Nhân gian Phật giáo và giáo dục thanh thiếu niên tại Trung Quốc hiện nay (phần 1)
- Tiến sĩ Vương Hân - Giác Nhường chuyển ngữ
- | Thứ Năm, 23:40 18-04-2013
- | Lượt xem: 7556
Giáo dục của Phật giáo không chỉ nhằm vào tứ chúng đệ tử của Phật giáo, mà còn phải đối diện với quần chúng xã hội phổ biến tư tưởng và giáo nghĩa của Phật pháp, tức là lấy tinh thần thượng cầu Phật đạo, hạ hoá chúng sanh, tự lợi lợi tha, tự giác giác tha làm căn bản. Nhìn lại sử Phật giáo Trung Quốc ở thế kỷ 20, giáo dục thanh thiếu niên luôn là vấn đề được giới Phật giáo rất quan tâm, cùng với tư tưởng Nhân gian Phật giáo của đại sư Thái Hư đã thực tiễn và hoằng dương, cải cách giáo dục Tăng - già, ra sức đẩy mạnh giáo dục xã hội, đã tạo thành một phong trào và đã để lại rất nhiều những kinh nghiệm học tập có giá trị cho thế hệ sau.
Ngày nay, Trung Quốc của thế kỷ 21, bối cảnh thời đại hoàn toàn khác so với trước kia, vấn đề giáo dục thanh thiếu niên lại một lần nữa quan hệ đến việc hưng thịnh quốc gia, việc tương lai của dân tộc, làm thế nào để giáo dục Phật giáo có thể tích cực tham gia vào giáo dục thanh thiếu niên của Đại lục đương đại. Đây là vấn đề quan tâm của giới Phật giáo, cũng là vấn đề mà các giới giáo dục, học thuật, v.v… cần tiến hành nghiên cứu thảo luận.
Phật giáo tham gia vào bối cảnh lịch sử của giáo dục thanh thiếu niên đương đại (1)
Thế kỷ 21 là thế kỷ khôi phục toàn diện nền văn hóa truyền thống của Trung Quốc, mà việc khôi phục nền văn hóa truyền thống lại quan trọng ở giáo dục thanh thiếu niên. Nhưng việc xem trọng giáo dục khoa học kỹ thuật, xem nhẹ giáo dục nhân văn lại là vấn đề nổi trội tồn tại trường kỳ trong giáo dục thanh thiếu niên của Đại lục. Cải cách mở cửa, khiến cho văn hóa ngoại lai, nhất là văn hóa phương Tây ào ạt xâm nhập, vì thế càng thể hiện rõ tầm quan trọng của giáo dục văn hóa truyền thống Trung Quốc. Bởi vì, thanh thiếu niên chỉ có dựa vào văn hóa của bản sắc dân tộc, mới có đủ năng lực để nhận thức và phân biệt rõ ràng văn hoá thế giới; và mới nâng cao tình cảm dân tộc và lòng yêu nước sâu sắc. Hiện nay, Trung Quốc lấy việc truyền thừa văn minh Trung Hoa, xây dựng xã hội hài hòa làm tôn chỉ, giáo dục về tố chất nhân văn đã trở thành trào lưu của thời đại, mà tư tưởng Phật giáo là một bộ phận của văn hóa Trung Hoa, vì thế đáng để trở thành một phần nội dung của giáo dục nhân văn thanh thiếu niên.
Thế kỷ 21, chính sách “tôn giáo hoàn toàn tách rời khỏi chính trị”, và chính sách “tự do tín ngưỡng tôn giáo” đã khẳng định thêm một bước chắc chắn, Phật giáo được quyền hưởng càng nhiều sự công bằng hợp lý tham gia vào cơ hội lịch sử của giáo dục thanh thiếu niên. Như chúng ta biết, Trung Quốc từ thời nhà Tần, Hán đến nay đã lấy Nho giáo làm chủ đạo; kết hợp Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo hình thành nên kết cấu văn hóa đa nguyên, tam giáo đã tùy theo từng đặc điểm riêng, khác nhau mà phát triển, đồng thời lại nương tựa và bổ sung lẫn nhau. Thế kỷ 21 chính sách Chính trị và Tôn giáo hoàn toàn phân ly, văn hóa Nho giáo mất đi địa vị độc tôn, các tư tưởng chủ nghĩa nhân văn khác được hồi phục nguyên dạng, bình đẳng và với Phật giáo đứng trên cùng một điểm xuất phát, cùng đối mặt những cơ hội và thách thức. Vì thế, khi tiến hành giáo dục truyền thống văn hóa đối với thanh thiếu niên, nội dung tư tưởng hợp lý của Phật giáo cần phải được xem trọng một cách nghiêm túc, bất luận sự độc đoán nào đều là cái nhìn phiến diện mà thôi, người nào lấy sự khinh trọng đối đãi đều không phù hợp với quy luật phát triển của lịch sử, mà còn làm cản trở đến tiến trình văn hóa của nhân loại. Đầu năm 1994, ông Ngô Lập Dân (2) khi trả lời phỏng vấn cho ký giả nước Pháp, ông nói rằng: "Phật giáo ở quá khứ là một bộ phận quan trọng của văn hoá Trung Quốc, ở hiện tại là một phương diện quan trọng trong việc xây dựng nền văn minh tinh thần, trong tương lai sẽ là con đường duy nhất để giải quyết vấn đề tinh thần của nhân loại".
Vấn đề thanh thiếu niên ở thế kỷ 21 hiện rõ những đặc điểm phức tạp hóa, đa dạng hóa khác hẳn với ngày xưa, điều này đã tạo cho các nhà giáo dục sự ưu tư không nhỏ. Làm thế nào để giúp đỡ, hỗ trợ và giáo dục cho thanh thiếu niên, không chỉ là đối với xã hội thế gian, mà cả giới Phật giáo trong thế kỷ mới cũng nên chung vai gánh vác trách nhiệm lịch sử này. Nói một cách tổng quát, vấn đề thanh thiếu niên của Đại lục biểu hiện phong cách thời đại rất trầm trọng, như: Phát triển văn minh vật chất đã mang đến tình trạng khó khăn, khủng hoảng về tinh thần, trong xã hội "chủ nghĩa thờ vàng" đã dẫn đến làm tổn hại nếp sống đạo đức, nhân cách và ảnh hưởng đến đời sống tinh thần của con người, làm ảnh hưởng trực tiếp những điều xấu và bất thiện cho thanh thiếu niên. Kỹ thuật thông tin, tri thức bộc phát khiến xuất hiện tràn lan, đủ các loại tư tưởng nhân văn, làm cho thanh thiếu niên khó có thể phân biệt đâu là tri thức lành mạnh và đâu là tri thức thiếu lành mạnh. Giá trị quan nhiều lần biến đổi làm cho thanh thiếu niên lạc hướng, hoang mang, mịt mù mà lao theo, do đó dẫn đến sự phát sinh đủ loại các hiện tượng tâm lý, hành vi thiếu chu toàn. Tư tưởng Phật giáo đại thừa ở Trung Quốc luôn khởi xướng "Hoằng pháp thị gia vụ, Lợi sanh vi sự nghiệp", xưa nay chưa hề gián đoạn sự quan tâm đến nhân sinh xã hội. Đối diện với vấn đề thanh thiếu niên của thế kỷ 21, lại lần nữa phát huy và vận dụng nguồn trí tuệ phong phú của Phật giáo để giáo dục, trợ giúp, cứu vãn những thanh thiếu niên này. Phật giáo là thành viên của xã hội vì thế phải gánh vách trách nhiệm không thể thoái thác, làm ngơ, đồng thời cũng thể hiện hoài bão của lòng từ bi cứu thế xưa nay của Phật giáo.
Trung Quốc của thế kỷ 21 là một nước càng cởi mở, tiếp xúc với tính phổ biến của nền văn hoá các quốc gia trên thế giới, Phật giáo cũng đối diện với những thách thức gay gắt của các tôn giáo khác. Làm thế nào để được phát huy đầy đủ trong tình hình phát triển tôn giáo? Đây là vấn đề cấp thiết cần giải quyết của Phật giáo trong thời đại hiện nay. Nhóm chuyên môn nghiên cứu và điều tra hiện trạng tín ngưỡng của thanh thiếu niên tỉnh Chiết Giang vào cuối năm 2003 tại "Trường tam giác" trong phạm vi tỉnh Chiết Giang đã triển khai công bố kết quả điều tra thực tế của "Tình trạng tín ngưỡng Tôn giáo của thanh thiếu niên", Tín ngưỡng của thanh thiếu niên tỉnh Chiết Giang có niềm tin vào Kitô giáo và Phật giáo là chính, trong đó tín ngưỡng Kitô giáo chiếm đến 45,7%, cao hơn so với Phật giáo chỉ chiếm 43%, điều này cho thấy sự hoằng dương của Phật giáo chưa đủ mạnh(3). Đương nhiên, ở các tỉnh và khu vực khác nhau thì tình trạng sẽ khác nhau, nhưng tại Trung Quốc văn hoá Kitô giáo truyền bá khắp nơi và phạm vi hoạt động rất lớn, từ đó thấy rõ được điểm mạnh của đạo này. Tuy rằng Phật giáo là một bộ phận văn hóa truyền thống được hưởng nhiều ưu thế, nhưng với sự mở rộng đối thoại và giao lưu quốc tế thì văn hoá Phật giáo không thể tránh khỏi sự xung kích từ các nơi khác. Hơn nữa, thanh thiếu niên so với những người thành niên và người già thì càng dễ bị thu hút của văn hóa ngoại lai, vì thế là thanh thiếu niên của Phật giáo, lực lượng trẻ đối với Phật giáo cần giữ vững những thái độ nào liên quan đến sự sinh tồn và phát triển của Phật giáo và nên tạo sự quan tâm, chú ý của quý vị cao Tăng đại đức, cũng như các vị trong giới giáo dục. Trong cuốn sách "Phật giáo Trung Quốc ở Thế kỷ 20" của Trần Binh và Đặng Tử Mỹ, đã trình bày Phật giáo Trung Quốc với xã hội, đại lược thế này : "Ở Trung Quốc, Phật giáo ảnh hưởng đến người cao tuổi và có tác dụng làm an tâm cho người lớn trong xã hội đã phát huy quá rõ ràng không cần phải nói, nhưng ngược lại tư liệu cần thiết liên quan đến thanh niên trong Phật giáo thì phát hiện rất hiếm hoi"(4). Có thể thấy rằng, vấn đề khiếm khuyết của giáo dục thanh thiếu niên từ thế kỷ 20 đến nay luôn là vấn đề quan trọng của sự phát triển Phật giáo Trung Quốc. Ở đây, giáo dục thanh thiếu niên đương nhiên không chỉ riêng cho giáo dục Tăng Ni trẻ, mà bao gồm cả ý nghĩa rộng lớn, đó là giáo dục phổ cập cho thanh thiếu niên trong xã hội. Bởi vì Phật giáo tham gia vào công tác giáo dục thanh thiếu niên không phải chỉ là một trong những phương thức nối kết giữa Phật giáo và văn hoá, xã hội; mà còn là con đường, là phương thức quan trọng để các bậc tiền bối phát hiện và tuyển chọn nhân tài. Vì thế, tích cực tham gia vào công tác giáo dục thanh thiếu niên quan hệ đến sự sinh tồn và phát triển của tự thân Phật giáo là một trong những nhân tố quan trọng để khẳng định Phật giáo có khả năng thể hiện sức sống và tỏa sáng của mình hay không.
(Còn tiếp)
---000---
Phụ chú:
(1) Là phần đầu trong bài nghiên cứu tác giả Vương Hân, đây là tham luận tại hội nghị nghiên cứu khoa học về "Nhân gian Phật giáo" vào năm 2006 tại Đại học Trung văn Hồng Kông. Bài này được in trong cuốn sách "Lý luận và thực tiễn của Nhân gian Phật giáo" do JueJi (Giác Kế) và XueYu (Học Ngu) đồng biên tập, do Thư cục Trung Hoa xuất bản năm 2007, tại Bắc Kinh.
(2) Ông là nhà nghiên cứu uyên bác, nhất là về đạo Phật, đạo Lão và đạo Nho. Ngoài việc đảm nhiệm các chức vụ của chính quyền tỉnh Hà Nam, ông còn tham gia đảm nhiệm các chức vụ liên quan đến Phật giáo, như: Hội trưởng hội Nghiên cứu văn hoá Phật giáo tỉnh Hồ Nam, Trưởng ban Nghiên cứu văn hoá Phật giáo Trung Quốc, Phó hội trưởng hội Tôn giáo học Trung Quốc, Chánh thư ký hội Thiền trà học Trung Quốc, sáng lập tạp chí Văn hóa Phật giáo, chủ biên tạp chí Nghiên cứu Phật học và xuất bản nhiều sách về Phật giáo.
(3). "Điều tra tình hình tín ngưỡng tôn giáo của thanh thiếu niên khu vực phát triển kinh tế Trường tam giác, lấy tỉnh Chiết Giang làm điểm", bài đăng tải trên "Nghiên cứu Thanh niên đương đại", kỳ 6, năm 2004.
(4). Trần Binh, Đặng Tử Mỹ: "Phật giáo Trung Quốc ở Thế kỷ 20", NXB Dân tộc, năm 2000, tr.140.
Các bài viết liên quan
- TP.HCM: Quỹ “Pháp học Khất sĩ” trao gần 200 suất học bổng cho Tăng Ni Hệ phái - Chủ Nhật, 14:55 22-12-2024 - xem: 542 lần
- Học viện Phật giáo VN tại TP.HCM thông báo tuyển sinh cử nhân Phật học khóa XVIII (năm 2023) - Thứ Sáu, 19:41 10-03-2023 - xem: 4305 lần
- Lễ Khai giảng Lớp Trung cấp Ni giới Hệ phái Khất sĩ tại Tịnh xá Ngọc Uyển - Khóa XI (2023-2026) - Thứ Tư, 19:13 15-02-2023 - xem: 3119 lần
- Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM: Trang nghiêm Lễ Tốt nghiệp 2022 - Chủ Nhật, 18:47 24-04-2022 - xem: 7624 lần
- Kết quả tuyển sinh Cử nhân Phật học khóa XVI (2021) Học viện Phật giáo VN tại TP.HCM - Thứ Năm, 16:10 09-09-2021 - xem: 7683 lần
- Học viện Phật giáo VN tại TP.HCM thông báo tuyển sinh cử nhân Phật học khóa XVI (2021) - Thứ Sáu, 17:10 07-05-2021 - xem: 8915 lần
- TP.HCM: Lễ phát học bổng khuyến học Ni giới Hệ phái Khất sĩ năm 2021 - Thứ Sáu, 23:03 30-04-2021 - xem: 8536 lần
- Lễ Cấp phát học bổng của Hệ phái Khất sĩ năm 2020 - Chủ Nhật, 09:47 24-01-2021 - xem: 9290 lần
- Học viện Phật giáo VN tại TP.HCM: Thông báo tuyển sinh Thạc sĩ và Tiến sĩ Phật học - Thứ Năm, 16:00 19-11-2020 - xem: 11124 lần
- Trang nghiêm Lễ tốt nghiệp và Tổng khai giảng tại HVPGVN tại TP. HCM - Chủ Nhật, 23:14 25-10-2020 - xem: 7094 lần
- Kết quả thi tuyển vào Học viện Phật giáo VN tại TP.HCM - Thứ Ba, 23:27 22-09-2020 - xem: 10077 lần
- Kỳ thi đại học của Tăng Ni - Thứ Tư, 18:15 16-09-2020 - xem: 7664 lần