CHÀO MỪNG QUÝ VỊ ĐÃ GHÉ THĂM TRANG NHÀ. CHÚC QUÝ VỊ AN VUI VỚI PHÁP BẢO CAO QUÝ !

Tây Ninh: HT. Giác Điệp nói về Tánh Thủy trong Chơn Lý của Tổ sư Minh Đăng Quang tại Khóa tu "Sống chung tu học" lần VIII

Sáng sớm  ngày 04/01//2024 (nhằm 23/11 Quý Mão), chư Tôn đức Tăng Ni hành giả tại Khóa tu "Sống chung tu học" lần VIII, đã vân tập về giảng đường Giác Huệ, nơi Tịnh xá Trúc Lâm (Tân Biên, Tây Ninh), dưới sự hướng dẫn của chư Tôn đức lãnh đạo GĐ.VI, trang nghiêm hành thiền và tọa thiền.

Theo thời khóa, một ngày có 4 thời tọa thiền và thiền hành. Buổi sáng có 2 thời diễn ra lúc 04g00 và 07g30, buổi chiều lúc 14g00 và 19g00. Các thời tọa thiền - thiền hành được diễn ra tại khu vườn sala và giảng đường Giác Huệ thuộc Tịnh xá Trúc Lâm.

Sau thời khóa thiền hành và tọa thiền, chư hành giả vân tập nơi giảng đường Giác Huệ, chú tâm hướng về thời thuyết giảng của HT. Giác Điệp - Phó tri sự GĐ.VI, HPKS, với chủ đề xoay quanh bài Tánh Thủy trong quyển Chơn Lý của Tổ sư Minh Đăng Quang.

Ngài nhấn mạnh, người quân tử theo Nho giáo thì phải có đủ Nhân - Lễ - Nghĩa - Trí - Tín. Vì kính trọng sự chánh trực nên thờ Quan Công. Người quân tử với tinh thần Phật dạy là người có giữ giới (từ cư sĩ đến xuất gia), có định lực và tuệ giác. Qua đó, khi chúng ta học giáo pháp để nhìn lại mình, để thu thúc theo giới - định - tuệ chỉ nhằm mục đích là thấy ra bản chất thật sự của mọi sự vật hiện tượng là vô thường biến hoại. Tất cả chỉ do nhiều yếu tố tạo thành, cái được gọi là "ta", là "của ta", là cảm thọ hay cảm xúc khổ vui, thì chung quy cũng do rất nhiều yếu tố nhân duyên kết hợp. Phải thường nhắc nhờ chính mình rằng: "Sanh tử sự đại". Trên đường học đạo, khi thấy ra như vậy, chúng ta mới có thể thấy ra con đường mình đang đi, mình đang là ai và rồi mình sẽ đi về đâu. Để trả lời được câu hỏi đó thì , cần phải nhìn nhận chính cuộc sống tu tập của mình hằng ngày diễn ra như thế nào?

Vào 14g00 cùng ngày, TT. Giác Nhuận đã có buổi chia sẻ pháp với chư hành giả, chủ đề “Định hướng tu tập”. Thượng tọa khẳng định, người tu tập thì phải biết rõ con đường mình đang đi. Nghĩa là, phải biết mục đích. Người  không chí hướng thì như thuyền không bánh lái, như ngựa không cương. Là người xuất gia, chúng ta đã ra khỏi nhà thế tục để quyết chí đi tu, nhưng đã thật sự lìa khỏi nhà uế trược (tài, sắc, danh, thực, thuỳ) chưa? Tâm niệm có thật sự muốn tu tập không? Trên bước đường tu tập, chúng ta bị trói buộc rất nhiều phiền não (xuất phiền não gia). Những phiền não ấy phát sinh do tâm ta chưa nhận thức được các vấn đề của chính mình, từ đó ta thiếu tinh tấn trên bước đường tu tập. Tinh tấn thấy lỗi, thấy sự giải đãi, sự vướng bận các điều rất nhỏ nhoi khác xa với chí nguyện ban đầu của mình. Chúng ta lấy mật ngọt tạm thời như tịnh xá, đệ tử, danh lợi... lấy đó làm mục đích mà không nhớ rằng vô thường luôn xảy ra trong từng sát na. Ngài nhấn mạnh, với chí nguyện xuất gia, thì phải đừng quên mục đích cuối cùng của mình là thấy được pháp, hành pháp và thành được giáo pháp. Đức Phật đã dạy rất rõ: "Cái gì là lõi cây, cái ấy sẽ tồn tại mãi mãi".

Kết thúc buổi chia sẻ, Ngài sách tấn chư hành giả phải luôn tâm niệm, nhắc nhở bản thân tu tập đúng giáo pháp và tự vấn: "Đêm ngày trôi qua bên ta, vậy nay ta đã thành người như thế nào?".

Các hình ành được ghi nhận:

    Chia sẻ với thân hữu:
    In bài viết:

Các bài viết liên quan