TT. Giác Duyên: Kinh nghiệm trụ trì và hoằng hóa nơi vùng sâu vùng xa
- G.M. Nguyên
- | Thứ Sáu, 17:03 24-05-2019
- | Lượt xem: 5766
Hoằng dương chánh pháp nơi vùng sâu, vùng xa đến với những người đồng bào dân tộc ít người, ngoài những phẩm chất thiết yếu của một người trụ trì thì cũng cần có những tâm huyết, nỗ lực và những kinh nghiệm mang tính đặc thù để thành tựu được chí nguyện đầy khó khăn. Đó là phần mở đầu Thượng tọa Giác Duyên - Phó trưởng Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Gia Lai, Chánh Thư ký GĐ III, trụ trì Tịnh xá Phú Cường, đã chia sẻ trong buổi chiều thứ 4 khóa Bồi dưỡng trụ trì đang diễn ra tại Pháp viện Minh Đăng Quang (Quận 2, TP. HCM).
Trong những năm qua, Thượng tọa là người đi đầu trong công tác hoằng pháp nơi vùng sâu, vùng xa để hóa độ Phật tử là người đồng bào dân tộc ít người tại tỉnh Gia Lai. Kinh nghiệm hôm nay chia sẻ với hội chúng cũng chính là những kinh nghiệm được rút tỉa sau một quá trình gần 10 năm thành lập các cơ sở thờ tự (tịnh xá) và hoằng pháp cho người đồng bào dân tộc ít người của chính Thượng tọa.
Theo đó, Tịnh xá Ngọc Đồng (trong từ Đồng Bào) là cơ sở thờ tự (tịnh xá) đươc Giáo hội chính thức cho phép thành lập dành cho người đồng bào dân tộc ít người. Tuy điều kiện vật chất còn nhiều khó khăn nhưng vào những ngày Chủ Nhật, ngày Rằm, Mồng Một hằng tháng có rất đông Phật tử đồng bào dân tộc về sinh hoạt tu học. Tính đến nay, Thượng tọa đã làm lễ Quy y Tam bảo cho gần 1.200 người Phật tử đồng bào nơi đây.
Trong thời chia sẻ, Thượng tọa cho biết, một trong những chủ trương lớn của Giáo hội Phật giáo Việt Nam nói chung và Ban Hướng dẫn Phật tử Trung ương nói riêng đều khuyến khích Tăng Ni hoằng pháp nơi vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít người. Tuy nhiên, đó là cả một quá trình lâu dài với những điều kiện khó khăn về vật chất cũng như các yếu tố đặc thù. Ở các nơi vùng sâu xa, vùng xa, nơi cư trú của đồng bào dân tộc ít người hiện nay tại Cao nguyên nói riêng và cả nước nói chung thì phần đa người đồng bào đã theo các tôn giáo khác như Tin lành, Công giáo – những tôn giáo có quá trình truyền đạo có sự đầu tư bài bản từ khá lâu.
Chính vì thế, Tăng Ni muốn hoằng pháp thành công có hiệu quả, thì cần có tinh thần phụng sự lớn lao cùng sự nhẫn nại, chịu khó chịu khổ và có phương pháp thích hợp.
Ngoài ra, cần phải nắm vững Hiến chương, Nội quy Ban Tăng sự, Luật Tín ngưỡng Tôn giáo và các quy định của Nhà nước mới được ban hành về hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng vùng sâu, dân tộc ít người để bản thân không vi phạm, làm ảnh hưởng đến uy tín bản thân và mất đi sự tin tưởng, giúp đỡ của chính quyền các cấp.
Cần phải thâm hiểu về Phật pháp để hướng dẫn Phật tử địa phương và Phật tử đồng bào đi theo đúng Chánh pháp. Tạo nếp quen sinh hoạt theo tinh thần Phật giáo nhưng cũng tương hợp với đời sống văn hóa, tín ngưỡng và tinh thần của người đồng bào để họ thấy được sự gần gũi và yêu mến, đạt được lòng tin của họ.
Quá trình hoằng pháp vùng sâu, vùng đồng bào ít người là một quá trình lâu dài và liên tục, cần có quá trình gắn bó đủ lâu để duy trì lòng tin, hình thành nên tập quán mới. Điều này đòi hỏi cần phải có tinh thần nhẫn nại, chịu khó, chịu khổ của người hoằng pháp. Vận dụng các phương tiện khéo léo như công tác từ thiện, giúp đỡ về đời sống vật chất như gạo, mì, áo quần mùa Đông… để tạo sự gần gũi, tin tưởng của tập thể buôn làng nơi muốn hoằng pháp rồi dần hướng dẫn cho họ quy y Tam Bảo, truyền trao 5 giới, khuyến khích việc ăn chay, học giáo lý, tập cho họ cúng dường bằng các nông sản tự sản xuất được như rau củ, bầu bí…
Theo nhận định của Thượng tọa, chư Tăng Ni Khất sĩ có nhiều yếu tố rất thuận lợi cho việc hoằng pháp cho người đồng bào. Những nét đặc thù của HPKS trong tu học, sinh hoạt, và kiến trúc thờ tự rất gần gũi và dễ đi vào lòng người. Đặc biệt, yếu tố Nghi lễ, các bài kinh tụng niệm đều thuần Việt nên dễ đọc, dễ tụng, người đồng bào nghe đến đâu, hiểu được đến đó.
Yếu tố nhẫn nại, chịu đựng gian khổ là yếu tố quan trọng cho sự thành công của người có tâm nguyện hoằng pháp nơi vùng sâu; luôn chú ý đến sự phối hợp giữa quan điểm của Đạo Phật với văn hóa truyền thống, phong tục tập quán của người đồng bào địa phương; luôn tích cực trong việc nghiên cứu, tìm hiểu các yếu tố đặc thù về tín ngưỡng, tâm linh, văn hóa bản địa của người đồng bào để uyển chuyển cho phù hợp với Chánh pháp. Các buổi thuyết giảng với các chủ đề gần gũi với đời sống và sự hiểu biết, quan niệm của người dân đồng bào. Đáp ứng các tiêu chí đơn giản nhưng để cho họ hiểu thì họ sẽ đặt niềm tin vào Phật giáo. Mà khi họ đã tin tưởng và phát nguyện tu học theo rồi thì niềm tin đó rất lớn, tu tập rất tinh cần.
Thời chia sẻ những kinh nghiệm thực tế này kết thúc, có nhiều câu hỏi thảo luận về đề tài được Thượng tọa trình bày trong sự hoan hỷ của Hội chúng.
Các bài viết liên quan
- Giải pháp thực tiễn đối với thực trạng Tăng Ni Khất sĩ hiện nay - Chủ Nhật, 22:40 21-05-2017 - xem: 3862 lần
- Các hoạt động Phật sự của Hệ phái năm 2016 - 2017 - Chủ Nhật, 05:58 21-05-2017 - xem: 2256 lần
- Khóa học trụ trì bảy ngày PV. Minh Đăng Quang - Thứ Bảy, 12:26 20-05-2017 - xem: 2758 lần
- Một vài suy nghĩ chia sẻ cùng đại chúng khóa BDTT 2017 - Thứ Bảy, 13:16 20-05-2017 - xem: 2246 lần
- Lễ Bế mạc khóa Bồi dưỡng trụ trì lần 14 tại Pháp viện Minh Đăng Quang - Thứ Bảy, 00:37 20-05-2017 - xem: 3232 lần
- Nối truyền Thích-ca Chánh pháp - Thứ Năm, 23:00 18-05-2017 - xem: 4617 lần
- Tu tập, năng lực quản trị và hoằng hóa của một vị trụ trì - Thứ Năm, 10:30 18-05-2017 - xem: 2082 lần
- Đại đức Thích Tâm Hải chia sẻ về kỹ năng thực hiện truyền thông Phật giáo - Thứ Năm, 03:45 18-05-2017 - xem: 2760 lần
- Vấn đề sử dụng facebook của Tăng, Ni hiện nay - Chủ Nhật, 05:34 21-05-2017 - xem: 2566 lần
- Các vấn nạn của Hệ phái ngày nay và giải pháp - Thứ Năm, 07:18 18-05-2017 - xem: 2910 lần
- Tinh thần tu tập của người khất sĩ và vấn nạn kinh tế trong tịnh xá hiện nay - Thứ Tư, 02:57 17-05-2017 - xem: 3185 lần
- Bồi dưỡng kỹ năng truyền thông Phật giáo cho Hệ phái Khất sĩ - Thứ Ba, 13:40 16-05-2017 - xem: 2601 lần