CHÀO MỪNG QUÝ VỊ ĐÃ GHÉ THĂM TRANG NHÀ. CHÚC QUÝ VỊ AN VUI VỚI PHÁP BẢO CAO QUÝ !

Giáo đoàn VI: Thực hiện khóa tu tưởng niệm 69 năm Tổ sư Minh Đăng Quang vắng bóng

Sáng ngày 19/2/2023 nhằm 29/1/Quý Mão tại tịnh xá Lộc Uyển, 121 Kinh Dương Vương, phường 12, quận 6 chư tôn đức Tăng Ni các miền tịnh xá trực thuộc Giáo đoàn 6 vân tập về trung tâm của Giáo đoàn nỗ lực tu hành, trang nghiêm tự thân nhằm đem công đức này cúng dường lên đức Tổ sư chứng giám.

Thời khóa tu học đã thông qua phương tiện truyền thông của hệ phái Khất sĩ trước đó cũng như được niêm yết và nhắc lại trong cuộc họp nội bộ tối ngày 18/2/2023.

Đúng 4g sáng, chư Tăng Ni pháp phục trang nghiêm chia thành 2 cương giới để trùng tụng giới bổn Cụ-túc theo đúng luật định trong ngày Bố-tát. Theo đó, chánh điện là nơi chư Tăng ôn nhắc 250 giới Tỳ-kheo, còn giảng đường được thiết trí làm nơi chư Ni ôn nhắc 348 giới Tỳ-kheo-ni.

Sau phần tụng giới, cả hai địa điểm cùng thực tập thời thiền hành mở đầu cho một ngày tu mới theo thời khóa đã niêm yết.

9g15 sáng là thời thính pháp, HT. Giác Điệp – Phó Trị sự Giáo đoàn VI đã quang lâm thuyết giảng tư tưởng trong quyển Chơn Lý “Y Bát Chơn Truyền”. Ngài đã tóm tắt nội dung chính của quyển này nhằm củng cố niềm tin cho Tăng Ni trong việc thọ trì y bát trong đời sống thường nhật. Y bát chính là hai pháp khí quan trọng làm nên từng nấc thang đến nơi an lạc của Niết-bàn. Người xuất gia không thể nào thiếu hai khí cụ này như một con chim luôn có đôi cánh bên mình.

Thời trai ngọ được thực hiện theo Pháp ăn hòa chúng lấy theo mô hình của Khóa tu truyền thống do hệ phái Khất sĩ tổ chức các năm qua luân phiên qua từng Giáo đoàn.

14g thời pháp đàm diễn ra nơi chánh điện. Mở đầu, HT. Giác Điệp nêu ra câu hỏi: Đại chúng thử tư duy nếu không có y bát, một người tu hành có thành Phật không? Đây là cách đặt vấn đề mang tính trực quan sinh động, khiến người nghe tự vấn lại sự tu tập của chính mình trong việc thọ trì y bát cũng như tri kiến về hai khí cụ này. Dựa trên nội dung quyển Chơn Lý Y Bát Chơn Truyền, Hòa thượng nhấn mạnh y bát phải do chơn sư truyền, nếu không truyền đúng pháp thì sẽ thành kẻ khất cái ăn xin đê hèn.

Góp lời chia sẻ, TT. Giác Nhuận – Phó Tri sự Giáo đoàn VI cũng giảng trạch nguồn gốc và các ý nghĩa của y bát theo truyền thống Nam tông, Bắc tông và Khất Sĩ. Y bát gồm có cả sự và lý. Sự của y bát là phái được chơn truyền theo các Giới đàn. Lý của y bát là y cứ theo giáo lý Bát Chánh đạo trên nền tảng của Giới – Định – Tuệ và trí văn, trí tư, trí tu.

Vào cuối ngày, chư Tăng Ni tiếp tục gia công tu tập một thời thiền tọa và thiền hành.

Do chương trình tu tập trùng vào ngày sám hối cuối tháng nên chư Tôn đức Tăng Ni hướng dẫn quý Phật tự tụng thời kinh sám hối vào lúc 19g tại chánh điện và giảng đường.

    Chia sẻ với thân hữu:
    In bài viết:

Các bài viết liên quan