CHÀO MỪNG QUÝ VỊ ĐÃ GHÉ THĂM TRANG NHÀ. CHÚC QUÝ VỊ AN VUI VỚI PHÁP BẢO CAO QUÝ !

HT. Minh Bửu thuyết giảng chuyên đề “Tổ sư Minh Đăng Quang và Tư tưởng Phật giáo Bắc truyền”

Sáng ngày 25/07/2023 (nhằm mùng 08/06 Quý Mão), HT. Minh Bửu - UVTT HĐTS, UVTT Ban Tăng sự T.Ư GHPGVN, Phó ban Ban Thường trực Giáo phẩm Hệ phái kiêm Trưởng ban Tăng sự Hệ phái, đã có buổi thuyết giảng thứ 3 tại trường hạ Pháp viện Minh Đăng Quang trong mùa an cư PL.2567 – DL.2023.

Khai mở pháp thoại, Hòa thượng xác định nhiệm vụ thiêng liêng của người xuất gia, đó chính là tu học giải thoát. Theo đó, mỗi người khi xuống tóc xuất gia tu học, là phải mang trong mình một lý tưởng, một mục tiêu, để tầm cầu tha thiết nhận thức được sự thật chân lý. Như lời Tổ sư dạy: “Giác ngộ chân lý vũ trụ là để tu học giải thoát và bước lên việc loại bỏ, trừ diệt”, (Chơn lý Phật tánh).

Nhắc lại quá trình đi hành đạo của Đức Tổ sư Minh Đăng Quang, HT. Minh Bửu cho biết, thời điểm ấy, phần đông Tổ sư gặp các đối tượng cư sĩ Phật tử tín tâm, hộ trì Tam bảo, cũng có nhiều buổi Tổ dạy cho người xuất gia và một số buổi khuyến khích người tại gia. Do đó, khi nói đến Phật giáo thì phải nói đến Ngũ thừa, gồm: Nhơn thừa, Thiên thừa, Thinh Văn thừa, Duyên giác thừa, Phật thừa. Trong đó, Nhơn thừa là nói về quả báo; Thiên thừa là tu thập thiện, người có phước báu; Thinh Văn thừa là những người đã xuất gia trong vòng đạo; Nhờ xuất gia tu học đạt được thật tướng các pháp đạt được địa vị của bậc Duyên giác; Người xuất gia phải dụng câng tu học để thấu rõ chân lý, thấu rõ Phật tánh chơn tâm nơi chính mình.

Lìa cha mẹ, bỏ cửa nhà đặng nhập đạo, một lòng chí quyết học hỏi cho rõ chơn tâm bổn tánh và hiểu thấu phép vô vi của Phật, tức là thành một vị Tu-đà-hoàn”, (Diệt Lòng Ham Muốn - Trích Chơn lý 68: Pháp Học Sa-di II – Định).

Hòa thượng một lần nữa nhấn mạnh, việc của người xuất gia tu hành chính là học, nỗ lực học, học để tu sửa những tập nghiệp từ nhiều đời của chính mình, ngõ hầu thấu đáo được lẽ thật trong đời kiếp hiện tại này. Ngược lại, nếu thiếu đi sự tu tập, hành giả xuất gia sẽ sống trong vòng lẩn quẩn của tham-sân-si, của những tập nghiệp quấy ác mà không có cách gì an vui giải thoát.

Trong thời pháp ngắn ngủi, Hòa thượng mượn giai thoại của nhà vua Hanazono của Nhật bản, cũng vừa là Phật tử hộ trì chánh pháp. Nhà vua thỉnh quốc sư Đại Đăng và mở màng câu hỏi rằng: “Khi giác ngộ Phật tánh chơn tâm thì sống như thế nào?”.

Tâm dẫn đầu các pháp

Tâm chủ, tâm tạo tác

Nếu với tâm ô nhiễm,

Nói lên hay hành động.

Khổ não sẽ theo ta

Như xe theo vật kéo”. 

                                                                                    (Kinh Pháp cú, phẩm Song yếu - 01)

Khi chúng ta đi-đứng-nằm-ngồi, đối nhân xử thế, tất cả đều xuất phát từ tâm. Thiện hay bất thiện đều có kết quả từ hành động của việc làm đó. Như vậy, để trả lời câu hỏi trên, ta phải xác định được chơn tâm, giống như lời Tổ sư dạy: “Người tu bao giờ cũng phải quay về chơn tâm Phật tánh chính mình”.

Ai sống một trăm năm,
Không thấy pháp tối thượng,
Tốt hơn sống một ngày,
Thấy được pháp tối thượng
.

                                                                                    (Kinh Pháp cú, phẩm Ngàn - 115)

Điều quan trọng của một người xuất gia là phải thật sự biết chính mình. Không phải là người sống trong vọng động của thất tình, lúc vui, lúc buồn, lúc giận, lúc ghét.

Chưa phá được vách thành mê hoặc / Tất còn mang khổ ách thế gian / Bị dây oan nghiệt buộc ràng / Thì là thế giới thanh nhàn còn xa”. Theo đó, sự tu tập nhằm hướng đến niềm vui an trú nơi pháp, thấy pháp tức thấy Như Lai (Kinh Kim Cang). Do đó, để được giải thoát thật sự không dễ dàng. Tu đốn ngộ để trở về tâm, thức, ý, tánh, tịnh. Đức Phật dụng Kinh luật làm phương tiện để đánh động vào tâm thức, cái động dụng hằng ngày. “Tâm phàm phu cứ lén lút đi một mình, đi rất xa, vô hình vô dạng, như ẩn náu hang sâu”.

Cho nên, khi được nhà vua hỏi đến, Quốc sư Đại Đăng xác định: “Trước khi vào tu học, ta phải rõ tâm tánh con người thật sự của mình”. Con người đó không phải con người lúc mừng-giận-buồn-vui-hơn-ghét-muốn.“Con người cái ý vốn hai / Khi mừng khi giận đổi thay không lường” (kệ Ý, Luật nghi Khất sĩ).

Chúng ta biệt ly nhau từ ngàn vạn kiếp lâu / Nhưng không hề xa cách dù một phút giây nào / Chúng ta đối diện nhau suốt ngày suốt ngày lâu / Suốt ngày nhưng không gặp, không bao giờ gặp nhau”.

Qua đó, Hòa thượng chỉ rõ, tu là tu Phật, tu là tu tâm, song cần phải xác định được tâm Phật là tâm gì, tánh giác là như thế nào. Theo đó, tánh giác là cái biết, nhưng phải phân biệt cái biết trong đối đãi, biết trong tư tưởng phân biệt, biết trong đáp ứng của yêu cầu, biết là kết quả của một cái gì đó, thì đây gọi là bị biết, vọng biết, không phải là chơn biết thường biết, dịu dụng biết, chơn như biết.

Tổ sư dạy “Giác ngộ chơn tánh của vũ trụ là để tu học giải thoát, bước lên dứt bỏ không còn phải vọng động bị trói buộc trong vọng động. Người tu xuất gia bao giờ cũng trở về với chơn tâm Phật tánh của chính mình”, (Chơn lý Phật tánh).

Hòa thượng dẫn chứng làm rõ thông qua hình ảnh Đức Nhị tổ đi hành đạo. Khi ấy có vị cư sĩ trình hỏi: “Bóng do hình mà dậy / Âm vang do tiếng mà nên / Nhọc hình đùa với bóng / Nào hay cái bóng là hình / Cao tiếng lấp âm vang / Chẳng biết nguồn vang là tiếng/ Đoạn phiền não hướng tới Niết bàn…”.

Qua đó, Hòa thượng sách tấn: “Tánh biết, tánh nghe thấy hồn nhiên chơn thật, chơn như không vọng động, không bị ô nhiễm, do đó, đại chúng phải khéo sống với tánh đó. Nếu không khéo chúng ta rơi vào tu mù, tu bằng vọng đọng, không tỏa sáng thấy được, đôi khi rơi vào trong vòng đối đãi. Vì thế người tu cần phải xả vọng tâm tu chân lý”.

Xả vọng tâm, thủ chân lý / Thủ xả chi tâm thành xảo ngụy”.

 

Một số hình ảnh tại buổi thuyết giảng:

    Chia sẻ với thân hữu:
    In bài viết:

Các bài viết liên quan