những thời kỳ nào?
a. Thời nhà Đinh – Tiền Lê
b. Thời nhà Lý – Trần
c. Thời Hậu Lê
d. Thời nhà Nguyễn.
91- Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ I của GHPGVN diễn ra vào ngày, tháng, năm nào?
a. Ngày 04 – 07 / 11/ 1980
b. Ngày 04 – 07 / 11/ 1981
c. Ngày 04 – 07 / 11/ 1982
d. Ngày 04 – 07 / 11/ 1983.
92- Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ I của GHPGVN diễn ra tại đâu?
a. Chùa Vĩnh Nghiêm, TP.HCM
b. Việt Nam Quốc Tự, TP. HCM
c. Chùa Quán Sứ, Thủ đô Hà Nội
d. Chùa Bái Đính, Ninh Bình.
93- Có bao nhiêu tổ chức, Hệ phái Phật giáo trong cả nước thành lập nên GHPGVN?
a. 7
b. 8
c. 9
d. 2
94- Đức Pháp chủ đầu tiên của Giáo hội Phật giáo Việt Nam là ai?
a. Hòa thượng Thích Trí Tịnh
b. Hòa thượng Thích Đức Nhuận
c. Hòa thượng Thích Tâm Tịch
d. Hòa thượng Thích Trí Thủ
95- Vị Chủ tịch HĐTS đầu tiên của Giáo hội Phật giáo Việt Nam là ai?
a. Hòa thượng Thích Trí Tịnh
b. Hòa thượng Thích Đức Nhuận
c. Hòa thượng Thích Tâm Tịch
d. Hòa thượng Thích Trí Thủ
96- Nội dung của điều 34, chương 7 Nội qui Ban Tăng sự Trung ương Giáo hội qui định những điều gì?
a. Qui định về những tiêu chuẩn xuất gia.
b. Qui định về những tiêu chuẩn thọ giới Tỳ-kheo và Tỳ-kheo-ni.
c. Qui định về những tiêu chuẩn trụ trì.
d. Qui định về những tiêu chuẩn học các Trường Phật học.
97- Trưởng BTS GHPGVN TP.HCM nhiệm kỳ đầu tiên là ai?
a. Hòa thượng Thích Trí Tịnh
b. Hòa thượng Thích Thiện Hào
c. Hòa thượng Thích Trí Thủ
d. Hòa thượng Thích Trí Quảng
98- Trưởng BTS GHPGVN TP.HCM đương nhiệm là ai?
a. Hòa thượng Thích Minh Thông
b. Hòa thượng Thích Thiện Tâm
c. Hòa thượng Thích Thiện Tánh
d. Hòa thượng Thích Trí Quảng
99- Trung ương GHPGVN có mấy trụ sở chính, ở đâu?
a. Chùa Quán Sứ - Thủ đô Hà Nội
b. Chùa Quán Sứ - Thủ đô Hà Nội và Thiền viện Quảng Đức – TP.HCM
c. Chùa Quán Sứ - Thủ đô Hà Nội, Thiền viện Quảng Đức – TP.HCM và Chùa Từ Đàm – Huế
d. Cả 3 đều sai
100- Trụ sở chính của BTS GHPGVN TP.HCM hiện đang ở đâu?
a. Chùa Vĩnh Nghiêm
b. Thiền viện Quảng Đức
c. Chùa Phổ Quang
d. Việt Nam Quốc Tự.
Các bài viết liên quan
- Nội dung ôn thi Đại giới đàn Trí Tịnh 2018 - Thứ Năm, 17:09 24-05-2018 - xem: 5916 lần
- Đề thi trắc nghiệm Hệ phái Khất sĩ 2018 - Thứ Năm, 15:40 24-05-2018 - xem: 5970 lần
- Kiểm tra thu hoạch khóa "Bồi dưỡng đạo hạnh" của Hệ phái lần 1 - Thứ Bảy, 01:17 05-03-2016 - xem: 6988 lần
- Câu hỏi ôn tập chương trình "Tiếng chuông tỉnh thức" - P.8 - Thứ Năm, 10:03 09-07-2015 - xem: 2578 lần
- Câu hỏi ôn tập chương trình "Tiếng chuông tỉnh thức" - P.7 - Thứ Năm, 09:54 09-07-2015 - xem: 2949 lần
- Câu hỏi ôn tập chương trình "Tiếng chuông tỉnh thức" - P.6 - Thứ Năm, 09:43 09-07-2015 - xem: 2441 lần
- Câu hỏi ôn tập chương trình "Tiếng chuông tỉnh thức" - P.5 - Thứ Năm, 09:36 09-07-2015 - xem: 3114 lần
- Câu hỏi ôn tập chương trình "Tiếng chuông tỉnh thức" - P.4 - Thứ Năm, 09:23 09-07-2015 - xem: 2448 lần
- Câu hỏi ôn tập chương trình "Tiếng chuông tỉnh thức" - P.3 - Thứ Năm, 09:16 09-07-2015 - xem: 2864 lần
- Câu hỏi ôn tập chương trình "Tiếng chuông tỉnh thức" - P.2 - Thứ Năm, 09:04 09-07-2015 - xem: 4200 lần
- Câu hỏi ôn tập chương trình "Tiếng chuông tỉnh thức" - Thứ Năm, 08:44 09-07-2015 - xem: 5442 lần
- Thể lệ cuộc thi "Tiếng chuông tỉnh thức" - Thứ Tư, 19:07 08-07-2015 - xem: 5176 lần