CHÀO MỪNG QUÝ VỊ ĐÃ GHÉ THĂM TRANG NHÀ. CHÚC QUÝ VỊ AN VUI VỚI PHÁP BẢO CAO QUÝ !

Bình Thuận: Sống chung tu học ngày thứ hai của Giáo đoàn VI

Sáng 28/9/2024 (26/8/Giáp Thìn), đáp lời kiền thỉnh từ Ban tổ chức khóa “Sống chung tu học” lần 4, HT. Giác Giới - Phó Thư ký kiêm Giám luật HĐCM GHPGVN, Chứng minh BTS GHPGVN tỉnh Vĩnh Long, Giáo phẩm Chứng minh Hệ phái, Chứng minh GĐ.I và GĐ.VI, đã quang lâm đến giảng đường Giác Đức, TX.Ngọc Nhơn (thôn Phú Nghĩa, xã Hàm Cường, Hàm Thuận Nam, Bình Thuận) chia sẻ thời pháp đến chư hành giả Tăng Ni GĐ.VI và thiện nam tín nữ Phật tử đạo tràng TX.Ngọc Nhơn, về lịch sử của Tổ Sư Minh Đăng Quang.

Đặc biệt, Hòa thượng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc học đi đôi với việc tu. Như Tổ Sư dạy trong Chơn lý “Tu và học”: “Vậy nên những ai muốn bỏ phàm làm Thánh, trau đạo bỏ đời, thì phải nên cần “học để tu”. Khi tu là phải xem mình như dốt nát, lơ lơ dường ám độn, đối với ai cũng phải nên chịu sự sút kém nhẫn nhường. Có như thế mới đặng trao dồi đức hạnh, mà không nên so bì sự khôn lanh quỷ quyệt, xảo trá hơn người, thì tội lỗi bẩn nhơ khổ nạn mới được diệt tiêu trừ sạch. Vì trong đời chỉ có bậc Phật Thánh hiền nhơn là quý báu hơn hết”.

Hòa thượng lấy ví dụ về ba hạng người bệnh để minh họa cho 3 hạng người học trong đời.

- Loại 1, người bị bệnh dù có dùng thuốc hay không dùng thuốc, được người khác chăm sóc hay không được chăm sóc thì người đó cũng không hết bệnh và bị chết đi.
- Loại 2, người bị bệnh dù có dùng thuốc hay không dùng thuốc, được chăm sóc hay không được chăm sóc thì người cũng sẽ hết bệnh và được khỏe mạnh.
- Loại 3, người bị bệnh phải dùng thuốc và được chăm sóc mới hết bệnh, còn không thì sẽ bệnh nặng và chết đi.

Theo đó, Loại thứ nhất dụ cho hạng liệt căn liệt tuệ, loại thứ 2 dụ cho bậc Độc Giác, loại thứ 3 là hàng Thanh Văn. Hòa thượng khuyến khích chúng ta phải xem xét kỹ mình ở loại nào mà lựa chọn con đường tu cho phù hợp.

 

Chiều cùng ngày, TT. Giác Thuần đã chia sẻ với chư hành giả về kinh nghiệm tu tập. Ngài sách tấn chư hành giả từ những việc nhỏ nhất trong đời sống người tu sĩ. Qua đó nhấn mạnh: “100 cái học không bằng 1 cái hiểu; 100 cái hiểu không bằng 1 cái hành; 100 cái hành không bằng 1 cái thành tựu, ngang qua đó Ngài khuyên chư hành giả hãy chọn cho mình 1 pháp mà mình thích để tu học vì học 100 pháp không bằng hiểu 1 pháp. Hiểu 100 pháp không bằng hành 1 pháp. Hành 100 pháp không bằng thành 1 pháp”.

 

Một số hình ảnh được ghi nhận:

    Chia sẻ với thân hữu:
    In bài viết:

Các bài viết liên quan