CHÀO MỪNG QUÝ VỊ ĐÃ GHÉ THĂM TRANG NHÀ. CHÚC QUÝ VỊ AN VUI VỚI PHÁP BẢO CAO QUÝ !

HT. Bửu Chánh giảng về “Kinh Thừa tự pháp” buổi thứ 4

Sáng ngày 17/07/2023 (nhằm ngày 30/05 Quý Mão), tại trường hạ Pháp viện Minh Đăng Quang, HT. Bửu Chánh - UVTT HĐTS, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Văn hóa T.Ư GHPGVN, Phó Trưởng Ban Thường trực BTS GHPGVN tỉnh Đồng Nai, Trụ trì Thiền viện Phước Sơn, đã giảng vềKinh Thừa Tự Pháp” trong Kinh Trung bộ (Pali – Việt – Anh – Hán đối chiếu), bưởi thứ 4.

Mở đầu thời pháp, Hòa thượng khái quát bài Kinh Thừa tphápqua những vần kệ: Đệ tử thừa kế pháp / Hơn thừa tự vật chất / Nếu chỉ thừa hưởng vật / Là mang tiếng cả thầy / Thừa tự pháp nghĩa là / Những gì Phật dạy bỏ / Đệ tử hãy từ bỏ / Tức là mười sáu pháp: / tham lam và giận dữ, / phẫn nộ và hiềm hận, /  giả dối và não hại, / tật đố và xan lẫn, / man trá và phản bội, /  ngoan mê và bồng bột, / ngã mạn và tăng thượng, / phóng dật và tự kiêu / Từ bỏ mười sáu pháp / Đào luyện Tám Thánh Đạo / Xứng kẻ thừa tự pháp / Hưởng Niết bàn an vui”.

Thừa tự pháp là từ bỏ mười sáu pháp bất thiện, bằng cách tu tập Bát Chánh Đạo thì sẽ hướng đến Niết-bàn tịch tịnh. Dựa trên tinh thần của bài Kinh Thừa tpháp, Hòa thượng giảng giải bài thơ đạo “Nếu có thể” và thông qua đó, Hòa thượng hướng dẫn chư hành giả cách trình bày một bài thuyết pháp. Tá văn tả đạo, tức dùng văn chương để chuyển tải Phật pháp và người chuyển cũng phải có nền tảng Phật pháp nếu không sẽ dẫn đến lạc đề và không đúng chánh pháp.

“Nếu có thể để nỗi buồn ngoài cửa

Giữ tâm an rồi hãy bước vào nhà

Như dày dép dẫu bao nhiêu bùn đất

Để hiên nhà sau mỗi dặm đường xa”

Nếu có thể hãy để nỗi buồn ngoài cửa thì sẽ được an vui an lạc, nhưng vấn đề là làm cách nào để đặt nỗi buồn ngoài cửa. Trong Kinh Tứ Niệm Xứ, Đức Phật dạy:“Này các Tỷ-kheo, đây là con đường độc nhất, đưa đến thanh tịnh cho chúng sanh, vượt khỏi sầu bi, diệt trừ khổ ưu, thành tựu chánh lý, chứng ngộ Niết bàn. Ðó là Tứ niệm xứ”. Do vậy, để giữ tâm an bước vào nhà thì chư hành giả phải thực hành chánh niệm tỉnh giác.

Trong bài Kinh Thừa tpháp, thừa tự pháp là từ bỏ, từ bỏ ít bình an ít, từ bỏ nhiều bình an nhiều, từ bỏ hoàn toàn thì bình an hoàn toàn. Hòa thượng khuyên chư hành giả nếu có tâm nguyện hoằng dương chánh pháp thì phải nhớ học cho nhiều những lời dạy của Đức Phật để làm tư liệu dẫn chứng. Khi chư hành giả thấu suốt được nhiều bài Kinh thì cách giải quyết sẽ rất phong phú. Ví như bài thơ này, chư hành giả có thể hướng dẫn cho người ta muốn để nỗi buồn ngoài cửa thì phải thực hành Bát Chánh Đạo, cụ thể là chánh niệm.

Nếu có thể đừng giận hờn trách móc

Chuyện áo cơm cũng đủ mệt nhọc rồi

Khi lòng thấy có muộn phiền ấm ức

Mình nhẹ nhàng ngồi xuống bảo nhau thôi (định tâm thôi)

Hòa thượng dạy chữ giận hờn trong đoạn thơ này thuộc một trong mười sáu ác pháp. Kinh nghiệm khi chư hành giả học thì phải biết cách đặt vấn đề và giải quyết vấn đề như thế nào mới là quan trọng.

Đặt vấn đề mười sáu ác pháp và giải quyết vấn đề là thanh gươm Bát Chánh Đạo để chặt đứt. Ví như vào chùa tu mà chỉ đơn giản tụng kinh, đi bát, lo xây dựng chùa này chùa kia mà không thực hành Bát Chánh Đạo thì làm sao diệt trừ ác pháp. Nếu chỉ lo thực hành chánh niệm thì làm gì có thời gian giận hờn trách ai chi nữa, nếu có thì đã là tự tố cáo bản thân không thực hành Giới - Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng; Định - Chánh tinh tấn, Chánh niệm, Chánh định; Tuệ - Chánh kiến, Chánh tư duy.

Nếu có thể đừng than thân trách phận

Ở ngoài kia biết bao kẻ khốn cùng

Còn sức khỏe là mình còn hy vọng

Đừng tự dọa mình rồi suy nghĩ lung tung

Hòa thượng khích lệ chư hành giả nếu mình học chậm khó thuộc thì cũng đừng tự trách mình. Khi học Phật pháp có chính kiến rồi, biết đây là khổ là nhân của khổ, đây là sự diệt khổ và đây con đường diệt khổ, có trí tuệ hiểu nhân quả, nghiệp báo luân hồi tái sanh, thì không còn than thân trách phận. Nếu người có sự tu hành, có chánh niệm, có Giới-Định-Tuệ thì người ấy có tri túc biết đủ, họ cũng không than thân trách phận.

Người học Tam tạng kinh điển (Kinh Luật Luận) cũng là thực hành Bát Chánh Đạo. Tam tạng (Tipiṭaka) có 2 nghĩa là học và hành trì. Pháp học là phải học cho biết lý thuyết và pháp hành là hành theo từng lời dạy trong đó, Hòa thượng dạy.

Các Bà la môn trong thời Đức Phật họ đắc tới ngũ thiền, định như thế nhưng Đức Phật vẫn từ bỏ để đi tìm con đường đưa đến thanh tịnh chúng sinh, diệt khỏi sầu não, diệt trừ khổ ưu, thành tựu chánh lý đưa đến chứng ngộ Niết bàn. Định tâm theo thiền chỉ là cần sự yên lặng tuyệt đối, nhưng niệm là cần sự quan sát, đó là minh sát tuệ. Chư hành giả phải biết tự nâng cấp bản thân trên con đường tu học.

Nếu có thể thương nhau thêm một chút

Nay bên nhau mai chưa chắc đã còn

Đời dài ngắn nào đâu ai biết được

Trông đợi gì câu hẹn biển thề non

Nếu có thể nhường nhịn nhau một chút

Tranh phần hơn nào được lợi ích gì

Chịu thua thiệt không phải là nhu nhược

Chẳng truy cầu thì hà tất phải sân si

Hòa thượng chia sẻ: “Có một điều không bao giờ thay đổi đó là sự đổi thay”. Khi hiểu lẽ ấy rồi thì sẽ buông ngay không còn trách móc, đó là chánh kiến. Học là phải thấy được vô thường, khổ vô ngã.

Chư hành giả phải học, phải thực hành Bát Chánh Đạo để loại bỏ ác pháp, có chánh kiến thấy rõ mình có ác pháp thì nhìn người khác cũng như thế. Khi nhìn đối phương như thế thì mình có trí tuệ, có sự tha thứ, có sự nhường nhịn và thông cảm.

Nếu có thể tự mình càng cố gắng

Sống bao dung đừng tính toán bung dao

Tâm rộng mở không gì là không thể

Hãy nhìn đời bằng đôi mắt thân yêu

Với kinh nghiệm từ người thực hành Tứ Niệm Xứ, Hòa thượng chia sẽ dù phàm tục hay kẻ tu hành vẫn phải đi lên từ những điều rất nhỏ, chồi non phải vươn lên tìm ánh sáng, bản thân phải cố gắng. Khi có chánh niệm thì lòng thanh tịnh, lòng thanh tịnh sẽ thấy cuộc đời dễ thương. Tu là để diệt tham sân si, chư hành giả học Kinh Thừa Tự Pháp, từ bài kinh này nhân rộng ra để học được những lời dạy Đức Phật, mong rằng chưa hành giả sau này sẽ là những người liễu mộ được Phật pháp và lan tỏa lời dạy Đức Phật để mọi người được an lạc hạnh phúc.

 

Một số hình ảnh tại buổi giảng:

    Chia sẻ với thân hữu:
    In bài viết:

Các bài viết liên quan