Vai trò của chức sắc, tín đồ Phật giáo trong việc thực hiện luật tín ngưỡng, tôn giáo
- TS. Bùi Hữu Dược (G.M.Nguyên lược ghi)
- | Thứ Hai, 17:29 27-05-2019
- | Lượt xem: 4396
Nằm trong chương trình chính thức của Tuần lễ Bồi dưỡng Trụ trì năm 2019, sáng ngày 26/5 (22/4/Kỷ Hợi), Ông Tiến sĩ Bùi Hữu Dược, Vụ trưởng Vụ Phật giáo – Ban Tôn Giáo Chính phủ đã đến thăm viếng và chia sẻ về vai trò của người trụ trì với góc nhìn của người quản lý nhà nước về tôn giáo.
Tham dự có HT. Giác Hà, thành viên HĐCM GHPGVN, Phó ban Thường trực Giáo phẩm Hệ Phái, Trị sự trưởng Giáo đoàn V; chư Tôn đức Giáo phẩm Hệ phái cùng hơn 300 trụ trì các tịnh xá trong toàn quốc.
Mở đầu buổi nói chuyện, Ông Bùi Hữu Dược đã trình bày sự vui mừng và đánh giá rất cao khi chứng kiến sự phát triển về chất và lượng của Hệ phái Khất sĩ và sự trang nghiêm giới luật, đạo đức trong xã hội. Ông nhận định:
“Thời gian vừa qua, Hệ phái Khất sĩ đã thực hiện rất tốt các hoạt động Phật sự trên các lĩnh vực như Hoằng pháp, Từ thiện, Hướng dẫn Phật tử …. Cùng với sự phát triển của Giáo hội Phật giáo Việt Nam thì Hệ phái Khất sĩ là một thành viên tích cực góp phần trong việc xây dựng Giáo hội. Ông bày tỏ sự mong muốn trong thời gian sắp tới, Hệ phái tiếp tục phát huy vai trò của mình và hướng tới thực hiện các công tác như giáo dục, y tế để tạo điều kiên chăm lo cho đời sống Tăng, Ni, Phật tử và đào tạo một đội ngũ Tăng, Ni kế thừa có đầy đủ phẩm hạnh, trí tuệ cống hiến cho đạo pháp trong sự phát triển hội nhập.”.
Hiện nay, với số lượng hơn 500 ngôi, như vậy cũng có hơn 500 vị trụ trì các tịnh xá Hệ phái Khất sĩ trong cả nước. Dước góc nhìn của những người quản lý nhà nước, Ông đánh giá rất cao sự trang nghiêm giới hạnh và năng lực, phẩm chất cá nhân của vị trụ trì các tịnh xá trong cả nước đều hoàn thành tốt trọng trách của mình và góp phần cho sự trang nghiêm của Hệ phái, của Giáo hội, góp phần cho sự ổn định và phát triển cho xã hội.
Trụ trì là những người trực tiếp hướng dẫn thực hiện tín ngưỡng Phật giáo, hành trì đời sống tâm linh, văn hóa của mỗi địa phương. Trong bối cảnh xã hội biến đổi không ngừng và tác động tiêu cực bởi cơ chế thị trường, nên hơn bao giờ hết, Giáo hội hay xã hội cũng rất cần có những tấm gương đạo đức, chuẩn mực của các vị tu hành chân chính để chuyển hóa nhân sinh.
Để hoàn thành tốt trọng trách của người trụ trì đối với tự viện, với Giáo hội và xã hội, ngoài việc am tường nội điển, mỗi vị trụ trì cần trau dồi yếu tố ngoại điển để đáp ứng nhu cầu ứng phó đạo tràng từ đối nội cho đến đối ngoại, nắm vững những quy định của Pháp luật về Tín ngưỡng, Tôn giáo và khéo léo trong giao tiếp, xử lý những bất cập phát sinh thì ngôi chùa, tịnh xá đang đảm trách sẽ ngày một phát triển.
Phần tiếp theo của thời chia sẻ, Ông cũng khái quát một số nét chính trong Luật Tín ngưỡng, tôn giáo sau hơn một năm triển khai, đi vào cuộc sống. Ông nhấn mạnh: “Luật là văn bản pháp quy cao nhất buộc mọi người thực hiện theo đúng luật, ngoài Quốc hội, không ai có thể thay đổi. Luật tôn giáo khẳng định quyền tự do tôn giáo, …, tạo nên sự chủ động trong hoạt động tôn giáo, chủ động trong quản lý nhà nước về tôn giáo”.
Ông cũng nhắn nhủ nhiều điều liên quan đến trách nhiệm của các vị hành giả - những vị đang trụ trì các cơ sở Tín ngưỡng, Tôn giáo hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và Pháp luật hiện hành là những vị có tầm ảnh hưởng lớn đến đời sống xã hội, văn hóa, tâm linh đối với nhân dân địa phương. Mỗi vị trụ trì có trọng trách hết sức quan trọng để duy trì các hoạt động xã hội và tâm linh theo đúng chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước; đồng thời đóng góp tích cho xã hội thông qua các hoạt động từ thiện, văn hóa, giáo dục, hòa nhập vào đời sống, mang lợi ích đến nhân dân địa phương.
Phần tiếp theo của buổi chia sẻ, Ông trình bày và phân tích những điểm chính cần quan tâm của Luật Tín ngưỡng Tôn giáo sau hơn một năm áp dụng, qua các điểm chính sau:
1. Luật mở rộng những chủ thể của tôn giáo, mọi công dân Việt Nam đều có quyền tự do theo tôn giáo, hoặc không theo tôn giáo; đặc biệt, ngay cả những người đang bị giam giữ trong các trại tạm giam. Quyền tự do tín ngưỡng là một trong bốn quyền căn bản của con người được công nhận bình đẳng trên toàn thế giới.
2. Pháp nhân tôn giáo cũng được quy định là phi thương mại, tạo thuận lợi cho giao dịch và quan hệ với xã hội được thuận lợi.
3. Các sinh hoạt thường xuyên tại tự viện, tịnh xá chỉ cần đăng ký một lần, những năm sau không cần đăng ký lại, các hoạt động chưa đăng ký thì đăng ký bổ sung.
4. Cho phép thành lập các điểm sinh hoạt tôn giáo tập trung, tạo điều kiện cho việc sinh hoạt tôn giáo có thể không chỉ diễn ra trong ngôi chùa, tịnh xá.
Các bài viết liên quan
- Giải pháp thực tiễn đối với thực trạng Tăng Ni Khất sĩ hiện nay - Chủ Nhật, 22:40 21-05-2017 - xem: 3865 lần
- Các hoạt động Phật sự của Hệ phái năm 2016 - 2017 - Chủ Nhật, 05:58 21-05-2017 - xem: 2256 lần
- Khóa học trụ trì bảy ngày PV. Minh Đăng Quang - Thứ Bảy, 12:26 20-05-2017 - xem: 2770 lần
- Một vài suy nghĩ chia sẻ cùng đại chúng khóa BDTT 2017 - Thứ Bảy, 13:16 20-05-2017 - xem: 2247 lần
- Lễ Bế mạc khóa Bồi dưỡng trụ trì lần 14 tại Pháp viện Minh Đăng Quang - Thứ Bảy, 00:37 20-05-2017 - xem: 3234 lần
- Nối truyền Thích-ca Chánh pháp - Thứ Năm, 23:00 18-05-2017 - xem: 4627 lần
- Tu tập, năng lực quản trị và hoằng hóa của một vị trụ trì - Thứ Năm, 10:30 18-05-2017 - xem: 2083 lần
- Đại đức Thích Tâm Hải chia sẻ về kỹ năng thực hiện truyền thông Phật giáo - Thứ Năm, 03:45 18-05-2017 - xem: 2761 lần
- Vấn đề sử dụng facebook của Tăng, Ni hiện nay - Chủ Nhật, 05:34 21-05-2017 - xem: 2579 lần
- Các vấn nạn của Hệ phái ngày nay và giải pháp - Thứ Năm, 07:18 18-05-2017 - xem: 2912 lần
- Tinh thần tu tập của người khất sĩ và vấn nạn kinh tế trong tịnh xá hiện nay - Thứ Tư, 02:57 17-05-2017 - xem: 3186 lần
- Bồi dưỡng kỹ năng truyền thông Phật giáo cho Hệ phái Khất sĩ - Thứ Ba, 13:40 16-05-2017 - xem: 2603 lần