CHÀO MỪNG QUÝ VỊ ĐÃ GHÉ THĂM TRANG NHÀ. CHÚC QUÝ VỊ AN VUI VỚI PHÁP BẢO CAO QUÝ !

Nội dung, thể lệ cuộc thi "Tiếng chuông tỉnh thức" GĐ.III

NỘI DUNG THỂ LỆ CUỘC THI

Nhân dịp đại lễ Tự Tứ Tăng - Vu Lan Báo Hiếu, tại Tịnh xá Ngọc Tòng PL. 2560 - DL.2016, BTC Đại lễ tổ chức cuộc thi giáo lý “Tiếng Chuông Tỉnh Thức” dành cho các vị tập sự, thiện nam, tín nữ Phật tử các miền Tịnh xá về tham dự đại lễ nhằm tạo ra sân chơi bổ ích, giúp các vị ôn tập một số kiến thức cơ bản về giáo lý, lịch sử Đức Phật, lịch sử Tổ, lịch sử Thầy.

Thời gian: 15h 30 Thứ 4 ngày Rằm tháng 7 năm Bính Thân (nhằm 17/08/ 2016)

Địa điểm: Lễ đài tổ chức Đại lễ Tự Tứ Tăng - Vu Lan Báo Hiếu tại Tịnh xá Ngọc Tòng.

Đối tượng dự thi: Tập sự và thiện nam, tín nữ Phật tử.

THỂ LỆ THAM GIA CUỘC THI GIÁO LÝ“TIẾNG CHUÔNG TỈNH THỨC”

1. Số lượng thí sinh: Mỗi Tịnh xá được đăng ký tối đa 20 thí sinh, không phân biệt tuổi tác. Các Phật tử còn lại tham gia cổ vũ.

2. Nội dung thi: Các kiến thức giáo lý cơ bản về lịch sử Đức Phật, lịch sử Tổ, lịch sử Thầy. Nội dung thi sẽ có 5 phần, mỗi phần gồm có 10 câu hỏi và các câu hỏi sẽ đi từ dễ đến khó. Sau mỗi phần đều có những phần thưởng giá trị của BTC.

3. Hình thức thi: Mỗi thí sinh có 30 giây để vừa suy nghĩ và trả lời câu hỏi, các đáp án có sẵn do BTC chuẩn bị. Các thí sinh trả lời lần lượt các câu hỏi trắc nghiệm từ 1-10. Người nào trả lời sai tự động rời khỏi sân chơi. Những người còn lại sẽ tiếp tục trả lời câu hỏi tiếp theo. Cứ như vậy cho đến khi chỉ còn lại một người duy nhất trên sân chơi. Nếu số người còn lại hơn một người thì vẫn tiếp tục cùng thi cho đến câu 10. Ai là người trả lời được câu 10 sẽ nhận được giải thưởng “Tiếng Chuông Tỉnh Thức”. Nếu không trả lời được câu 10 nhưng là người tồn tại lâu nhất sẽ được lãnh giải thưởng tuỳ ở mức câu hỏi người chơi dừng lại.

4. Chuẩn bị: Các vị Trụ trì hướng dẫn Phật tử ôn tập giáo lý theo đề cương đính kèm.

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM THI GIÁO LÝ

“TIẾNG CHUÔNG TỈNH THỨC”

Câu 1: Hãy cho biết danh hiệu vị Tổ sư khai sáng ra Hệ phái Phật Giáo Khất sĩ VN?

a. Tổ sư Minh Đăng Quang 

b. Tổ Bồ Đề Đạt Ma. 

c. Tổ Huệ Năng. 

d. Tổ Ca Diếp. 

Câu 2: Tổ sư Minh Đăng Quang thế danh là gì và năm bao nhiêu Ngài ra đời?

a. Nguyễn Thành Đức, tự Lý Hườn, sinh năm 1923. 

b. Nguyễn Tất Thành, tự Lý Hườn, sinh năm 1923. 

c. Nguyễn Thành Đạo, tự Lý Hườn, sinh năm 1923. 

d. Nguyễn Thành Đạt, tự Lý Hườn, sinh năm 1923. 

Câu 3: Tổ sư Minh Đăng Quang khi chưa đi xuất gia, Người là người con thứ mấy trong gia đình ?

a. Người con thứ 4 trong gia đình. 

b. Người con thứ 2 trong gia đình. 

c. Người con út trong gia đình. 

d. Người con cả trong gia đình. 

Câu 4: Tổ sư Minh Đăng Quang được sinh ra ở đâu?

a. Gò Công, Tiền Giang. 

b. Ninh Kiều, Cần Thơ. 

c. làng Phú Hậu, tổng Bình Phú, quận Tam Bình, Tỉnh Vĩnh Long. 

d. Chợ mới, An Giang. 

Câu 5: Thân Mẫu của Tổ sư Minh Đăng Quang khi mang thai Ngài bao nhiêu tháng mới khai hoa?

a. 9 tháng 10 ngày. 

b. 11 tháng 10 ngày. 

c. 12 tháng 10 ngày. 

d. 12 tháng 0 ngày. 

Câu 6: Thân Phụ và thân Mẫu của Tổ sư Minh Đăng Quang tên là gì?

a. Thân Phụ là Nguyễn Tồn Hiếu, thân Mẫu là cụ bà Phạm Thị Xuân. 

b. Thân Phụ là Nguyễn Tồn Hậu, thân Mẫu là cụ bà Phạm Thị Nhàn. 

c. Thân Phụ là Nguyễn Tồn Hiếu, thân Mẫu là cụ bà Phạm Thị Nhàn 

d. Thân Phụ là Nguyễn Tồn Hạnh, thân Mẫu là cụ bà Phạm Thị Xuân. 

Câu 7: Năm bao nhiêu tuổi Tổ sư Minh Đăng Quang mới qua Nam Vang tìm Thầy học đạo?

a. Năm 12 tuổi. 

b. Năm 19 tuổi. 

c. Năm 13 tuổi. 

d. Năm 15 tuổi 

Câu 8: Năm bao nhiêu tuổi Tổ sư Minh Đăng Quang chứng đạo, tại đâu?

a. Năm 22 tuổi tại Mũi Nai - Hà Tiên. 

b. Năm 22 tuổi tại Mũi Né – Hà Tiên. 

c. Năm 20 tuổi tại vùng núi Thất Sơn. 

d. Năm 30 tuổi tại vùng núi Thất Sơn. 

Câu 9: Tổ sư Minh Đăng Quang Ngài chứng đạt pháp lý gì ?

a. Diệt trừ nguồn gốc của khổ đau. 

b. Đoạn tận mọi ràng buộc của thế gian. 

c. “Thuyền Bát Nhã” ngược dòng cứu vớt chúng sanh. 

d. Cả 3 câu trên đều sai. 

Câu 10: Năm bao nhiêu Tổ sư Minh Đăng Quang thọ cụ túc giới Tỳ Kheo, tại đâu?

a. Năm 1946, tại Chùa Linh Sơn. 

b. Năm 1945, tại Chùa Linh Bửu. 

c. Năm 1947, tại Chùa Linh Hội. 

d. Năm 1946, tại Chùa Linh Bửu. 

Câu 11: Người đệ tử đầu tiên của Tổ sư Minh Đăng Quang là ai?

a. Trưởng lão nhị Tổ Giác Chánh. 

b. Đức Thầy Giác An. 

c. Trưởng lão Giác Tánh. 

d. Đức Thầy Từ Huệ. 

Câu 12: Tổ sư Minh Đăng Quang viết bộ chơn lý với bao nhiêu tiểu luận:

a. 65 tiểu luận. 

b. 67 tiểu luận. 

c. 69 tiểu luận. 

d. 90 tiểu luận. 

Câu 13: Tổ Sư Minh Đăng Quang vắng bóng. Ngày, tháng, năm nào? Khi ấy Ngài được bao nhiêu tuổi?

a. Vào ngày mùng 01 tháng 02 (Al) năm 1954. Khi ấy Ngài được 32 tuổi, 

b. Vào ngày mùng 01 tháng 02 (Al) năm 1954. Khi ấy Ngài được 22 tuổi. 

c. Vào ngày mùng 01 tháng 02 (Al) năm 1945. Khi ấy Ngài được 24 tuổi. 

d. Vào ngày mùng 01 tháng 02 (Al) năm 1945. Khi ấy Ngài được 23 tuổi. 

Câu 14: Sau khi Tổ sư Minh Đăng Quang vắng bóng, thì chư vị đệ tử Tổ sư lấy hạnh nguyện gì đề tiếp bước hành đạo?

a. “Nối Truyền Thích Ca Chánh Pháp, Đạo Phật Khất Sĩ Việt Nam”. 

b. “Nên tập sống chung tu học”. 

c. “Xả kỷ, lợi tha; trì bình khất thực; hóa độ chúng sanh”. 

d. Cả 3 câu trên đều đúng. 

Câu 15:  Tổ chức thành lập Giáo hội được quy định theo Tổ sư Minh Đăng Quang là:

a. Một tiểu Giáo hội là 10 vị, một trung Giáo hội là 80, một đại Giáo hội 500 vị. 

b. Một tiểu Giáo hội là 20 vị, một trung Giáo hội là 100, một đại Giáo hội 500 vị. 

c. Một tiểu Giáo hội là 20 vị, một trung Giáo hội là 100, một đại Giáo hội 600 vị. 

d. Một tiểu Giáo hội là 10 vị, một trung Giáo hội là 300, một đại Giáo hội 500 vị. 

Câu 16: Từ ngày khai mở mối Đạo Khất sĩ, đến lúc Tổ sư Minh Đăng Quang vắng bóng là khoảng bao nhiêu năm?

a. 12 năm 2 tháng. 

b. 10 năm 9 tháng. 

c. 9 năm 3 tháng. 

d. 10 năm 0 tháng. 

Câu 17:  Mỗi ngôi Tịnh xá đều có 4 cây cột chính bao quanh tháp bảo điện cuả Phật để tượng trưng điều gì?

a. Cho bốn sự thật: khổ, tập, diệt, đạo. 

b. Cho tứ chúng: Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, Thiện Nam và Tín Nữ. 

c. Cho bốn điều quán tưởng: Thân, thọ, tâm, pháp. 

d. Cho bốn niệm: Từ, Bi, Hỷ Xả. 

Câu 18: Hệ phái Phật Giáo Khất Sĩ lấy câu gì làm tông chỉ để hành đạo?

a. Câu “Nối truyền Thích Ca chánh pháp – Đạo Phật Khất Sĩ Việt Nam”. 

b. Câu “Như Lai là Phật đã thành, chúng sanh là Phật sẽ thành”. 

c. Câu “Thượng cầu Phật đạo, hạ hóa chúng sanh”. 

d. Câu “Người Khất Sĩ có ba pháp tu vắn tắt là Giới, Định Tuệ”. 

Câu 19: Tịnh xá hình Bát Giác biểu trưng cho pháp gì?

a. Con đường Trung Đạo. 

b. Biểu trưng cho Bát phong. 

c. Biểu trưng cho Bát chánh đạo. 

d. Tượng trưng cho tám vạn, bốn ngàn Pháp môn. 

Câu 20: Ngôi Tịnh xá đầu tiên của Hệ phái Phật Giáo Khất sĩ là:

a. Tịnh xá Ngọc Viên tại tỉnh Vĩnh Long. 

b. Tịnh xá Ngọc Tòng tại Khánh Hòa. 

c. Tịnh xá Trung Tâm tại (Q. Bình Thạnh) TP. HCM. 

d. Tịnh xá Ngọc Quang tại tỉnh Buôn Mê Thuộc. 

Câu 21: Vị đệ tử cuối cùng bên Tăng của Tổ sư Minh Đăng Quang là ai?

a. Giác Hội. 

b. Giác Chánh. 

c. Giác Hồng. 

d. Cả 3 đều sai. 

Câu 22: Hệ phái Phật Giáo Khất sĩ hiện nay có mấy giáo đoàn Tăng ?

a. 5 giáo đoàn. 

b. 6 giáo đoàn. 

c. 7 giáo đoàn. 

d. 8 giáo đoàn. 

Câu 23: Đức Pháp chủ của Giáo Hội Tăng Già Khất Sĩ Thế Giới là ai?

a. HT. Thích Giác Lượng. 

b. PS. Thích Giác Nhiên. 

c. HT. Thích Giác Tường. 

d. HT. Thích Minh Tuyên. 

Câu 24: Trụ sở trung tâm của Hệ phái Khất sĩ hiện nay đặt tại đâu?

a. Pháp Viện Minh Đăng Quang. 

b. Tịnh xá Trung Tâm. 

c. Tịnh xá Ngọc Viên. 

d. Tịnh xá Ngọc Tòng. 

Câu 25: Trụ sở Giáo Hội Ni Giới Khất Sĩ Việt Nam đặt tại đâu?

a. Tịnh xá Ngọc Phú tại TP. HCM. 

b. Tịnh xá Ngọc Phương tại TP. HCM. 

c. Tịnh Độ Ni Giới tại Vĩnh Lương, Khánh Hòa. 

d. Tịnh xá Ngọc Trung tại An Khê, Gia Lai. 

Câu 26: Đức Nhị Tổ của Hệ phái Phật Giáo Khất sĩ là ai?

a. HT. Thích Giác Chánh. 

b. HT. Thích Giác Nhu. 

c. HT. Thích Giác Phải. 

d. HT Thích Giác Tường. 

Câu 27: Trong bài kệ “Thuyền Trí Huệ” của Kinh Tam Bảo có câu: “Tai nghe tựa tiếng chuông cảnh tỉnh, Mắt thấy xa đủng đỉnh thuyền khơi, Du Tăng . . . . . ra đời. chiếc thuyền . . . . vớt người trần duyên” Hãy điền vào chỗ trống.

a. Khất thực/ Giáo Pháp . 

b. Khất Sĩ/ Giáo hội. 

c. Phật giáo/ Tăng chúng.

d. Khất Sĩ/ Giáo Pháp 

Câu 28: Trong bài kệ “Thuyền Trí Huệ” của Kinh Tam Bảo có câu: “Kể ngày ấy vãng sanh xứ Phật, học đạo mầu . . . . . .   . . huyền vi, Làm tăng ôm bát đắp y, Vâng hành . . . . . . . . . . . giữ trì giới nghiêm” Hãy điền vào chỗ trống.

  1. Niệm Phật/ giới Pháp
  2. Nhiệm mật/ Pháp báu
  3. Tụng niệm/ Pháp báu
  4. Nhiệm mật/ giới pháp

Câu 29: Đức Thầy Giác An sinh ra tại đâu?

  1. Quận Lai Vung, tỉnh Sa Đéc, nay thuộc tỉnh Đồng Tháp
  2. Huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang
  3. Quận Bình Thạnh, Sài Gòn
  4. Huyện Phước Long, tỉnh Bạc liêu

Câu 30: Đức Thầy Giác An sinh ngày, tháng, năm nào?

  1. 06/ 06/ Tân Sửu (1901)
  2. 07/ 07/ 1910
  3. 16/ 06/ 1900
  4. 17/ 07/ 1920

Câu 31: Đức Thầy Giác An thế danh là:

  1. Nguyễn Văn Ngân
  2. Nguyễn Văn Ngàn
  3. Phạm Văn Ngân
  4. Phạm Văn Ngàn

Câu 32: Khi còn sanh tiền, Đức Thầy Giác An đã phát ra bao nhiêu lời đại nguyện

  1. 10 đại nguyện
  2. 7 đại nguyện
  3. 12 đại nguyện
  4. 48 đại nguyện

Câu 33: Đức Thầy giác An viên tịch tại đâu?

  1. Tịnh xá Ngọc Tòng
  2. Tịnh xá Ngọc Quang
  3. Tịnh xá Ngọc Cát
  4. Tịnh xá Ngọc Phúc

Câu 34: Đức Thầy Giác An (trưởng giáo đoàn III đầu tiên) viên tịch vào ngày, tháng, năm nào?

a. Ngày 17 tháng 8 (Al) năm 1970. 

b. Ngày 24 tháng 3 (Al) năm 1971. 

c. Ngày 16 tháng 8 (Al) năm 1969. 

d. Ngày 16 tháng 7 (Al) năm 1971. 

Câu 35: Tính từ năm 1956 đến năm 1960 Hệ phái Khất sĩ Việt Nam có mấy giáo đoàn Tăng?

a. 3 Giáo đoàn. 

b. 4 Giáo đoàn. 

c. 5 Giáo đoàn. 

d. 6 Giáo đoàn. 

Câu 36: Trong cuốn "Ánh Minh Quang" có đoạn: "Ôi thật đáng cho đời kính ngưỡng, Công đức Ngài vô lượng vô biên, Hỡi chư......... hữu duyên, Nhớ ơn .......... cần chuyên tu hành". Hãy điền vào chỗ trống
a. Tín nữ & Từ Phụ. 
b. Đạo tín & Thầy Tổ. 
c. Phật tử & Đức Phật. 
d. Phật tử & Thầy Tổ. 

Câu 37: Biểu tượng đặc trưng của Hệ phái Phật Giáo Khất sĩ là gì?
a. Biểu tượng Hoa sen dưới đèn Chơn Lý. 
b. Biểu tượng Bánh xe Pháp. 
c. Biểu tượng Hoa sen.
d. Biểu tượng đèn Chơn Lý. 

Câu 38: Cuối thập niên 70 Hệ phái Phật Giáo Khất sĩ đã thành lập bao nhiêu Giáo đoàn Tăng, bao nhiêu đoàn Ni, và bao nhiêu Phân đoàn Ni trực thuộc Tăng quản lý?
a. 5 Giáo đoàn Tăng, 1 Giáo đoàn Ni, không có Phân đoàn Ni. 
b. 6 Giáo đoàn Tăng, 2 Giáo đoàn Ni, 3 Phân đoàn Ni. 
c. 6 Giáo đoàn Tăng, 1 Giáo đoàn Ni, 2 Phân đoàn Ni.
d. 6 Giáo đoàn Tăng, 1 Giáo đoàn Ni, 3 Phân đoàn Ni. 

Câu 39: Pháp tu của Hệ phái Phật Giáo Khất sĩ không ngoài?
a. Giới- Định- Tuệ.
b. Bát Chánh Đạo. 
c. Tứ Y Pháp. 
d. Tam y nhất bát. 

Câu 40: Trong cuốn "Minh Đăng Quang Pháp Giáo" Tổ sư Minh Đăng Quang có dạy: Cái sống là......sống chung - Cái biết là......học chung - Cái linh là......tu chung. Hãy điền từ thích hợp vào 3 ô trống?
a. Phải.
b. Nên. 
c. Đang. 
d. Cái. 

Câu 41: Vị Ni trưởng lãnh đạo Ni Giới Khất sĩ đầu tiên là ai?
a. Ni trưởng Ngân Liên. 
b. Ni trưởng Huỳnh Liên. 
c. Ni trưởng Hiệp Liên. 
d. Ni trưởng Nguyệt Liên. 

Câu 42: Những nguồn tư liệu của Hệ phái Phật Giáo Khất sĩ là:
a. Tìm hiểu về Hệ Phái Khất Sĩ, Hệ phái Khất sĩ.
         70 năm hình thành và phát triển - TT.TS Thích Giác Duyên. 
b. Ánh Minh Quang - HT. Thích Giác Toàn.
c. Minh Đăng Quang Pháp Giáo - Hàn Ôn. 
d. Cả 3 câu trên. 

Câu 43:Về phương diện lịch sử thì đạo Phật có từ lúc nào?
a. Có từ năm 544 trước Tây lịch
b. Có từ năm 594 trước Tây lịch.
c. Có từ năm 623 trước Tây lịch
d. Có từ năm 624 trước Tây lịch

Câu 44:Thái tử Tất đạt đa Đản sanh ở đâu?
a. Nê Pan
b. Lâm Tỳ Ni. 
c. Thành Xá Vệ 
d. Lộc Uyển 

Câu 45:Phật lịch được tính từ năm nào?
a. Từ năm Phật đản sanh
b. Từ năm Phật thành đạo
c. Từ năm Phật chuyển pháp luân
d. Từ năm Phật nhập Niết bàn 

Câu 46:Khi vua Tịnh Phạn không đồng ý cho xuất gia, Thái tử đã yêu cầu vua cha những điều gì ?
a. Hai điều kiện: Cho con trẻ mãi không già, cho con mạnh mãi không đau
b. Ba điều kiện: Cho con trẻ mãi không già, cho con mạnh mãi không đau, cho con sống hoài không chết
c. Bốn điều kiện: Cho con trẻ mãi không già, cho con mạnh mãi không đau, cho con sống hoài không chết, cho tất cả chúng sanh hết khổ.
d. Năm điều kiện: Cho con trẻ mãi không già, cho con mạnh mãi không đau, cho con sống hoài không chết, cho con được xuất gia, cho tất cả chúng sanh hết khổ.

Câu 47: Phật dạy: "Của thuộc 5 nhà, không ai giữ được"- Vậy 5 nhà là gì ?
a. Tài, sắc, danh, thực, thùy 
b. Nước trôi, lửa cháy, giặc cướp, bị tịch thu bởi nhà nước và vợ con phá tán
c. Sắc, thọ, tưởng, hành, thức 
d. Địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, nhơn, thiên

Câu 48: Ba đường ác trong luân hồi là gì?
a. Thân ác, khẩu ác và ý ác
b. Địa ngục, ngạ quỷ và súc sanh
c. Dục giới, sắc giới và vô sắc giới
d. Tham, sân , si

Câu 49: Tam độc là gì?
a. Địa Ngục, Ngã Quỷ, Súc Sinh.
b. Tham Lam, Tức Giận, Si Mê
c. vàng bạc, sắc đẹp, danh vọng
d. Sanh, lão, bệnh

Câu 50: Đức Phật đến làng Ưu-lầu-tần-loa hàng phục một vị Bà la môn rất có uy tín cùng với 500 đồ đệ quy y Phật. Đó là vị tôn giả nào?
a.  Tôn giả Mục Kiền Liên.
b.  Tôn giả Xá Lợi Phất.
c.  Tôn Giả Ca Diếp
d. Tôn giả Tu Bồ Đề

Câu 51: Trong hàng Thánh chúng của Phật, vị nào được mệnh danh là đa văn đệ nhất?
a. Tôn giả A Nan.
b. Tôn giả Phú Lâu Na.
c. Tôn giả La Hầu La.
d. Tôn giả Ưu Ba Li.

Câu 52: Trong hàng Thánh chúng của Phật, vị nào được mệnh danh là Giới luật đệ nhất?
a) Tôn giả A Nan Da.
b) Tôn giả Ca Chiên Diên.
c) Tôn giả La Hầu La.
d) Tôn giả Ưu Ba Li.

Câu 53: Trong hàng Thánh chúng của Phật, vị nào được mệnh danh là Thiên nhãn đệ nhất?
a) Tôn giả Tu Bồ Đề.
b) Tôn giả A Na Luật.
c) Tôn giả La Hầu La.
d) Tôn giả Ưu Ba Li.

Câu 54: Trong hàng Thập đại đệ tử của Phật, vị nào được mệnh danh là Biện luận đệ nhất?
a) Tôn giả A Nan Da.
b) Tôn giả Ca Chiên Diên.
c) Tôn giả La Hầu La.
d) Tôn giả Ca Diếp.

Câu 55: Trong hàng Thánh chúng của Phật, vị nào được mệnh danh là Nghĩa Không đệ nhất?
a) Tôn giả A Nan Da.
b) Tôn giả Ca Chiên Diên.
c) Tôn giả Tu Bồ Đề.
d) Tôn giả Ca Diếp

Câu 56: Trong hàng Thánh chúng của Phật, vị nào được mệnh danh là Thần Thông đệ nhất?
a)- Tôn giả Tu Bồ Đề.
b)- Tôn giả Ca Chiên Diên.
c)- Tôn giả Mục Kiền Liên.
d)- Tôn giả A Nan Da.

Câu 57: Trong Tứ diệu đế chi phần nào là Niết Bàn?
a. Tập đế.
b. Diệt đế.
c. Đạo đế.
d. Thánh đế.

Câu 58:Tứ niệm xứ là gì?
a) Vô thường, Khổ, không, vô ngã.
b) Thường, lạc, ngã, tịnh.
c) Quán thân, tâm, ý và thức.
d) Bốn đề mục quán tưởng về thân, thọ, tâm và pháp.

    Chia sẻ với thân hữu:
    In bài viết:

Các bài viết liên quan