CHÀO MỪNG QUÝ VỊ ĐÃ GHÉ THĂM TRANG NHÀ. CHÚC QUÝ VỊ AN VUI VỚI PHÁP BẢO CAO QUÝ !

Tưởng niệm 69 năm vắng bóng Tổ sư Minh Đăng Quang

Nhân lễ tưởng niệm 69 năm Tổ sư Minh Đăng Quang vắng bóng, chiều ngày 19-2 (29 tháng Giêng), Trung ương Giáo hội đã trang nghiêm tưởng niệm  vị Tổ khai sáng Hệ phái khất sĩ Việt Nam – thành viên sáng lập GHPGVN, tại pháp viện Minh Đăng Quang (TP.Thủ Đức).

Hiện diện có Trưởng lão Hòa thượng Thích Giác Tường, Trưởng lão Hòa thượng Thích Như Tín, Trưởng lão Hòa thượng Thích Thanh Hùng, đồng Ủy viên Thường trực HĐCM; Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch HĐTS, Trưởng Ban Tăng sự Trung ương; Hòa thượng Thích Thiện Pháp, Phó Chủ tịch TT HĐTS; cùng chư Trưởng lão Hòa thượng HĐCM, chư Tôn đức HĐTS, các Ban Viện Trung ương và Ban Trị sự PG TP.HCM.

Đối trước kim thân Tổ sư Minh Đăng Quang, chư Trưởng lão Hòa thượng dâng trầm hương cúng dường, thành kính tưởng niệm 68 năm ngày Tổ vắng bóng. Mặc niệm ân công đức của Tổ sư đã khai sáng Đạo Phật khất sĩ Việt Nam nay Hệ phái khất sĩ Việt Nam, một trong 9 tổ chức xây dựng nên ngôi nhà GHPGVN.

Dựa hệ thống giáo lý mà Tổ Minh Đăng Quang đã để lại cho Hệ phái, theo đó đã làm sáng tỏa giá trị cốt lõi của đạo Phật, giúp cho Tăng Ni, Phật tử Hệ phái nương theo tu hành, giác ngộ chơn lý để vững chãi bước đi trên con đường hoằng dương chánh pháp, giúp cho chúng sanh được lợi lạc.

Tổ sư Minh Đăng Quang thế danh Nguyễn Thành Đạt, sinh ngày 26 tháng 9 năm Quý Hợi (1923) tại làng Phú Hậu, tổng Bình Phú, quận Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long.

Năm 15 tuổi, ngài xin phép thân phụ rời Vĩnh Long đi học đạo tại Nam Vang. Năm 19 tuổi ngài trở về Sài Gòn. Năm 20 tuổi vâng lời thân phụ lập gia đình. Cuối năm 21 tuổi, người bạn đời và con thơ đều thọ bệnh qua đời.

Đầu năm 22 tuổi, ngài xin phép thân phụ lên miền Thất Sơn xuất gia học đạo. Sau đó, ngài du hành sang Mũi Nai, Hà Tiên. Tại đây, ngài đã tham thiền suốt 7 ngày 7 đêm và chứng ngộ lý pháp “Thuyền Bát-nhã”. Sau đó, ngài được một thiện nam thỉnh về chùa Linh Bửu (Mỹ Tho) an trú thiền định.

Ngày rằm tháng 7 năm 1944, ngài thọ y bát giới Sa-di; hai năm sau, ngài thọ Đại giới Cụ túc được Đức Phật A Di Đà ứng mộng, thọ ký pháp danh Minh Đăng Quang. Sau đó, ngài chính thức đi hoằng hóa.

Buổi đầu, Ngài ra Long An, xuống Mỹ Tho, Gò Công, Sài Gòn, Tây Ninh, Bình Dương… rồi lần xuống các tỉnh miền Tây. Ngày mùng 1 tháng 2 năm Giáp Ngọ (1954), trên đường hành đạo từ Sa Đéc xuống Vĩnh Long, rồi qua Cần Thơ, ngài thọ nạn tại Cái Vồn (nay là huyện Bình Minh, Vĩnh Long) và vắng bóng đến ngày hôm nay, tròn 68 năm. Để lại cho đời chí nguyện “Nối truyền Thích ca chánh pháp – Đạo Phật khất sĩ Việt Nam”.

Nguồn: chutichghpgvn.vn

    Chia sẻ với thân hữu:
    In bài viết:

Các bài viết liên quan