CHÀO MỪNG QUÝ VỊ ĐÃ GHÉ THĂM TRANG NHÀ. CHÚC QUÝ VỊ AN VUI VỚI PHÁP BẢO CAO QUÝ !

Chuyến đi thăm và làm việc với các trường Phật học phía Nam

Câu nói bất hủ: “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia” của Thân Nhân Trung có giá trị vượt thời gian. Trải bao thăng trầm của dân tộc, người ta càng thấm thía câu nói khuôn vàng thước ngọc đó. Đời và đạo cũng vậy. Phật giáo muốn hưng thịnh cần phải có hiền tài. Mà hiền tài phần lớn phải được đào tạo bài bản, chỉ có 5% là bẩm sinh. Ý thức được điều đó, khi hội đủ điều kiện, các Ban Trị sự (BTS) Phật giáo đều nỗ lực mở các lớp đào tạo Tăng Ni đủ mọi cấp học. Trong các ban, viện trung ương, Ban Giáo dục Tăng Ni Trung ương (BGDTNTW) là một trong 13 ban viện chủ lực trong việc góp phần đào tạo nhân sự để phục vụ các Phật sự trong nước và cả nước ngoài.

Thực hiện công văn số 21/CV.BGDTN do Hòa thượng Thích Giác Toàn thừa ủy nhiệm của Hòa thượng Thích Chơn Thiện – Phó pháp chủ, Phó Chủ tịch Thường trực HĐTS, Trưởng BGDTNTW ký vào ngày 18/12/2015, Ban GDTNTW đã có một chuyến khảo sát 15 cơ sở đào tạo Tăng Ni thuộc TP. HCM, miền Tây Nam Bộ và Bà Rịa - Vũng Tàu, từ ngày 04  đến ngày 10/01/2016 (nhằm 25 tháng 11 đến mùng 01 tháng Chạp năm Ất Mùi).

Được biết năm 2015, BGDTNTW thăm các trường 3 đợt. Đợt 1 là khu vực miền Bắc. Đợt 2 khu vực miền Trung. Đợt 3 chủ yếu là miền Đông và miền Tây Nam Bộ và chúng tôi tham gia lần này.

Đáng lý ra chúng tôi đã chia sẻ thông tin của chuyến đi này sớm với bạn đọc, nhưng rồi mãi tới hôm nay, sau ngày tọa đàm khoa học diễn ra tại Hội trường Bảo tàng Học viện PGVN tại Sóc Sơn – Hà Nội, chúng tôi mới công bố bản ghi vắn tắt này. Sở dĩ như vậy, vì tọa đàm tại Hà Nội ngày 03/04/2016 cũng chưa thể hiện được hết những ý kiến mà chuyến đi thăm viếng vừa qua đã ghi nhận. Rất mong bạn đọc lượng thứ cho những thông tin bị trễ thời gian tính này.

Đoàn gồm:

- TT. TS. Thích Thanh Quyết: Phó Chủ tịch HĐTS, Phó ban Thường trực BGDTNTW, Phó Viện trưởng Thường trực Học viện PGVN tại Hà Nội, Đại biểu Quốc hội.

 - TT. TS. Thích Phước Đạt: Ủy viên HĐTS, Phó ban kiêm Chánh Thư ký BGDTNTW, Phó Viện trưởng Học viện PGVN tại TP. HCM.

- TT. TS. Thích Nguyên Thành: Ủy viên HĐTS, Phó ban kiêm Phó Thư ký BGDTNTW, Phó Viện trưởng HVPGVN tại Huế.

- ĐĐ. TS. Thích Giác Hoàng: Ủy viên HĐTS, Ủy viên Thường trực BGDTNTW, Phó Tổng Thư ký kiêm Chánh Văn phòng HVPGVN tại TP. HCM.

Ngoài ra, còn có Đại đức Thích Vân Phong, Sư cô Thích Diệu Bản và Sư cô Thích Thiện Trí là cán bộ văn phòng Học viện Phật giáo VN tại Hà Nội và 3 cư sĩ (Kiên, Yến và Thanh) cộng với hai tài xế. Như vậy, tổng cộng đoàn có 12 người. Phương tiện đi gồm 2 xe: 7 chỗ và 15 chỗ.

Trong ngày làm việc đầu tiên tại TP. Hồ Chí Minh (04/01/2016) còn có sự tham dự của HT. Thích Nguyên Đạt – Ủy viên Thường trực HĐTS, Phó Trưởng BGDTNTW đặc trách Thanh tra BGDTNTW (phía Bắc), Viện trưởng Học viện PGVN tại Hà Nội.

Chương trình thăm và làm việc trong suốt hành trình như sau: 

Niệm Phật cầu gia hộ

Tuyên bố lý do và giới thiệu thành phần tham dự

Phát biểu chào mừng của Ban Trị sự (BTS) và Ban Giám hiệu (BGH) tại cơ sở

Báo cáo của Ban Giáo dục tỉnh

Triển khai nội dung cải cách và các điểm trọng yếu của Nội quy Ban GDTNTW khóa VII (2012 – 2017)

Phát biểu đóng góp của chư Tôn đức trong BGH và BGDTNTW

Phát biểu đúc kết của Thượng tọa Trưởng đoàn 

Tặng quà lưu niệm

Phát biểu cảm tạ của Ban Trị sự PG tỉnh 

Hồi hướng

Nội dung chính, TT. Thích Phước Đạt triển khai trong suốt hành trình như sau:

- Thống nhất thời gian đào tạo Trung cấp Phật học (TCPH) là 3 năm. Một số trường đã và đang đào tạo 4 năm vì không có Lớp Sơ cấp.

- Có năm khối kiến thức trong chương trình TCPH được đào tạo:

1) Kiến thức lịch sử: Lịch sử đức Phật, Phật giáo và Thánh chúng, Lược sử Phật giáo Ấn Độ, Lược sử Phật giáo Trung Quốc, Lược sử PGVN. 

2) Kinh Luật Luận: Kinh điển Nguyên thủy và Đại thừa.

3) Lược sử hình thành văn học: Pali, Sanskrit, Hán văn.

4) Cổ ngữ và sinh ngữ: Hán cổ, Pali, Sanskrit, Anh ngữ, Khmer...

5) Kiến thức thế học: Tiếng Việt thực hành, Văn học VN, Lịch sử Việt Nam (áp dụng theo bộ GD)...

- Việc biên soạn sách giáo khoa để áp dụng cho các trường phải mất thời gian từ 2 đến 3 năm. Đối với các giáo trình, giáo án đã được chư Tôn đức tiền bối biên soạn thì giữ nguyên và nghiên cứu đối chiếu thêm để hoàn chỉnh. Đối với một số môn mới như Văn điển Phật giáo, BGDTNTW sẽ tập trung biên soạn trong thời gian sớm nhất.

- Về cấu trúc, trình tự mà BGDTNTW đề xuất, đề nghị các trường không nên đổi cấu trúc để việc truyền trao kiến thức cho có trình tự, thứ lớp.

- Hiện nay, một số sách đã ra đời cung ứng cho chương trình: Phật học căn bản (do TT. Thích Viên Trí chủ biên), Kinh Tứ Thập Nhị Chương (do TT. Thích Viên Giác biên soạn).

- Triển khai một số điều trong Nội quy BGDTNTW gồm 8 chương và 46 điều. Vì thời gian giới hạn, nên Thượng tọa chỉ triển khai một số điểm trọng yếu như: Điều 23, 24 và 25 của Nội quy. Thượng tọa cũng tùy theo thời lượng và tình hình thực tế của mỗi trường mà nhấn mạnh điểm này hay điểm khác của Nội quy để khẳng định Nội quy được hình thành dựa trên tính lý luận và thực tiễn của các trường.

Phần quà tặng của BGDTNTW tặng cho 15 đơn vị là một tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông cao 25 cm (lấy nguyên mẫu từ tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông trên núi Yên Tử) và 10 triệu đồng do anh Thanh (Phó Giám đốc Tùng Lâm Yên Tử) cúng dường. Đồng thời, Ban GDTNTW tặng bộ Phật Quang Đại Từ điển (8 quyển) và lịch năm mới Bính Thân – 2016.

Sau đây là lịch thăm và làm việc các cơ sở:

Học viện PGVN tại TP. HCM

Sáng ngày 4/01/2016, lúc 8 giờ, BGDTNTW đến thăm và làm việc với chư Tôn đức lãnh đạo Học viện PGVN tại TP. Hồ Chí Minh (750 Nguyễn Kiệm, P. 4, Q. Phú Nhuận, TP. HCM).  

Đại diện HVPGVN tại TP.HCM đón đoàn và làm việc có: TT.TS. Thích Tâm Đức, UV HĐTS, Phó Viện trưởng; TT.TS. Thích Viên Trí, UV HĐTS, Phó Viện trưởng, Phó Trưởng ban kiêm Trưởng Phân ban Trung cấp; TT.TS. Thích Nhật Từ, UV HĐTS, Phó Viện trưởng, Phó Trưởng ban kiêm Trưởng Phân ban Đại học và Cao đẳng; TT.TS.Thích Phước Đạt và ĐĐ.TS. Thích Giác Hoàng tiếp đoàn trong niềm hoan hỷ, thân mật.

TT. Thích Viên Trí báo cáo về số lượng Tăng Ni sinh hiện nay của khóa X và XI hệ chính quy và đào tạo từ xa: khoảng 2.000 TNS. Đồng thời Thượng tọa cũng trình bày về quy trình đào tạo và quản lý Tăng Ni sinh tại Học viện.

TT. Thích Tâm Đức báo cáo Cao học: Số lượng đã tốt nghiệp, quy trình đào tạo và quy trình xét đề cương và luận văn tốt nghiệp.

Các Thượng tọa cùng nhau thảo luận các vấn đề liên quan đến chương trình giảng dạy và giáo trình các cấp, thời lượng học của mỗi cấp.

TT. Thích Nguyên Thành cũng chia sẻ một vài điểm liên hệ đến Học viện tại Huế: tiến độ xây dựng Học viện, đưa môn "Phật giáo xứ Huế" và "Nghi lễ Phật giáo tại Huế" vào chương trình học của Học viện tại Huế.

Quý chư Tôn đức thống nhất vào khoảng tháng 3 sẽ có buổi tọa đàm. Cuối năm 2016 sẽ tổ chức Hội thảo Ban Giáo dục TNTW. Địa điểm dự kiến sẽ tổ chức: Sóc Sơn hoặc Núi Yên Tử. Đơn vị đăng cai: HV PGVN tại Hà Nội (Thượng tọa Thích Thanh Quyết chịu trách nhiệm chính).

Học viện PGVN tại TP.HCM

HVPGVN 1 Copy

HVPGVN 2 Copy

HVPGVN 3 Copy

HVPGVN 4 Copy

Trường Cao - Trung Phật học TP. HCM

Buổi chiều cùng ngày, đoàn thăm và làm việc tại cơ sở Trường Cao-Trung Phật học TP. Hồ Chí Minh (Chùa Thiên Minh, Đỗ Xuân Hợp, Phước Bình, Q. 9, TP. HCM). 

Tiếp đoàn có HT. Thích Thiện Pháp (Phó Chủ tịch Thường trực HĐTS GHPGVN, Trưởng ban Tăng sự Trung ương, Phó Hiệu trưởng Trường Cao – Trung Phật học); HT. Thích Thiện Tâm (Phó Chủ tịch HĐTS GHPGVN, Cố vấn Ban GDTNTW, Phó Hiệu trưởng trường Cao-Trung Phật học); TT. Thích Giác Trí (Phó Hiệu trưởng trường); TT. Thích Minh Thành (Chánh Văn phòng) và một vài thầy và sư cô khác đồng đón tiếp.

Trong phiên làm việc, đoàn được nghe thầy Chánh Văn phòng báo cáo khá chi tiết về tình hình của trường. Qua buổi làm việc, TT. Thích Phước Đạt đại diện đoàn đã trình bày về chương trình cải cách Giáo dục hệ Trung cấp Phật học 4 năm thành 3 năm, phương thức biên soạn sách giáo khoa Trung cấp Phật học, cũng như phổ biến Nội quy BGDTNTW nhiệm kỳ VII (2012 – 2017).

TT. Thích Thanh Quyết thay mặt đoàn đã tán thán sự đóng góp to lớn của chư Tôn đức trong trường đã tích cực giảng dạy trong những năm qua. BGDTNTW chỉ là ban nối kết các Ban Giáo dục (BGD) của tỉnh/ thành và đó cũng là lực lượng chính yếu góp phần làm cho BGDTNTW hoạt động tốt đẹp. Đồng thời Thượng tọa cũng đưa ra ý kiến khoảng tháng 3 âm lịch năm Bính Thân, BGDTNTW sẽ có tọa đàm khoa học và dự kiến tháng 11 năm 2016 sẽ hội thảo mang tính quy mô toàn quốc. Buổi làm việc kết thúc trong sự hoan hỷ.Phần cuối cùng là đi thăm 4 lớp Ni (buổi chiều): 2 lớp Cao đẳng và 2 lớp Trung cấp. Đây là khóa có số lượng Tăng Ni đông nhất trong các khóa qua. Chính vì vậy, phòng đọc sách và phòng tiếp khách cũng được sử dụng đưa vào phục vụ việc giảng dạy. TT. Thích Minh Thành chia sẻ, nếu được thì xin mở gối đầu,  theo đó số lượng chiêu sinh mỗi năm có thể giảm lại để đáp ứng nhu cầu học tập và đáp ứng Học viện PGVN tại TP. HCM khi dự kiến mỗi năm tuyển sinh một lần.

Trường Cao-Trung Phật học TP.HCM

CaoTrungHCM 1 Copy

CaoTrungHCM 5 Copy

CaoTrungHCM 9 Copy

 

Trường TCPH tỉnh Long An

Sáng ngày 05/01/2016, đoàn làm việc tại chùa Thiên Khánh (số 5, Khu phố Bình Cư 2, phường 4, Thành phố Tân An, tỉnh Long An). Đón đoàn có chư Tôn Hòa thượng Chứng minh BTS GHPGVN tỉnh, TT. Thích Minh Thọ (UV HĐTS, Phó Thường trực BTS GHPGVN tỉnh Long An, Phó Hiệu trưởng), ĐĐ. Thích Lệ Trí (Phó Hiệu trưởng kiêm Chánh Thư ký) và một số chư Tôn đức Giáo thọ của trường.

Đặc điểm: Khóa thứ VI hiện nay, Tăng sinh đông hơn gấp đôi chư Ni. Tăng và Ni học riêng và hầu như đều ở nội trú, chỉ có một số trường hợp ngoại lệ, vì thầy Bổn sư có quá ít đệ tử nên buộc Tăng Ni phải ở lại tại chùa để công quả.

Nhìn chung, Trường Trung cấp Phật học tỉnh Long An tuy là một cơ sở không được khang trang về cơ sở vật chất, nằm trong một khu vực nông thôn, nhưng với những vị thầy tâm huyết bảo bọc, giáo dưỡng, nên việc đào tạo trông rất nề nếp và rất khả quan.

CaoTrungHCM 10 Copy

CaoTrungHCM 11 Copy

LongAn 1 Copy

LongAn 2 Copy

 

Trường TCPH tỉnh Tiền Giang

Buổi trưa, đoàn thọ trai tại chùa Vĩnh Tràng do HT. Trưởng ban Trị sự GHPGVN tỉnh đón tiếp trong niềm hoan hỷ. Lúc 2 giờ ngày 05/01/2016, đoàn làm việc với chư Tôn đức trong Ban Giám hiệu trường tại chùa Phật Ân (số 5, Ngô Quyền, Mỹ Tho, Tiền Giang).

Đón đoàn gồm:

- HT. Thích Huệ Minh: Ủy viên HĐTS, Trưởng BTS, Hiệu trưởng trường Trung cấp.

- HT. Thích Hoằng Đức: Phó BTS, Hiệu phó trường.

- TT. Thích Giác Nhân: Ủy viên           HĐTS, Phó BTS, kiêm Hiệu phó tổng hợp.

Một số vị trong Ban Giám hiệu và Ban Giảng huấn của trường đồng đón tiếp. Ngoài ra, còn có đại diện Ban Tôn giáo tỉnh và một vài cơ quan đến dự và cùng làm việc với chúng tôi.

Bản báo cáo được Ban Thư ký chuẩn bị khá chi tiết về hoạt động của trường. Rất tiếc Ban Giáo dục Tăng Ni Trung ương chưa có trang web riêng để đăng tải tất cả thông tin của các bản báo cáo của các trường để chia sẻ đến chư Tôn đức quan tâm đến giáo dục. 

Phát biểu đúc kết của TT. Thích Thanh Quyết: Thay mặt chư Tôn đức Giáo phẩm BGDTNTW có lời tán thán, vì đây là một trong những cơ sở giáo dục có số lượng Tăng Ni sinh khá đông thuộccác trường miền Tây Nam Bộ. Thượng tọa còn đề nghị Ban Trị sự tỉnh nên mạnh dạn đề xuất với Ban Tôn giáo tỉnh và các cơ quan ban ngành xin một khoảnh đất khoảng 3-5 hec-ta ngoại ô thành phố để trong tương lai mở một trường Phật học nội trú cho Tăng Ni sinh.

TienGiang 1 Copy

TienGiang 2 Copy

TienGiang 3 Copy

 

Trường Trung cấp Phật học tỉnh Bến Tre

Sáng ngày 06/01/2015, đoàn thăm và làm việc BGD tỉnh tại Văn phòng BTS GHPG tỉnh Bến Tre.

Ban Trị sự cùng làm việc với đoàn gồm:

- HT. Thích Nhật Tấn, UV HĐTS, Trưởng ban Trị sự kiêm Hiệu trưởng.

- HT. Thích Lệ Linh,UV HĐTS, Phó ban Trị sự kiêm Hiệu phó.

- HT. Thích Huệ Ngộ, Trưởng ban Giáo dục TN tỉnh.

- HT. Thích Lệ Đức, Trưởng ban Hoằng pháp tỉnh.

- TT. Thích Thiện Chiêu, Chánh Thư ký Ban Trị sự GHPGVN tỉnh.

Và một số vị khác trong BTS GHPG tỉnh.

Cơ cấu của Trường: 1 Hiệu trưởng và 4 Hiệu phó.

Đề nghị của BGD tỉnh gồm 6 điểm:

(1) Bồi dưỡng “Nghiệp vụ sư phạm” cho các vị Giáo thọ.

(2) Môn Nghiệp vụ hành chánh Giáo hội nên được đưa vào giảng dạy chính thức cho TNS.

(3) Cần tổ chức hội thảo về ngành Giáo dục để tìm ra những giải pháp thích hợp trong bối cảnh xã hội hiện đại.

(4) Môn “Tâm lý giáo dục” nên đưa vào trong chương trình Trung cấp Phật học.

(5) Sách giáo khoa cần phải phù hợp với giáo điển của Phật pháp và hình thức của Bộ Giáo dục – Đào tạo.

(6) Hằng năm BGDTNTW nên thăm các cơ sở Trung cấp.

HT. Trưởng ban Trị sự kiêm Hiệu trưởng phát biểu:

- Cảm ơn chư Tôn đức BGDTNTW thăm và định hướng cho việc đào tạo TNS.

- Trần tình về lý do tại sao tỉnh Bến Tre tuy số lượng Tăng Ni sinh không đông, nhưng vẫn phải mở trường.

- Một vị đại diện lãnh đạo trường phát biểu: BGDTNTW cần phải quan tâm và sâu sát hơn nữa, vì ngành giáo dục là một trong những ngành quan trọng bậc nhất đào tạo con người cho giáo hội, nhưng còn nhiều bất cập. Ví dụ cuốn Phật pháp Căn bản vừa mới xuất bản, là giáo trình cho tất cả các trường Trung cấp Phật học, nhưng quá chi tiết và quá nhiều thông tin cho một buổi học 2 tiết, nên chăng đó chỉ là cuốn sách tham khảo để hỗ trợ cho giáo trình.

Hiện nay Trường và trụ sở của Ban Trị sự tỉnh đang được trùng tu, cư sĩ Kiên và Yến phát tâm cúng dường 50.000.000đ (năm chục triệu đồng).

 BenTre 1 Copy

BenTre 2 Copy

BenTre 3 Copy

BenTre 4 Copy

Trường Phật học tỉnh Trà Vinh (Lưỡng Xuyên)

Đoàn đến Trường vào giờ trưa. Thật bất ngờ và xót lòng khi thấy hàng trăm Tăng Ni sinh đứng dưới nắng để đón đoàn. Y phục và nếp sống của chư Tôn đức Giáo phẩm tại trường trông đơn sơ và giản dị, phảng phất hình ảnh của các bậc Tôn túc một thời của Phật học Lưỡng Xuyên nổi tiếng trong giai đoạn chấn hưng Phật giáo.

Buổi chiều, 2 giờ bắt đầu làm việc.

Ban Trị sự và Ban Giám hiệu gồm có:

- HT. Thạch Sok Xane: Phó Chủ tịch HĐTS, Trưởng BTS GHPG tỉnh Trà Vinh.

- HT. Thích Phước Minh: Trưởng ban Tăng sự tỉnh kiêm Hiệu trưởng.

- Một số chư Tôn đức trong BTS và BGH tỉnh.

Trường kiến nghị 6 điểm:

(1) Nên có một bộ giáo khoa để nhất quán và đồng bộ giữa các trường Phật học.

(2) Giáo trình, giáo án và phương pháp giảng dạy có nên được đồng bộ hay để tự thân của mỗi giáo thọ giảng viên biên soạn và giảng dạy?

(3) Cần được hỗ trợ giáo khoa, vì hiện tại trường phần lớn chỉ photocopy.

(4) BGDTNTW nên tổ chức liên kết giao lưu học hỏi giữa các trường.

(5) Tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn về hành chánh văn phòng trường và hành chánh giáo hội.

(6) Đề nghị tách cơ sở giáo dục ra khỏi chùa tỉnh hội, vì sự bất cập trong các lễ hội và tổ chức hành chánh của Giáo hội.

Phát biểu đúc kết của TT. Thích Thanh Quyết:

- Những nội dung kiến nghị của chư Tôn đức tại trường hầu hết cũng giống như các lời đề nghị của chư Tôn đức trong BTS các tỉnh thành khác. Do đó, chư Tôn đức trong Ban GDTNTW sẽ từng bước nghiên cứu và điều chỉnh, đáp ứng nguyện vọng của TNS.

- Về sách giáo khoa: Chư Tôn đức tiền bối đã viết như bộ Phật học Phổ thông do HT. Thích Thiện Hoa biên soạn là tài liệu căn bản, rất tốt cho việc phục vụ giảng dạy. Do đó, những tài liệu nào đã được chư Tôn đức biên soạn tốt thì tiếp tục sử dụng trong thời gian BGDTNTW nỗ lực biên soạn hoàn chỉnh bộ sách giáo khoa này.

- Vì hoàn cảnh kinh tế tại khu vực địa phương còn hạn chế, nên TT. Thích Thanh Quyết phát tâm ủng hộ một ít tịnh tài để lo cho trường. Nếu trường tổ chức cho TNS đi thăm chốn tổ Trúc Lâm Yên Tử thì báo cho Thượng tọa được biết và các Phật tử ở nơi chốn Tổ sẽ lo tất.

TraVinh 1 Copy

TraVinh 2 Copy

TraVinh 3 Copy

TraVinh 4 Copy

TraVinh 5 Copy

TraVinh 6 Copy

 

Trường TCPH tỉnh Sóc Trăng

Địa điểm: Chùa Thông Sơn, TP. Sóc Trăng. Thời gian làm việc từ 7g30 đến 10g00.

Chư Tôn đức trong BTS và BGH trường:

- HT. Thích Thiện Sanh – UV Thường trực HĐTS, Phó ban Thường trực BTS, Hiệu trưởng trường Trung cấp.

- HT. Thích Thiện Thành –Hiệu phó, Trưởng ban Văn hóa tỉnh.

- HT. Thích Minh Hồng, Trưởng ban Kiểm soát, Trưởng ban Bảo trợ trường;

- TT. Thích Minh Hạnh, UV HĐTS, Phó ban kiêm Chánh Thư ký BTS GHPGVN tỉnh, Trưởng ban GDTN tỉnh;

- TT. Thích Nhật Quang, Phó ban Giáo dục tỉnh, Hiệu phó Học vụ, đồng thời cũng là giảng viên của 3 trường: Sóc Trăng, Cần Thơ và Bạc Liêu.

Và nhiều chư Tôn đức trong Ban Trị sự tỉnh đồng tham dự. 

Tăng Ni sinh: 45 vị (đều đeo thẻ sinh viên của trường).

Phát biểu chào mừng của HT. Hiệu trưởng đại diện BTS tỉnh và Ban Giám hiệu: 

- Trường đã thành lập được 22 năm.

- Giáo dục đúng nghĩa là hướng dẫn và quy hướng con người đến Chân-Thiện-Mỹ. Tăng Ni PG cũng cần được giáo dục để trở thành người mô phạm, đầy đủ đức tài, có đủ Giới Định Tuệ. Như một danh hào đã từng nói: Kết quả không thể nhìn trong một vài ngày hoặc  một vài năm mà phải được nhìn nhận trong khoảng thời gian 20 năm. Trí thức là nền tảng để phát huy trí tuệ. Thay mặt BTS và BGD tỉnh cảm ơn chư Tôn đức đã đến thăm và định hướng nền giáo dục Phật giáo tỉnh nhà.

Tóm tắt báo cáo của Ban Giáo dục tỉnh:

- 1993 – 2015 đã trải qua 5 khóa và đang tổ chức khóa học thứ VI.

- Đội ngũ giảng viên được cung thỉnh từ tỉnh nhà và từ các tỉnh lân cận (ĐĐ.TS. Thích Trung San, ĐĐ.TS. Thích Thiện Nghiêm), rất hùng hậu.

- Năm khóa đã tốt nghiệp, số lượng mỗi khóa có nhiều ít khác nhau, nhưng số lượng căn bản có thể tổ chức được một lớp (40 vị trở lên).

- Tăng Ni sinh các khóa được nội trú trong các chùa.

- Dự kiến đề nghị UBND tỉnh hỗ trợ cấp đất và vận động các nhà hảo tâm để xây dựng một cơ sở giáo dục độc lập.

- Có 3 kiến nghị:

 (1) Hỗ trợ giảng viên chuyên môn giảng dạy: Đại cương Văn học PGVN, Văn học PGVN, Đại cương văn điển PG.

 (2) Hỗ trợ kinh tài để xây dựng khu nội trú cho Tăng Ni sinh.

 (3) Phân cấp hệ thống giáo dục: Cao đẳng, Trung cấp và Sơ cấp.

Phát biểu đóng góp:

- TT. Trưởng ban GDTN tỉnh: BGDTNTW đã có kế hoạch thống nhất chương trình đào tạo, sách giáo khoa, v.v...  là một điều rất đáng mừng. Trong suốt 22 năm qua, Trường chỉ đào tạo PG Bắc tông, vì các sư Nam tông tự tổ chức học Lớp Sơ cấp Pali và sau đó sẽ qua Học viện PG Cần Thơ dành cho các sư Nam tông. Do đó, Phật giáo Nam tông cũng nên quan tâm về việc đào tạo chung cho cả TN PG Bắc tông và Nam tông, đặc biệt là khóa VII sắp tới.

-  TT. Thích Nhật Quang, Phó Trưởng ban Giáo dục tỉnh, Hiệu phó Học vụ, đồng thời cũng là giảng viên của 3 trường: Sóc Trăng, Cần Thơ và Bạc Liêu phát biểu: 1) Về tổ chức, chúng ta nên đi theo mô hình Giáo dục của HT. Thích Quang Đạo ở trường Phật học Đồng Nai; 2) Số lượng TNS tốt nghiệp ra trường tại Học viện, có những vị rất tích cực trong công tác giảng dạy và thực hiện các công tác Phật sự tại tỉnh và một số vị không có năng lực; 3) Nếu có điều kiện, chúng ta nên mở khóa Sư phạm Giáo dục PG, Bồi dưỡng Truyền thông Thông tin, Y phương minh hoặc Thiền học.

- SC.TS. Hiệp Liên – Phó BGD tỉnh, giáo thọ của trường: Bộ sách giáo khoa Anh văn Phật pháp nên sớm hoàn thiện, vì đó là môn nền tảng để thi đầu vào Học viện PGVN tại TP. HCM. BGDTNTW nên tổ chức cho các trường có sự giao lưu các Ban giám hiệu và TNS để TNS không bỡ ngỡ đối với việc thi cử đầu vào các Học viện.

- TT.ThS. Trần Văn Tha: Truyền thống Giáo dục PG Khmer là giáo dục truyền thống cổ truyền: Thầy truyền trò, huynh dạy đệ. Các sư Nam tông vẫn chưa thống nhất giáo trình từ phía các sư. Đội ngũ giảng viên cũng chưa có chuyên môn, vì chưa được học môn sư phạm học. Các vị giảng viên hầu hết tốt nghiệp Trung cấp, chưa có học vị Cử nhân. Hằng năm, Hội Đoàn kết Sư sãi Yêu nước kết hợp với Sở Giáo dục tỉnh tổ chức thi tốt nghiệp Sơ cấp Pali. Hiện nay PG Nam tông Khmer có thêm Trường Bổ túc Trung cấp Pali Nam Bộ (chuyên dạy Pali) nhằm nâng cao trình độ cho các vị sư Khmer. Đảng, Chính quyền các cấp và GHPGVN đã quan tâm đến PG Khmer, nên đã tạo điều kiện một Học viện ở Ô Môn - Cần Thơ. Hội Đoàn kết Sư sãi chỉ là những vị sư ở các tỉnh, rất khó tập hợp nhân sự, nên khó thực hiện được tất cả Phật sự. Nếu BGD tỉnh muốn các sư học chung trường TCPH phải có môn tương ứng để các sư học. Hiện nay, các sư Nam tông đang mở lớp Sơ cấp Pali và Vinaya.

TT. TS. Thích Nguyên Thành đại diện đoàn phát biểu:- Trải qua 22 năm, BTS Phật giáo tỉnh đã mở được 5 khóa, là một thành quả vô cùng lớn lao đáng được khích lệ, tán dương. Hệ thống quản lý của Giáo hội gồm có 13 ban viện trung ương, mà  BGDTNTW là một trong 13 ban mũi nhọn của Giáo hội để đào tạo Tăng tài.

- Quy Sơn Cảnh Sách có dạy: “Phù xuất gia giả, phát túc siêu phương, tâm hình dị tục, thiệu long thánh chủng, chấn nhiếp ma quân, dụng báo tứ ân, bạt tế tam hữu, nhược bất như thử, lạm xí Tăng luân, ngôn hạnh hoang sơ, hư triêm tín thí”. Do đó, chúng ta phải nỗ lực học tu để khỏi phụ lòng các bậc Tôn túc giáo thọ, Bổn sư và đàn na tín chủ. Chúng ta phải cần học và tu. Học mà không tu là què, tu mà không học là mù.

- Trước thềm năm mới, cầu Phật gia hộ cho tất cả quý vị thân tâm thường lạc, lợi lạc quần sanh.

Phát biểu đúc kết:

- Cảm ơn chư Tôn đức đã đón tiếp một cách nồng hậu và trang trọng.

- Về giáo khoa, giáo trình, giáo án chung cho các trường Trung cấp Phật giáo Bắc tông như lời TT. Thích Phước Đạt nói, có 25% các môn học được phép linh động. Còn ở tại đây, có thể là tới 30%. Năm 1981, Hà Nội mở lớp Cao cấp Phật học, khai giảng K. I và cho đến nay, các cơ sở giáo dục trong cả nước phát triển rực rỡ. Ban GDTNTW chỉ nhận một phần công lao rất nhỏ là có đưa ra một số chủ trương, giáo trình, còn phần lớn là công đức của BTS các tỉnh/thành. Năm 2003, Thượng tọa Thanh Quyết mới về nước và được Hòa thượng Thanh Tứ giao cho việc xin đất để xây dựng Học viện Sóc Sơn – Hà Nội. Cuối năm 2003 Thượng tọa mới bổ nhiệm vào Ban Giáo dục Tăng Ni Trung ương. Năm 2010, TT.Thanh Quyết được đi tháp tùng với HT. Giác Toàn để thăm các trường Trung cấp Phật học Nam Bộ, và lúc bấy giờ còn hiểu rất ít Phật giáo Tây Nam Bộ. Ngang qua các cuộc gặp gỡ khi các ngài ra Bắc tham gia lễ hội Phật Hoàng Trần Nhân Tông, Thượng tọa cảm thấy rất quý mến các Ngài xuất thân từ các trường Trung cấp miền Tây Nam Bộ.

- Dự kiến tháng 3 năm 2016 sẽ có cuộc tọa đàm và tháng 11 năm 2016 sẽ có cuộc Hội thảo BGDTNTW của cả nước. Về sách giáo khoa, mặc dù đã xuất bản 2 cuốn rồi, nhưng vẫn còn nhiều bất cập trong hai ấn phẩm đó. Trong Giáo hội, có 13 ban viện, ban viện nào cũng quan trọng, nhưng theo Thượng tọa Thích Thanh Quyết, BGDTN là ban quan trọng bậc nhất. Các ban có thể chậm trễ một ngày thì không sao, nhưng nếu Ban Giáo dục chậm trễ một ngày thì sẽ có nhiều vấn đề phát sinh. Cho nên BGDTNTW phải có trách nhiệm hàng giờ. Hiện nay, Thượng tọa làm Trưởng ban Trị sự 3 tỉnh. Ví dụ tỉnh Hà Nam có trên 700 ngôi chùa, tỉnh Quảng Ninh cũng có số chùa tương tự. Mỗi năm có thể họp 2- 4 lần là được, còn Học viện PGVN tại Hà Nội phải mỗi tuần họp một lần.

- Đối với các vị có soạn giáo án, giáo trình để dạy: BGDTNTW xin tham khảo để bổ túc.

- Tâm sự với hai ông cư sĩ: Cư sĩ Kiên đã cúng dường hàng trăm tượng bằng đồng, nhưng việc đó không bao giờ làm hết. Còn việc việc cúng dường Tăng Ni là quan trọng hơn hết. Hiện nay, Ban Trị sự dự tính xin đất để xây dựng trường, nên các cư sĩ nên chung tay lo các Phật sự, đặc biệt là công tác xây dựng trường.

HT. Hiệu trưởng phát biểu cảm tạ:

- Qua hơn 2 tiếng đồng hồ, chư Tôn đức trong BGDTNTW thăm và làm việc và có những lời sách tấn đạo tình của chư Tôn đức. Các vị trong BGDTN tỉnh sẽ cố gắng thực hiện lời chỉ đạo của chư Tôn đức. Kính chúc chư Tôn đức dồi dào sức khỏe và thành tựu các Phật sự.

SocTrang 1 Copy

SocTrang 7 Copy

Trường Cao-Trung Phật học tỉnh Bạc Liêu

Địa điểm: Quan Âm Phật đài, phường Nhà Mát, TP. Bạc Liêu. Thời gian: 13.30 đến 16.00. Đây cũng là trụ sở của BTS GHPG tỉnh.

Tiếp đoàn gồm có:

TT. Thích Minh Lành – UV HĐTS, Trưởng ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu.

TT. Thích Quảng Thới – UV HĐTS, Phó ban Trị sự kiêm Trưởng ban Hướng dẫn Phật tử.

ĐĐ.TS. Thích Phước Chí – Phó BTS, Trưởng ban Giáo dục kiêm Hiệu trưởng trường Trung cấp.

ĐĐ. Thích  Giác Tiếp – UV BTS, Trưởng ban Kiểm soát BTS tỉnh.

ĐĐ.TS. Thích Nguyên Sĩ – Giáo thọ sư tại trường.

SC. TN. Nghiêm Thành[1] – Phó Hiệu trưởng Trường Trung cấp Phật học.  

Phát biểu chào mừng của TT. Trưởng BTS

Cảm ơn chư Tôn đức đã thăm và làm việc. Mong rằng BGDTNTW quan tâm nhiều hơn nữa và tạo điều kiện cho Lớp Cao đẳng có văn bản pháp lý hoạt động.

Báo cáo tình hình của Trường: 

TT. Thích Phước Chí:

- Hiện nay GHPG tỉnh Bạc Liêu có Trường Cao đẳng và Trung cấp. Trong khi đó, Nam tông Khmer có Lớp Vin mở dạy Pali và Luật tại một số địa điểm thuộc  chùa Phật giáo Nam tông.

- Tăng Ni sinh tốt nghiệp Trung cấp nhưng số lượng đậu vào Học viện TP. HCM thì rất khiêm tốn.

- Trường đã chính thức gia nhập vào hiệp hội các trường Cao đẳng Phật giáo thế giới tại Thái Lan.

- Trường có lớp Luật học cho Ni giới.

- Một số TNS vừa học Trung cấp vừa học bổ túc, nên việc kiểm soát đạo hạnh của chư Tăng Ni trẻ khi đi học rất là khó.

- Nguyện vọng: Giáo hội tạo điều kiện thành lập trường Cao đẳng Đồng bằng sông Cửu Long.

Phát biểu đóng góp ý kiến của chư Tôn đức trong BTS và BGH

Cư sĩ Quảng Thiệt – Trưởng ban Văn hóa tỉnh: Tỉnh Bạc Liêu có truyền thống giáo dục từ đầu thế kỷ XX. Năm 1926 tại tỉnh Bạc Liêu có trường gia giáo Phật giáo. HT. Nhật Minh[2] đã từng học trong trường này. Năm 1959 lại có trường gia giáo Ni. Năm 1965 (cư sĩ Quảng Thiệt là Chánh Văn phòng) lại mở được gia giáo Ni, được xem là trường đào tạo Ni giới đầu tiên của cả nước. Năm1967, Bạc Liêu mở trường Bồ Đề. Hiện nay, cư sĩ Quảng Thiệt cũng là một thành viên sáng lập trường Cao Trung Phật học. Mong ước của cư sĩ cũng giống như ĐĐ.TS. Thích Phước Chí là BGDTNTW chính thức công nhận trường Cao đẳng Phật học Bạc Liêu là trường Cao đẳng khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Thành kính chúc BGDTNTW được nhiều sức khỏe và thành tựu mọi Phật sự.

ĐĐ. Thích Phước Chí: Lớp Cao đẳng đã trải qua 3 khóa và hiện nay đang có 54 Tăng Ni sinh đang học lớp Cao đẳng, mong chư Tôn đức tạo điều kiện giúp đỡ về pháp lý.

ĐĐ. Thích Giác Hoàng: - Hiện nay, chư Tôn đức Ban GDTNTW đang nỗ lực hợp thức hóa thủ tục giấy tờ về Lớp Cao đẳng. Đến khi thủ tục pháp lý xong, Học viện rất mong muốn thực hiện chương trình liên thông Cao đẳng và Đại học như đã bàn trong nhiều năm qua mà chưa đủ duyên thực hiện.

- Việc thi vào Học viện PGVN tại TP. HCM không phải là điều quá khó. Các TNS chỉ cần đầu tư kiến thức vào 3 môn: Phật học cơ bản (Tứ đế, Bát chánh đạo, Thập nhị nhân duyên, ngũ uẩn, Thất Bồ-đề phần), Văn học Việt Nam (12/12), Sinh ngữ hoặc cổ ngữ. Sinh ngữ Anh thì trình độ 12/12 và một số thuật ngữ Phật pháp, cổ ngữ thì Hán cổ hoặc Pali. Một số trường có số lượng thi tuyển hầu như 100%.

ĐĐ. Thích Nguyên Sĩ: Chương trình Cao đẳng lúc trước 3 năm, giờ đổi thành 2 năm thì quá ngắn. Sợ e là thời lượng học không đủ để trang bị kiến thức cho Tăng Ni sinh. 

TT. Thích Minh Lành: Yêu cầu BGDTNTW có giáo án đồng bộ từ Sơ cấp, Trung cấp đến Học viện để việc thi tuyển vào Học viện có kết quả hơn. Đề thi tuyển vào Học viện nên tương thích với trình độ TNS. Hoặc là khi thi đầu vào Học viện, TNS lớp Cao đẳng nên được cộng thêm điểm.

SC. Thích Nghiêm Thành: Hệ Cao đẳng 3 năm rút gọn lại 2 năm thì quá ngắn, không đủ thời lượng để giảng dạy các kinh luật luận.

Cư sĩ Quảng Thiệt: Trước năm 1975, cấp bậc Cao đẳng là hết. Chương trình học Phật học của chúng ta hiện nay đang rút ngắn dần. Việc học của Học viện dường như nặng về từ chương, học thuyết, thiếu tính ứng dụng vào trong thực tế. 

TT. Thích Nguyên Thành:

- Số tiết và khung đào tạo do BGDTNTW chủ trương tương thích với các trường Trung cấp Phật học trong nước và cả nước ngoài.

- Dù là cơ sở pháp lý Cao–Trung của Trường chưa được công nhận, nhưng tại trường cũng đã đào tạo được 4 khóa.

- Phật giáo Bạc Liêu có truyền thống từ giai đoạn chấn hưng (1930) đến nay nên cố gắng phát huy những truyền thống tốt đẹp lâu đời đó.

Phát biểu đúc kết của TT. Trưởng đoàn:

Mục đích của đoàn là để lắng nghe, rút kinh nghiệm cho các năm sau. Mỗi lần khai mạc và bế mạc quốc hội, chúng tôi đều đi tiếp xúc cử tri. Những lời phát biểu của cử tri rất ư là chi tiết và hữu ích. Thượng tọa có một vài ý kiến như sau:

- Thời gian của các cấp: Mỗi nơi có ý kiến khác biệt. Ngành giáo dục hôm nay được thành tựu là nhờ sự đóng góp của tất cả các Trường. Điều quan trọng là việc biên soạn sách giáo khoa cho chỉnh chu. Còn việc rút lại thời gian là nhằm tạo điều kiện cho TNS được học các cấp để trang bị cho TNS có đủ thời gian học hết các cấp. Việc biên soạn giáo tài cho Trung cấp Phật học cũng đang diễn ra tốt đẹp. Các vị đang dạy với những giáo trình của các bậc tiền bối cũng là điều tốt đẹp. Vào tháng 3 năm 2016, BGDTNTW sẽ có tọa đàm và tháng 11 năm 2016 sẽ có cuộc hội thảo toàn quốc. Nội dung cũng chủ yếu xoay quanh các vấn đề chúng ta vừa trao đổi: cách soạn giáo trình, phương pháp giảng dạy, cách quản lý TNS,... Chúng ta chỉ cần xin Hòa thượng Trưởng ban là xong. Năm 2013, chúng ta hội thảo với chủ đề: “Giáo dục PGVN: Định hướng và phát triển”. Nhưng định hướng và phát triển cụ thể như thế nào thì cần phải bàn thảo kỹ hơn. Cuộc hội thảo 2013 là cuộc hội thảo được các nhà học giả đánh giá là hội thảo tốt nhất trong các cuộc hội thảo của Giáo hội. Năm nay, Ban GDTNTW sẽ hội thảo về hướng phát triển của ngành giáo dục.

- Vừa rồi, Bộ Giáo dục & Đào tạo đưa ra chương trình cải cách giáo dục, tốn khoảng 37.000 (ba mươi bảy ngàn) tỷ đồng cho sách giáo khoa từ lớp 1 đến 12. Với cả một bộ máy giáo dục lớn và đội ngũ giảng viên đồ sộ cả nước như vậy, mà còn gặp nhiều khó khăn trong việc cải cách sách giáo khoa. Quý giáo thọ trong quá trình giảng dạy thấy có những vấn đề trong giáo tài thì nên báo cáo về BGDTNTW để điều chỉnh ngay. Các vị có giáo án, giáo tài nên gởi về BGDTNTW thẩm tra và cũng sẽ để tên của các soạn giả.

- Vấn đề Cao đẳng: BGDTNTW sẽ nghiên cứu tiếp các thủ tục để cùng tháo gỡ. Nếu bị kẹt ở đâu thì chúng tôi sẽ tháo gỡ ở đó.

- Mục đích của chúng ta là học để trở thành hành giả, không phải trở thành học giả. Cơ sở giáo dục tại tỉnh Bạc Liêu là cơ sở tốt so với các cơ sở khác của cả nước. Chỉ trong vòng 6 năm mà có được cơ sở như thế này thì quả thật là một sự nỗ lực lớn của BTS, đặc biệt là Thượng tọa Trưởng ban đã đầu tư như thế này. Tại TP. Hải Phòng, Nhà nước và Giáo hội cấp giấy mở trường Cao – Trung nhưng không mở nổi, vì không có trường, không có giảng viên, không có TNS, chưa có giáo án, giáo tài, v.v...

- Hệ thống giáo dục PG trong cả nước bừng bừng phát triển, đó là một dấu hiệu đáng mừng. Còn việc thi vào Học viện PGVN, chúng ta nên nghiên cứu kỹ về chương trình thi của Học viện thì chúng ta đầu tư các môn chủ đạo, chắc chắn việc thi sẽ có kết quả.

- Hiện nay trong Luật của Nhà nước (Bộ Tư pháp) có ghi: Hệ thống GDPG không nằm trong hệ thống quốc dân. Đó là một chỗ kẹt của chúng ta. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng có nói: Luật đã như thế thì không thể làm khác được. Chúng ta tự tổ chức Đào tạo thí điểm Cao học (sau Đại học). Đó là cũng là lý do tại sao hiện nay HVPGVN tại TP. HCM tổ chức được Cao học.

- GHPGVN có được ổn định và phát triển hay không là do nền giáo dục PGVN. Giáo hội đào tạo lớp chức sắc trẻ không những để giữ đạo, mà còn giữ dân và giữ cả nước nữa.

- Chúng tôi cũng đã từng được tiếp xúc cụ Đặng Thai Mai, Đào Duy Anh, Cao Xuân Huy... là những bậc thầy của hai chế độ: Phong kiến và Chủ nghĩa Xã hội. Khi cụ Cao Xuân Huy làm bộ trưởng bộ Giáo dục, cụ viết câu đối:

Giấy trắng, phấn trắng, bàn tay trắng;

Mực đen, bảng đen, cuộc đời đen.

Đọc lại câu đối đó chúng ta không khỏi xót xa cho cuộc đời của cụ.

Hôm nay, chúng tôi đến đây thăm và chia sẻ kinh nghiệm Giáo dục. Tôi xin hứa những gì trực thuộc BGDTNTW thì chúng tôi cố gắng cùng với các vị tôn túc trong Giáo hội và Nhà nước cùng tháo gỡ để chương trình đào tạo Tăng Ni được khởi sắc hơn.

- Đối với TNS có nguyện vọng viếng thăm núi Yên Tử thì có các Phật tử phát tâm, nhất là anh Thanh – Phó giám đốc Tùng Lâm Yên Tử sẽ lo tất mọi thứ.

Cảm tạ của TT. PhóTrưởng BTS: Thay mặt BTS, BGD tỉnh và toàn thể TNS, cảm ơn Hòa thượng đã quan tâm, tạo điều kiện hỗ trợ. 

BacLieu 1 Copy

BacLieu 2 Copy

BacLieu 3 Copy

BacLieu 4 Copy

 VIẾNG THĂM CHÙA GHOSITARAMA VÀ CHÙA GIÁC HOA

Cùng trong buổi chiều và tối, đoàn viếng thăm chùa Ghositarama (Trụ sở Hội sư sãi Yêu nước Phật giáo Khmer) và chùa Giác Hoa (trụ sở nuôi Ni chúng Lớp Cao đẳng và Trung cấp).

Tại cơ sở chùa Ghositarama, các sư đón tiếp đoàn một cách trọng hậu, và được biết Thượng tọa Thanh Quyết đã phát tâm trích Quỹ chùa Non Yên Tử cúng dường cho chùa Ghositarama. Tại chùa Giác Hoa, chư Ni cung đón chư Tôn đức Giáo phẩm vô cùng trọng thể. Đây là một ngôi chùa đầu tiên Ni giới tập trung học luật từ đầu thế kỷ XX.

BacLieu Copy

Thăm và làm việc tại Học viện PGVN Nam tông Khmer Cần Thơ

Đón đoàn gồm có:

- HT. Đào Như – UV Thư ký HĐTS, Trưởng ban Trị sự, Phó Viện trưởng HVPGVN Nam tông Khmer

- HT. Thích Huệ Trường – UV HĐTS, Phó Trưởng ban Thường trực BTS.

- HT. Thích Giác Hoa – Phó BTS.

- TT. Thích Thiện Huệ – Phó BTS.

- TT. Lý Hùng – UV. HĐTS, Phó BTS, Phó Văn phòng HV.

- ĐĐ. Thích Bình Tâm – Phó ban kiêm Chánh Thư ký BTS.

Cùng với 12 vị sư Nam tông (1 vị đã tốt nghiệp Thạc sĩ Phật học ở Thái Lan, và 11 vị Tăng sinh).

Phát biểu của HT. Đào Như: Học viện Phật giáo Nam tông Khmer được chính thức thành lập ngày 16/12/ 2006. Hệ thống Học viện PGVN gồm 4 Học viện chỉ đào tạo chức sắc tu sĩ, không nằm trong hệ thống quốc dân.

Hệ đào tạo 4 năm. Khóa I: 68 vị. Khóa II: 29 vị. Khóa III: 11 vị. Hiện nay chỉ còn 10 vị.

Hiện nay Nhà nước cho 6 héc-ta đất để xây dựng Học viện. Nhà nước cho 10 tỷ để xây dựng từ năm 2008 (nay mai sẽ chuyển). Gần đây, TT. Thích Thanh Phong và TT. Thích Đức Thiện đồng ý chuyển cho 1 tỷ đồng. Việc giải phóng mặt bằng được biết phải mất 56 tỷ.

Hòa thượng thể hiện lòng biết ơn đến Chính phủ đã tạo điều kiện; quý Hòa thượng Phật giáo Nam tông đã hy sinh, đóng góp cho sự phát triển của Học viện Phật giáo Nam tông Khmer. Kinh tế còn gặp nhiều khó khăn. Chư Tăng ở đây phần lớn tu gieo duyên.

Phát biểu của TT. Thích Thanh Quyết:

- Việc đi thăm chuyến này không phải vất vả như chuyến viếng thăm và làm việc miền Trung, vì đường đi dễ hơn và khoảng cách giữa các tỉnh rất gần.

- Cách đây 2 hôm, khi làm việc với BTS GHPG tỉnh Trà Vinh, đoàn thưa chuyện với HT. Thạch Sok Xane, TT. Thích Thanh Quyết rất có cảm tình, ấn tượng với quý chư Tôn đức Phật giáo Nam tông.

- Làm thế nào Hòa thượng quy tụ được nhiều Tăng sinh thì việc phát triển Học viện mới có khả thi. Việc thủ tục xin đất vô cùng vất vã xây dựng cũng không dễ dàng, nhưng việc Tăng Ni đến Học viện tập trung học thì khó khăn hơn nhiều. Ở Đài Loan và ở nước khác cũng vậy, khi chư Tăng đến tụ hội một chỗ đông đảo và tu học nghiêm túc thì Phật giáo được hưng thịnh.

- Khi nào Hòa thượng khởi công thì Hòa thượng báo cho để chúng con bay vào để hỗ trợ.

CanTho 1 Copy

CanTho 2 Copy

CanTho 3 Copy

Buổi làm việc thứ hai tại BTS và BGH Phật giáo tỉnh Cần Thơ

Địa điểm: Long Quang cổ tự. Thời gian: 9.45 đến 11 giờ.

Ban Trị sự gồm có:

- HT. Đào Như – Ủy viên Thư ký HĐTS, Trưởng ban Trị sự, Phó Viện trưởng HVPGVN Nam tông Khmer

- HT. Thích Huệ Trường – Ủy viên HĐTS, Phó Trưởng ban Thường trực BTS.

- HT. Thích Thiện Tài – Phó BTS.

- HT. Thích Giác Hoa – Phó BTS.

- TT. Thích Thiện Huệ - Phó BTS.

- TT. Lý Hùng – UV. HĐTS, Phó BTS, Phó Văn phòng HV.

- ĐĐ. TS. Thích Thiện Nghiêm: Hiệu trưởng trường Cao - Trung Phật học.

- ĐĐ. TS. Thích Minh Phương – Phó Hiệu trưởng Học vụ. 

- ĐĐ. Thích Phước Thành – Phó Hiệu trưởng đối ngoại.

- ĐĐ. Thích Bình Tâm – Phó ban kiêm Chánh Thư ký BTS.

- Ni sư  Điểu Liên – Phó BTS. 

- Ni sư TN. Như Hương – Hiệu phó trường Cao-Trung.

Phát biểu chào mừng:BGDTNTW thăm và làm việc các Học viện và Trường Cao-Trung Phật học các tỉnh miền Tây, trong đó có trường Cao- Trung của BTS chúng ta. Thay mặt BTS, chúng tôi có lời chào mừng  và vấn an sức khỏe của TT. Thích Thanh Quyết và chư Tôn đức trong BTS GHPGVN tỉnh.  Chúc đoàn có chuyến đi thành công tốt đẹp.

ĐĐ. TS. Thích Minh Phương – Phó Hiệu trưởng Học vụ phát biểu đề xuất phương thức giảng dạy và các ý kiến cụ thể sau: 

1) Hằng năm mở lớp Sư phạm cho giảng viên dạy tại các trường Cao – Trung Phật học.

2) Mỗi năm Ban GDTNTW cử phái đoàn Thanh tra giáo dục và phổ biến các quy chế hoạt động của Ban để kịp thời hỗ trợ cho các trường.

3) Chương trình khung là 75% và 25% mỗi trường tự gia giảm. Mặc dù đó là một cơ chế thoáng, nhưng chắc chắn nó cũng có những khiếm khuyết nhất định. Ví dụ Thiền học, một số trường dạy thiền Nguyên thủy hoặc là Thiền Đại thừa. Từ đây dẫn đến nhận thức của TNS không đồng bộ.

4) Mở chiêu sinh gối đầu, biến Lớp Cao đẳng Phật học Cần Thơ thành trung tâm Cao đẳng của Đồng bằng sông Cửu Long.

5) Hiện nay, tại trường Cao đẳng Phật học Cần Thơ đang mở lớp Luật.

6) Hằng năm BGDTNTW triển khai chương trình soạn giáo án, giáo tài và cập nhật thông tin để điều chỉnh.

Phát biểu đúc kết:

1) Về việc thanh tra, hiện nay Ban GDTNTW gặp phải khó khăn, vì giáo trình, giáo án chưa hoàn thiện. Nếu thanh tra thì phải thanh tra chương trình giảng dạy, chất lượng giảng dạy, nhưng ngày nay chúng ta chưa hoàn thiện các mặt như vừa đề cập.

2) Lúc trước, Thượng tọa Thích Thanh Quyết cũng có suy nghĩ rất sắt đá là gộp các trường Cao đẳng và Trung cấp, nhưng lần này khi đi làm việc tại các trường thì nhận ra tình cảm cao quý của các bậc Tôn túc lãnh đạo Giáo hội tỉnh, rất có trách nhiệm với Tăng Ni sinh, nên việc gôm lại một trường để tiện đào tạo cần được cân nhắc lại.

3) BGDTNTƯ phải tập trung vào 4 Học viện cấp cao để đào tạo nhân sự, để từ đó các giáo thọ có khả năng đứng lớp.

4) Hôm nay tại BTS này có các thành viên lãnh đạo của bốn Học viện.  Đó là một duyên may của sự gặp gỡ và thăm viếng này.

Ni sư TN. Như Hương: Hiệu phó trường Cao - Trung: Nhà giáo là người cao quý trong xã hội. Do đó, để xứng đáng là một người được mọi người tôn vinh, chúng ta phải nỗ lực đạt được những chuẩn mực đạo đức nhất định, kiến thức Phật học phải uyên bác, nội lực tu tập phải thâm hậu.

HT. Phó Trưởng ban Thường trực phát biểu cảm tạ. Sự quan tâm thăm viếng của Ban GDTNTW đến các Trường Cao - Trung Phật học là một sự khích lệ lớn lao đối với Ban Giáo dục Tăng Ni tỉnh.

CanTho 4 Copy

CanTho 5 Copy

 

Trường TCPH tỉnh Kiên Giang

Địa điểm: Chùa Phật Quang, TP. Rạch Giá.

Thời gian: 15 giờ đến 16 giờ 30.

BTS tỉnh đón đoàn gồm có:

- HT. Thích Huyền Thông – UV HĐTS, Phó Thường trực BTS GHPG tỉnh Kiên Giang.

- HT. Thích Minh Nhuần – Phó BTS đặc trách Khất sĩ, Trưởng ban GDTN tỉnh.

- HT. Thích Minh Tông – Phó BTS GHPGVN tỉnh Kiên Giang.

- TT. Danh Liêm, Hiệu phó trường Trung cấp Phật học tỉnh.

- ĐĐ. TS. Thích Minh Nhẫn – UV HĐTS, Phó BTS kiêm Chánh Thư ký, Phó Hiệu trưởng Thường trực Trường Trung cấp Phật học tỉnh.

Và một số chư Tôn đức Tăng Ni trong BTS và BGH trường Trung cấp.

Báo cáo của ĐĐ. Thích Minh Nhẫn:

Tính đặc thù của trường: Có 3 truyền thống: Nam tông, Bắc tông và Khất sĩ. Do đó, việc giáo dục tại tỉnh cũng có những đặc thù riêng. Bên Nam tông có chương trình giảng dạy riêng. Bên Bắc tông và Khất sĩ thì được tổ chức học tập trung tại Trường Trung cấp Phật học tại chùa Phật Quang (cơ sở hành chính của BTS), Lớp Gia giáo Sơ cấp tại chùa Phật Đà (Hà Tiên).

Cư trú: Bắc tông ở chùa Phật Quang, Tăng Khất sĩ ở Tịnh xá Ngọc Sơn, Ni ở TX. Ngọc Tâm.

Về cơ sở vật chất: Tại chùa Phật Quang có đủ cơ sở vật chất.

Kiến nghị: 1. Ban GDTNTW cần tập trung xây dựng khung chương trình đào tạo chi tiết, hướng đến xây dựng giáo trình Trung cấp Phật học hoàn chỉnh.

2. Hằng năm nên có một khóa Bồi dưỡng kỹ năng, phương pháp và cập nhật thông tin mới.

3. Tăng cường sự hướng dẫn, giúp đỡ của BGDTNTW và làm cầu nối trao đổi học tập kinh nghiệm giữa các trường TCPH.

4. Thời gian giảng dạy có thể vào buổi tối, vì đảm bảo việc học của các em đang theo đuổi chương trình Phổ thông Trung học.

5. TNS chưa có tinh thần học tập, nhất là khi trường Trung cấp Phật học TP. HCM chiêu sinh cùng lúc với việc chiêu sinh của trường. Do đó, BGDTNTW nên nghiên cứu trong khu vực miền Tây Nam Bộ nơi nào là nơi phù hợp nhất để  đào tạo Sơ cấp, Trung cấp, Cao đẳng.

HT. Thích Huyền Thông: Việc giáo dục là một việc vô cùng trọng đại. Chúng ta cần nghiên cứu kỹ về cách đào tạo, giáo trình đào tạo, đặc biệt là các vị giáo thọ cần phải nhiệt tình, hết lòng giảng dạy. Với công nghệ hiện đại, các phương tiện truyền thống, các game online đang phổ biến, nên TNS trong thời hiện đại rất khó tu. Các thầy cô giáo, giáo thọ cũng bị ảnh hưởng nền kinh tế thị trường. Do đó, chất lượng giảng dạy cũng tùy thuộc vào tâm đức của từng giảng viên. Tôi mong rằng, các vị giáo thọ ý thức được trách nhiệm của mình, đầu tư thời gian và chất xám, tâm đức của mình trong việc giáo dục. Được như vậy, PGVN trong tương lai mới có triển vọng.

TT. Thích Nguyên Thành: Việc giáo dục đào tạo Tăng Ni là một việc quan trọng, có thể được xem là mũi nhọn của giáo hội. BGDTNTW là một trong 13 ban viện quan trọng của Giáo hội. Trong những năm qua, Ban đã nỗ lực để đồng bộ hóa chương trình Trung cấp Phật học khắp các tỉnh thành. Tuy nhiên, việc làm này cần phải có thời gian và cần phải có sự đầu tư chất xám của nhiều Tăng Ni trẻ có học vị, có tâm huyết. Do đó, có những sự việc tưởng chừng như dễ dàng, nhưng đòi hỏi chúng ta phải nhẫn nại và từng bước một hoàn thiện.

TT. Thích Thanh Quyết: Các địa danh ở Rạch Giá - Kiên Giang này đã được nghe như: Hòn Đất, Hà Tiên, Phú Quốc nhưng chưa có cơ duyên đặt chân đến. Hôm nay, đến đây thăm chư Tôn đức BTSvà BGH, được đón tiếp rất nồng hậu, phái đoàn cảm thấy thật hoan hỷ.

- Bản báo cáo của ĐĐ. Thích Minh Nhẫn rất chi tiết. Mặc dù Đại đức không đọc, nhưng báo cáo rất rõ ràng, chứng tỏ Đại đức rất quan tâm đến giáo dục của tỉnh nhà. Cũng như lời phát biểu tha thiết liên hệ đạo hạnh và đạo tâm tu hành đối với Tăng Ni trẻ của Hòa thượng Phó Trưởng ban Thường trực, phái đoàn ghi nhận hết toàn bộ các đóng góp ý kiến của chư Tôn đức BTS, BGH để nghiên cứu và điều chỉnh lại những gì BGDTNTW đã và đang làm.

- Việc ký kết giữa trường Đại học Xã hội Nhân văn Hà Nội và chúng ta mở lớp Tôn giáo học để tri thức hóa đội ngũ trụ trì, và những vị sau khi tốt nghiệp Trung cấp và không có điều kiện học ở các Học viện, là một nỗ lực lớn của chư Tôn đức trong Ban Trị sự tỉnh, đáng được biểu dương. Luật đời cũng như luật đạo chỉ cấm những điều ảnh hưởng đến lợi ích chung của quốc dân và quốc gia. Do đó, việc kết hợp với các trường Đại học bên ngoài, Giáo hội không cấm thì chúng ta nên phối hợp để thực hiện. Việc mở trường Trung cấp hay nối kết các trường Đại học mở để tạo ra chương trình giáo dục Tăng Ni tỉnh.

- Việc học Phật pháp theo Quy chế BGDTNTW không bắt buộc học ban ngày hay ban đêm.

-  Tháng 3 năm 2016 sẽ có chương trình tọa đàm giáo dục và tháng 11 năm 2016 sẽ có chương trình hội thảo giáo dục toàn quốc.

- Các giáo tài đã được chư Tôn đức giáo thọ soạn dạy cho các trường Trung cấp, các giáo thọ nên gởi về BGDTNTW để thẩm định và cho in phổ biến rộng rãi.

- Đúng lý ra, nếu không đi chuyến công tác này, ngày mai, 10/01/2016, chúng tôi [Thượng tọa Thanh Quyết] họp với các vị Giáo sư tại Hà Nội để thành lập Đại học Trần Nhân Tông, trong đó có khoa Phật học, đào tạo các cấp: Cử nhân, Thạc sĩ cho đến Tiến sĩ.

HT. Thích Huyền Thông cảm ơn: Nhờ sự quan tâm đến vấn đề đào tạo Tăng Ni trẻ mà Giáo hội mới có nhân tài. Quý Ngài từ phương xa mà xuống tới Kiên Giang để thăm và tặng quà lưu niệm, là một sự khích lệ lớn lao đối với BTS Phật giáo tỉnh.

KienGiang 1 Copy

KienGiang 2 Copy

KienGiang 4 Copy

 

Trường TCPH tỉnh An Giang

Đoàn đến thăm và làm việc đúng vào ngày trường làm lễ cấp phát văn bằng Tốt nghiệp khóa II và làm lễ khai giảng khóa III. Do đó, đoàn không thể triển khai chương trình như các trường Trung cấp khác. Thay vào đó, đoàn dự lễ Tốt nghiệp và cấp phát văn bằng và khai giảng khóa mới.

Địa điểm:Chùa Viên Quang, số 82 Đốc Phủ Thu, phường Châu Phú A, thị xã Châu Đốc , tỉnh An Giang. Ngoài ra còn có 3 phân hiệu dành cho chư Tăng Nam tông Khmer đặt tại các huyện: Tri Tôn (chùa Sà Lôn), Tịnh Biên (chùa Thomít) và Thoại Sơn (chùa KalbôPrứk).

Thời gian: 8 giờ 30 đến 10 giờ.

Đón đoàn: HT. Thích Huệ Tài – Trưởng ban Trị sự kiêm Hiệu trưởng Trường Trung cấp Phật học tỉnh An Giang. Ngoài ra, các vị Phó Hiệu trưởng, Chánh phó Văn phòng và các vị giáo thọ đều có mặt đông đủ trong ngày lễ Tốt nghiệp và khai giảng khóa mới này. Trong buổi lễ Tốt nghiệp này còn có nhiều khách quý đại diện chính quyền các cấp.

Trong bản báo cáo tổng kết cuối khóa, được biết trường đào tạo theo niên chế bốn năm, chia làm hai giai đoạn: Giai đoạn 1 (thời gian 1 năm) học chương trình Sơ cấp; giai đoạn 2 (thời gian 3 năm) học chương trình Trung cấp Phật học. Mỗi năm tuyển sinh một lần cho chương trình sơ cấp và ba năm tuyển một lần cho chương trình trung cấp.

Thượng tọa Thích Thanh Quyết đại diện BGDTNTW phát biểu tán thán công đức của chư Tôn đức Ban Giáo dục Tỉnh và ngỏ lời xin đất từ đại diện chính quyền sở tại, tạo điều kiện cho Phật giáo tỉnh nhà có cơ sở thông thoáng trong việc đào tạo Tăng Ni sinh.

Được biết, các vị đại diện chính quyền dự trong ngày lễ Tốt nghiệp này đã hoan hỷ nhận lời của Thượng tọa Thanh Quyết và sẽ nghiên cứu, có hướng chỉ đạo để phù hợp với tình hình thực tế, nhu cầu của việc đào tạo Tăng Ni.

AnGiang 1 Copy

AnGiang 2 Copy

AnGiang 3 Copy

 

Trường TCPH tỉnh Đồng Tháp

Buổi làm việc này, chúng tôi có ghi nhanh một số điểm, nhưng vì kỹ thuật, các giấy tờ bị mất, nên không còn tại liệu để ghi lại. Kính mong được sự thông cảm.

Chúng tôi còn nhớ là thăm và làm việc vào một buổi chiều. Với số lượng Tăng Ni sinh học một lớp khá đông.

Tại nơi đây, các vị tích cực đặt các vấn đề liên hệ đến sách giáo khoa, kể cả những chi tiết nhỏ nhiệm như cách viết hoa, cách viết có dấu gạch nối, phiên âm và chú âm... Buổi làm việc nghiêm túc, thể hiện đạo tình của người con Phật.

Đáng chú ý nhất là tại nơi đây, Thượng tọa Thích Trí Hải cần mẫn soạn thuật và đã ấn hành 21 đầu sách dạy cho các Tăng Ni sinh tại bổn trường. Các sách nhìn một cách tổng quát khá chỉnh chu. Nếu cần, BGDTNTW khảo đính và cho xuất bản, làm giáo trình cho các trường TCPH. 

DongThap 1 Copy

DongThap 2 Copy

DongThap 3 Copy

DongThap 4 Copy

DongThap 5 Copy

 

Trường TCPH tỉnh Vĩnh Long 

Địa điểm: Sơn Thắng thiền tự. Thời gian: 7.20 đến 9.30, ngày 10/01/2016.

Buổi tối hôm trước khi đoàn vừa đến, chư Tôn đức Ban Trị sự nhiệt tình thăm đoàn tại nơi đoàn trú ngụ.

Đón đoàn gồm các vị Tôn túc trong Ban Trị sự và Ban Giáo dục tỉnh:

- HT. Thích Như Tước: Trưởng ban Trị sự GHPGVN tỉnh Vĩnh Long.

- HT. Thích Phước Tú: Phó Trưởng ban Thường trực BTS, Phó Hiệu trưởng.

- TT. Thích Minh Đạo: Phó ban kiêm Trưởng BGDTN tỉnh, Phó Hiệu trưởng.

- Nhiều chư Tôn đức trong BTS, BGH trường Trung cấp.

Phát biểu chúc mừng của HT. Thích Phước Tú: Phó Trưởng ban Thường trực BTS, Trưởng BGD tỉnh kiêm Phó Hiệu trưởng: Chúng tôi hết sức vui mừng được đón tiếp chư vị trong BGDTNTW và cầu nguyện chư Tôn đức trong BGDTNTW được nhiều sức khỏe và thành tựu các Phật sự.

Báo cáo của TT. Phó Hiệu trưởng: Trường đã đào tạo được 6 khóa. Hiện nay Trường đang tổ chức học khóa VII (2015 – 2018), gồm 155 vị. Trường đang học HK 2, gồm 10 môn. Chương trình học là 3 năm như  chương trình BGDTNTW đưa ra. Tăng Ni sinh học luôn trong 3 tháng hạ, nhưng nghỉ vào các ngày nghỉ Tết, lễ lớn...

Quy trình đào tạo: Kiểm tra miệng, kiểm tra 15 phút, kiểm tra một tiếng, kiểm tra học kỳ.

Đánh giá sinh viên được chia thành: giỏi, khá, trung bình.

Bản Thanh quy gồm 10 điều.

Đội ngũ giảng viên gồm 19 vị giáo thọ. Ngoài ra, còn có một số vị được thỉnh giảng từ các tỉnh/ thành về.

Nhận xét: Tăng Ni sinh ham học quý tu. Chương trình giảng dạy: Phong phú, đa dạng. Tuy nhiên, TNS có trình độ bất đồng, nên việc tiếp thu đôi khi bị hạn chế.

Phát biểu của HT. Thích Như Tước: Cố Hòa thượng Thích Đắc Pháp mở khóa Trung cấp là 5 năm và sau giảm xuống còn 4 năm. Bây giờ BGDTNTW chỉ đạo chương trình chỉ có 3 năm vì một số TNS chưa đủ khả năng tiếp thu. Do đó, BGDTNTW đề nghị cho các tỉnh thành mở lớp Sơ cấp 2 năm để sau đó mới có thể tiếp thu chương trình Trung cấp Phật học 3 năm.

TT. Thích Phước Đạt: Việc mở lớp Sơ cấp trực thuộc hệ thống Trung cấp đã trở thành tiền lệ của nhiều trường. Quý thầy trong Ban Giám hiệu cứ tiếp tục mở lớp và thỉnh một vị trong Ban giám hiệu làm Hiệu trưởng.

Một vị trong Ban Giáo thọ: Băn khoăn về cách viết hoa. Hiện nay cách viết hoa chưa đồng bộ. Ví dụ chữ kinh Pháp Hoa, ngay trong bản văn của Trung ương gởi về cũng chưa thống nhất. Nhiều chữ cần viết hoa lại không, chữ hoa lại viết thường.

TT. Thích Thiện Trí - Trưởng ban Pháp chế GHPGVN tỉnh Vĩnh Long: Giáo dục tốt chỉ khi hội đủ yếu tố thầy giỏi và trò giỏi, kỹ năng về truyền đạt tốt, tức là giảng viên đứng lớp có khả năng sư phạm. Đề nghị BGDTNTW đào tạo mở lớp kỹ năng sư phạm. Chúng ta cũng nên thống nhất giáo trình Phật học trong toàn quốc. Hiện nay, việc đào tạo Tăng Ni trở thành phong trào. Có một số tỉnh không đủ tiêu chuẩn để mở trường mà vẫn mở trường. Việc tốt nghiệp vẫn chưa có chất lượng vì những Tăng Ni sinh không đủ kiến thức chuẩn cho một vị Trung cấp Phật học, nhưng các Trường vẫn cho tốt nghiệp.

ĐĐ. Thích Nguyên Nhật: Có nên chăng đưa môn Hiến chương Phật giáo VN vào chương trình giảng dạy, và chúng ta có thể đưa hệ thống quản lý hành chính vào trong môn này. Hiện nay BGDTNTW vừa hoàn thiện hai đầu sách. Đề nghị Ban GDTNTW soạn một bộ sách giáo lý cơ bản để cho các trường có thể học tập và để khi giao lưu, chúng ta có sách chuẩn để TNS học. Nếu đã có giáo trình thì việc soạn giáo án cũng dễ dàng hơn. Nếu BGDTNTW có giáo trình chính thì giáo án sẽ dễ dàng.

TT. Thích Nguyên Thành: Học và tu là để giải thoát và giác ngộ. Thời gian đào tạo cấp Trung cấp Phật học là 3 năm, tương ưng với hệ thống Trung cấp của thế học. Tuy nhiên, chương trình học gia giảm tùy vào mỗi trường. Đối với lớp  Sơ cấp thì 2 năm. Các tỉnh mà ít TNS nên gộp lại, có thể 3 đến 4 tỉnh nên gộp lại một trường khu vực. 

Phát biểu đúc kết của TT. Thích Thanh Quyết: Trước hết, Ban GDTNTW xin thành tâm cảm tạ chư Tôn đức trong BTS, BGD tỉnh và BGH trường đã đón tiếp đoàn từ ngày hôm qua đến nay rất ân cần. Cách đây 6 năm, Thượng tọa Thanh Quyết đã được đi cùng với Hòa thượng Giác Toàn để thăm, được cố Hòa thượng Trưởng ban và Hiệu trưởng Thích Đắc Pháp đón tiếp nồng hậu. Hôm nay, đoàn lại về đây được HT. Trưởng ban và chư Tôn thiền đức cũng đón tiệp một cách trọng thể.

Khoa học gia và cũng là Giáo sư, Thiếu tướng, Viện sĩ: Trần Đại Nghĩa quê ở Vĩnh Long. Những vị đứng đầu chính phủ như cố Thủ tướng Phạm Hùng và cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt đều là những vị sinh trưởng ở đất Vĩnh Long. Thiền viện Sơn Thắng, tuy không có núi cao, nhưng có sự hiện diện của chư Tăng là đã thắng rồi.  HT. Thích Đắc Pháp là đệ tử của HT. Thích Thanh Từ và HT. Thích Thanh Từ đã ra Trúc Lâm Yên Tử xây dựng chùa Lân năm 2002. Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử, Thiền viện Trúc Lâm Giác Tâm (Cái Bầu), v.v... Theo Thượng tọa Thích Thanh Quyết, Thượng tọa sẵn sàng trải nhung đỏ để cung đón chư tôn đức góp phần xương minh Phật pháp ở miền Bắc. Thượng tọa kể về việc Thượng tọa là người đầu tiên ký giấy quyết định để biến miếu thờ sơn thần Cái Bầu thành Thiền viện Trúc Lâm Giác Tâm (Cái Bầu). Các ý kiến của chư Tôn đức trong Ban Giám hiệu và Giáo thọ đã đề nghị, Ban GDTNTW sẽ tiếp thu và điều chỉnh cho phù hợp. Đầu năm 2016, chúng ta sẽ có một cuộc tọa đàm và cuối năm 2016 sẽ có cuộc hội thảo để thống nhất các ý kiến. TT. Thích Thanh Quyết cho rằng, Thượng tọa làm Trưởng BTS bốn tỉnh nhưng không vất vả bằng 1/10 công việc quản lý Học viện PGVN tại Hà Nội. Một giờ, một ngày vắng mặt giáo thọ là sự cố phát sinh ngay.

Thể theo lời đề nghị của Ban Giáo dục tỉnh Vĩnh Long và các Ban Giám hiệu khác, Thượng tọa Thanh Quyết sẽ sắp xếp mở lớp sư phạm, bồi dưỡng giáo thọ các trường có kỹ năng đứng lớp tốt hơn.

Thượng tọa cũng đề nghị mỗi trường nên thành lập một vài Câu lạc bộ: Văn hóa và Nghệ thuật, Thư pháp, Thể thao, v.v... Tại Học viện PGVN tại Hà Nội, các câu lạc bộ được tổ chức và tạo thành nhóm HV1, HV2 để thúc đẩy các phong trào, giúp TNS phấn khởi trong học tập và tu tập.

VinhLong 2 Copy

VinhLong 1 Copy

VinhLong 3 Copy

 

Trường TCPH tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Đón đoàn gồm có chư Tôn đức Ban Trị sự và Ban Giám hiệu trường:

- HT. Thích Nguyên Hiển Ủy viên HĐTS GHPGVN, Hiệu trưởng trường Cao - Trung Phật học tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

- ĐĐ. Thích Minh Nghĩa – Chánh Văn phòng trường Cao - Trung Đại Tòng Lâm.

NT. TN. Như Như – Phó BTS kiểm Trưởng Phân ban đặc trách Ni giới tỉnh.

Và một số chư Tôn đức Ni giáo thọ của Trường.

HT. Thích Nguyên Hiển phát biểu:Cảm ơn TT. Thích Thanh Quyết cùng chư Tôn đức trong BGDTNTW đã viếng thăm và làm việc để đánh giá lại việc đào tạo Tăng Ni.

Báo cáo của đại diện trường:

- Trường đã đào tạo ra 1815 vị TNS (7 khóa Trung cấp và 5 lớp Cao đẳng).

- Đội ngũ giảng viên hùng hậu được thỉnh từ trong tỉnh nhà và HVPGVN tại TP. HCM.

- Hiện nay sách giáo khoa do các vị giáo thọ tự biên soạn.

- Lớp Trung cấp, chư Tăng học buổi sáng, chư Ni buổi chiều.

- Lớp Cao đẳng, Tăng Ni học chung.

- Thi cử rất nghiêm túc. 

- Sự thành công là nhờ công lao của BTS, BGH, và BGDTNTW.

Phát biểu đóng góp:

1) Thời lượng đạo tạo hai năm Cao đẳng thì hơi ít so với chương trình cần phải trang bị. Đề nghị cho 3 năm vì nó cũng tương thích với Chương trình Cao đẳng bên ngoài.

2) BGDTNTW nên tiến hành làm các thủ tục để hợp thức hóa các Trường Cao Trung Phật học.

3) Tịnh độ tông và Mật tông là hai tông đang được giới Tăng Ni các tỉnh thành tu tập. Do đó, chúng ta nên đưa hai tông phái này vào chương trình để dạy.

4) Hành chánh Giáo hội cũng là môn học cần thiết nên được đưa vào chương trình giảng dạy để TNS sau khi tốt nghiệp có thể nắm vững các thủ tục hành chánh của giáo hội và xã hội.

5) Hội thảo Hoằng pháp được Giáo hội cho phép tổ chức hơi bị nhiều, trong khi đó việc hội thảo về giáo dục rất ư là quan trọng, nhưng trong các năm qua, chúng ta không tổ chức hội thảo nào.

6) Các yêu cầu để được thi tuyển vào Học viện thì khá dễ dàng, trong khi đó hồ sơ thi tuyển vào các trường Trung cấp thì quá khó khăn.

7) Hiện nay tình trạng đào tạo Thạc sĩ quá lâu và quá khó khăn, do đó, sinh viên không học ở Học viện mà phải tìm cách đi ra nước ngoài học cho mau xong.

8) BGDTNTW nên quan tâm đến việc nội trú của các TNS.

9) Việc soạn sách giáo khoa bậc Trung cấp nên giao cho tất cả các giáo thọ của các trường cùng đồng tâm biên soạn.

10) Cung kính tiếp nhận các vị lãnh đạo Trung ương Giáo hội hoặc BGDTNTW về Trường Đại Tòng Lâm để lãnh đạo, giúp cho trường được khởi sắc.

VungTau 1 Copy

VungTau 2 Copy

VungTau 3 Copy

VungTau 4 Copy

Tiểu kết: Chuyến đi rồi cũng đến ngày kết thúc. Một hành trình dài7 ngày qua các tỉnh miền Tây Nam Bộ, được diện kiến chư Tôn đức và thưởng lãm bao danh thắng của đất nước, và đặc biệt lắng nghe những ưu tư, trăn trở của chư Tôn đức Giáo phẩm lãnh đạo các Trường Cao-Trung Phật học, là một niềm hạnh phúc lớn đối với người được đồng hành. Đó là cảm tưởng chung của tất cả thành viên trong đoàn.

Trong những giờ trên xe du phương, khi thì ôn lại những hội thoại mà chư Tôn đức trao đổi, khi thì hoạch định kế hoạch tương lai cho Ban. Trong những ý kiến đáng làm ngay đó là thành lập Quỹ Học bổng Khuyến học do Ban chủ trương và thực hiện. Với quỹ này, đoàn có thể trích ra để: (1) Trao tặng học bổng cho những TNS hiếu học ham tu trong những chuyến viếng thăm về sau dù là Cao đẳng hay là Trung cấp; (2) Hỗ trợ một phần nhỏ cho các trường trong quá trình xây dựng; (3) Hỗ trợ học phí cho các TNS xuất sắc ở cấp Học viện với nguyện vọng học những khoa, những môn khó; (4) Tặng tịnh tài khích lệ cho những TNS xuất sắc du học, học những môn và những ngành do BDGTNTW đề xuất.

Một chuyến đi thật sự có ý nghĩa, với bao tấm lòng được trải ra từ chư Tôn đức giáo thọ ngày đêm tận tụy với con chữ và trao truyền lại thế hệ tương lai, và cũng với bao hy vọng của TNS đang ngồi trên ghế nhà trường khi nghe được những lời tâm huyết từ những bậc thầy mình và những vị tôn túc giáo phẩm trong BGDTNTW.

Sự kiện đã đi qua, tưởng chừng như bị xóa mờ theo năm tháng, nhưng những lời phát biểu và ý tưởng cao đẹp về một chương trình Giáo dục Phật giáo các cấp sẽ không bao giờ phai mờ đối với những vị hữu tâm. Mong rằng nền Giáo dục PGVN ngày một khởi sắc hơn với những vị tôn túc giàu nhiệt huyết, nặng lòng với thế hệ học trò và hướng đến một chân trời tươi sáng của sự nghiệp ươm mầm tuệ giác, chăm sóc những vị Thánh nhân tương lai, thành tựu được sứ mạng “giáo dục hậu côn, báo Phật ân đức”.



[1] Nguyên là trong giai đoạn ban đầu Sư cô phụ trách lớp Cao đẳng bên Ni.

[2] Đã tịch tại chùa Linh Sơn – Cô Giang – TP.HCM.

 

    Chia sẻ với thân hữu:
    In bài viết:

Các bài viết liên quan