CHÀO MỪNG QUÝ VỊ ĐÃ GHÉ THĂM TRANG NHÀ. CHÚC QUÝ VỊ AN VUI VỚI PHÁP BẢO CAO QUÝ !

Định hướng tu tập và hoằng pháp của Tổ sư

Đức Tổ sư Minh Đăng Quang đã vắng bóng 60 năm nhưng nhân cách, công hạnh của Ngài vẫn đáng cho mọi người kính ngưỡng và tôn thờ. Lời dạy của Tổ sư cho đến ngày nay vẫn là ngọn đuốc định hướng cho người hành trì tu tập để thăng hoa tri thức và đạo hạnh. Tiếp nhận tinh hoa giáo lý từ những lời dạy đó, chúng ta không thể không ôn lại nét đặc sắc trong “Định hướng tu tập và hoằng pháp” của Tổ sư.

TSMDQ016

Nhắc đến Tổ sư, chúng ta hình dung đến công hạnh của một vị tu sĩ:

Tăng sĩ đi vào đời,

Như hoa nở muôn nơi,

Tô điểm màu tươi thắm,

Trang nghiêm đẹp cuộc đời.

Phật giáo Việt Nam có mặt hơn 2.000 năm và đã tiếp nhận cả hai truyền thống Phật giáo lớn là Nam truyền và Bắc truyền. Bằng sự dung hòa từ hai truyền thống trên, ở giai đoạn chấn hưng Phật giáo Việt Nam thế kỷ XX đã xuất hiện Đạo Phật Khất Sĩ Việt Nam do đức Tổ sư Minh Đăng Quang sáng lập.

Ngài vận dụng tinh hoa từ cả hai hệ Bắc và Nam truyền, đề cao đường lối tu tập ngang qua Giới - Định - Tuệ gần gũi, dễ hiểu và dễ hành trì. Vì thế, Hệ phái Khất sĩ ngày càng được lan tỏa trong hệ thống Phật giáo Việt Nam.

Trong “Kệ giới” của Luật nghi Khất sĩ, Tổ sư đã dạy chúng ta định hướng cho sự tu tập: Giới như trái đất, định như cây trồng trên trái đất n gười tu là vui trả những nghiệp quả cũ và không gây tạo nghiệp nhân mới; tức tu là dứt nghiệp, tu là đoạn nghiệp . Như vậy, tu là trau dồi sa đổi, bỏ dở làm hay, bỏ tà về chánh, dứt ác làm lành . Tu là làm sao trở nên người có đức độ, có một đời sống hạnh phúc cao thượng, có một đạo hạnh đáng quý hơn đời. Người tu sĩ muốn tiến đến sự giác ngộ Chánh đẳng giác hoàn toàn không thể rời tu Giới , t u Địnhv à t u Tuệ. Tự thân chúng ta vốn dĩ thanh tịnh, nhưng bị mây đen phiền não che kín, nên mặt trời tuệ giác chưa hiển lộ được .M uốn trí tuệ hiển lộ, không gì khác là chúng ta phải tu tập bằng chất liệu của Giới học, Định học và Tuệ học , sẽ giác ngộ chứng đắc ngay trong đời sống này . chúng ta cần thanh thản trong tu tập, luôn thiền quán tâm “ đ ại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả” với chúng sanh để tâm không còn bị ngăn trệ, phiền não không còn khởi lên, và nhất định dễ an trú trongthường, lạc, ngã, tịnh” tự tại.

Tổ dạy tiếp: “Người Khất sĩ phải là người có thật học, phải đủ đức hạnh, phải có chơn tu mới được gọi đúng danh từ Khất sĩ” (Chơn lý “Khất sĩ”). Học đây không phải chỉ riêng học chữ nghĩa văn tự, mà học đầy đủ Văn - - Tu, học trong mỗi hành động, hoàn cảnh sống, học ở mọi người, mọi nơi, học với tất cả chúng sanh, vạn vật. Người Khất sĩ tạm sống xin ăn tu học đi ngay chơn lý chẳng chút lãng xao, không màng khổ nhọc. Chính Phật là Vô T hượng S ĩ, là ông thầy giáo có sự học không ai hơn! “Đạo Phật do chỗ hành mà giác ngộ, chớ không phải nơi cái học mà đắc”. Tổ còn nói:“Hành đạo là đắc đạo chớ học đạo chưa có đắc đạo đâu. Học là biết đặng tu hành, chớ phải học là để học, học mãi cho điên, cho chán, cho chết, cho hết thì giờ, tự vận” (Chơn lýHọc để tu”).

Tổ sư dạy sự tu học rất quan trọng, nhờ có tu mới có cơ hội dẹp bỏ lần sự quấy ác, tu mới lọc lược được tham sân si, và sự huân tu mới vượt qua được chướng nghiệp, thấu triệt được nẻo luân hồi, mới vượt qua bể khổ sông mê, tìm đến nơi tự tại, an nhiên giải thoát. Bởi “vật chất là ác, giáo lý của cái có là ác, tứ đại vạn sự là ác, thân trẻ nhỏ là ác, vậy chúng ta muốn sống an vui thì phải bỏ xuống cái ác mới được” vì “đời là nguy hiểm, nguy hiểm nhất cho tánh mạng là vật chất tốt đẹp, bao vây người trong đời là kẻ bị bao vây giữa dòng binh khí, mà ai ai cũng là giặc nghịch của mình hết, cho nên mạng người là trong rủi may, nháy mắt giây lát, của hơi thở cầm chừng, liều mạng nhắm mắt cầm cương ý dục. Đời là chỗ chết, ai cũng giết hại ta cả, tự họ giết hoặc xúi giết, mà chúng sanh là kẻ quen chịu chém, giết lẫn nhau… Thế nhưng, “Chúng ta sống bị cái tham cám dỗ, bởi lớp sơn phết bóng láng, mà khổ tâm giữ gìn, quên đi chốn diêm đàn chỉ mang theo tội và phước (Chơn lý“K huyến tu ”, tr . 171) . Tổ còn dạy: “Người ở đời nếu không tu thì khó sống an vui, mà tu sái phép thì lại càng khó sống an vui hơn nữa”.

Tu tập là quá trình đòi hỏi chúng ta phải tựnhận biết, hằng tra u dồi thân tâm. Đ ạo P hật chẳng phải tìm đâu xa, tìm thấy nơ i ta trong mỗi lúc , trong lối sống t hiểu dục tri túc”, trong phân biệt rõ đúng sai , thiện ác. Trong Chơn lý “Đi tu”, Tổ s ư đã dạy: “Kẻ trí trau tâm, chớ chẳng dồi thân. Nói ít mà nên,làm ít mà hay, lo ít mà đặng, là bởi nơi tâm đã trọn tốt. Một người địa vị tối cao quan trọng, mà tâm tánh xấu xa, thì cơ thâm họa diệc thâm, chớ có ích chi mà chúng ta vội tìm tham muốn ”.

Sống ở đời, để tự hoàn thiện trở nên cao đẹp, chúng ta cần biết kham nhẫn với những sự thật để thấu hiểu một cách toàn diện. Khổ, vô thường, v ô ngã là những sự thật rất khó chịu đựng. Nếu chúng ta vượt qua được thì bến bờ kia tự do và giải thoát. Mục đích của sự tu tập theo lối " K hất sĩ" theo lời Tổ dạy: "Sự xin ăn không phải là hèn kém, chẳng qua việc ấy nhắc nhở người tu hành phải biết nhẫn nhục và chịu đựng những thử thách, để lòng tự ái, dục vọng...chóng tiêu dần. Đồng thời qua đó, nó còn giúp người tu luyện trí, tạo cho mình những niềm lạc quan siêu thoát hơn. Về phần người bố thí, qua hình ảnh của người "Khất sĩ", họ sẽ hiểu được phần nào là "an vui thanh sạch", là "trầm luân khổ ải" để sớm thức tỉnh, tìm đến con đường giải thoát phiền muộn. Đối với người tu, nếu không làm "Khất sĩ" để vừa hóa trai, vừa tu học thì không dễ gì đạt được đạo quả vô thượng".

Giới luật rất cần cho đời sống tu tập. Sự không giữ giới là bãi sình của tham lam, là nơi chết khổ trong rừng cây bụi rậm. Người tu sĩ giữ trọn vẹn giới luật là tập sống trong lục hòa, phải biết bậc trên người dưới, một nếp sống thập lục hạnh ngăn dè. Một người kiên trì tấn tu đạo nghiệp, người ấy có thể vượt khỏi biển tử sinh, vì thế để đạt quả vị thì tiến trình tu tập đối với chúng ta không thể thiếu Giới được. Bên cạnh đó, Tổ còn nhấn mạnh sự tác hại của dục là nấm mồ địa ngục mà người sa lọt trong đó, thì không thể cất đầu (Chơn lý tập I, Nam và n , tr.192). Do vậy, hoàn thiện Giới sẽ làm nền tảng để hoàn thiện Định - Huệ trong toàn bộ tiến trình giải thoát.

Nếu giới luật Phật được áp dụng thi hành trong đời sống của người tại gia thì sẽ trực tiếp góp phần thăng hoa đời sống tinh thần, nâng cao đạo đức nhân cách, góp phần ổn định gia đình, quốc gia, xã hội và hòa bình thế giới. Tổ sư đã dạy: chìa khóa thành công của xứ Phật là giới luật; chớ chi mà đời nay các xã hội gia đình trong thế giới này, vất bỏ đi tội lỗi, biết nhận ra món báu trong sạch thiện lành, biết đến lẽ phải, đức hạnh, đạo lý, hơn là khôn dại, thì quý ích quá (Chơn lý “Đời đạo đức”).

Hay:Giới pháp hay kỷ luật là tư cách, bổn phận, trình độ, tuổi số của mỗi người ai ai cũng đang có cả, có điều là chúng ta mảng lo việc đâu đâu xao lãng đó thôi. Ấy thế, chúng ta mới lầm, chúng ta không có kỷ luật, cũng như không có mặt đất, không có linh hồn thì lấy đâu làm sự thành công ích lợi. Cũng như ông vua mà không có kỷ luật thiện, cả thần dân cũng y như thế, thì làm sao yên ổn đặng, và tự mỗi người đã không yên ổn như thế thì dầu ông có giết hết dân, đoạt hết của cải, hăm dọa h,góp thâu cách gì cũng không hết loạn đặng” (Chơn lý “Đời Đạo đức”).

Về sự tu học, Tổ sư dạy trong Chơn lý Bài h ọc cư s ĩ ”, thể hiện rõ trong đoạn văn sau: “Ráng lo học hành, vui chung, chung sống, dứt bỏ điều càn, tập gìn giới hạnh, để tạo một phong hóa trang nghiêm, sắp đặt chương trình kỷ luật, phân biệt cho xa khác với trẻ em, tạo nên thiên đường Phật quốc trên mặt đất, cùng nhau chung góp trí hành để lập thành đạo tràng cho mai hậu, ấy mới là người đáng sống của đời nay. Có chánh mới có định. Chánh là thiện, nghĩa là phải giữ giới. Giới nhiều thì định nhiều, giới ít thì định ít, không giới thì không định. Tâm không định là sự nghĩ ngợi, quán xét không đặng sáng và chẳng năng dứt bỏ điều càn”.

Như vậy, muốn tu phải sửa thân khẩu ý và phải hành thiền. Điều trị tham - sân - si bằng cách “phải chăm nom gìn giữ, rình đón ngăn rào, xem chừng từ chút, nuôi nó như nuôi con, đừng cho tham sân si tam độc bên ngoài nhập vào và tham sân si bên trong lộ ra thì phải mau trừ khử chùi lau!” (Chơn lý I, tr. 370). Để phù hợp cho chúng sanh nhiều căn tánh khác nhau, muốn tùy thuận theo pháp môn nào thì áp dụng sự tu tập theo từng bước để đi đến giải thoát an nhiên là bước đường tìm về bảo sở mà chúng ta không thể thiếu.

Hoằng pháp cũng góp phần cho sự tu tập tiến triển. Phật giáo theo thời đại thay đổi , người tu sĩ phải đi vào làm P hật sự trên tinh thần hòa nhập với cộng đồng , hành trì theo gương Bi - Trí - Dũng của Tổ Thầy đã làm để giáo pháp không bị mai một , để chân lý mãi tồn tại với thời gian, m ãi tỏa sáng trong tâm hành giả , để ánh đuốc của Đ ạo Phật K hất Sĩ mãi sáng ngời. N hất là với T ăng N i trẻ, phải chú tâm rèn phẩm hạnh, thấu hiểu và thấm nhuần Chơn lý để ứng dụng vào đời sống tu tập và hoằng pháp theo tinh thần “hoằng pháp vi gia vụ, lợi sanh vi bổn hoài” . Có thế chúng ta mới xứng danh là con dòng T hích tử “N ối truyền Thích-ca C hánh pháp” , Tăng - già Khất sĩ mới trở nên xứ T ịnh độ trang nghiêm, cõi đạo tràng ngày thêm rực rỡ, lợi lạc quần sanh.

Tóm lại, Tổ sư muốn dạy chúng ta định hướng cho sự tu tập, con người biết tu mới nung đú c,trui rèn trở nên bậc trí giả hoàn thiện. Người thế gian chưa am hiểu giáo lý nên cứ xoay lộn trong sanh tử, đ m chìm trong dục lạc, thỏa mãn khát vọng bất chấp khổ đau, nguy hiểm tội lỗi càng nhiều hơn. Chúng ta không nên thờ ơ cho qua ngày tháng, mà phải biết rằng: “Định nghiệp rất khó chuyển” , phải chuyên tâm nlực tiến tu, gìn giữ nếp sống phạm hạnh, mới tự tại trong sanh tử. Như lời Tổ s ư: “Muốn hết khổ thì phải tu . Giới - Định - Tuệ giúp chúng ta quán xét lý các pháp bất thiện, diệt trừ các vô minh, chế ngự tham sân si để thành tựu lý tưởng giải thoát.

TKN. Liên Tuyền
Tịnh xá Ngọc Lâm – Bảo Lộc – Lâm Đồng

***

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Tổ sư Minh Đăng Quang, Chơn lý, tập II, Nxb. Tôn giáo, Hà Nội, 2009.

2. Thích Minh Thành, Phật học đức dục, Phật học đường chùa Ấn Quang, sách giáo khoa Sơ đẳng PL. 2547 – DL. 2003.

3. Cành hoa giáo lý (lưu hành nội bộ), PL. 2546 – DL. 2002.

4. Học viện Phật giáo Việt Nam TP.HCM, Kỷ yếu Tăng Ni khóa VII, PL. 2555.

    Chia sẻ với thân hữu:
    In bài viết:

Các bài viết liên quan