HT. Giác Pháp thuyết giảng “Quy Sơn Cảnh Sách” cho hành giả an cư tại Pháp viện Minh Đăng Quang
- Ban TTTT Hệ phái
- | Thứ Năm, 12:50 06-07-2023
- | Lượt xem: 2018
Chiều ngày 30/6/2023 (nhằm ngày13/5 Quý Mão), HT. Giác Pháp - UV HĐTS, Phó Trưởng ban Nghi lễ T.Ư GHPGVN, Phó Thường trực Ban Thường trực Giáo phẩm Hệ phái, Phó BTS GHPGVN TP.HCM, Tri sự trưởng Giáo đoàn V, đã thuyết giảng cho hành giả an cư tại trường hạ Pháp viện Minh Đăng Quang.
Nói về chủ đề “Quy sơn cảnh sách”, HT. Giác Pháp nói rõ, không phải tự nhiên mà Tổ nêu lên những yếu tố hình thành nên con người, đó là duyên sanh vô ngã, ở phần mở đầu. Bản chất con người là chấp thủ, cố chấp, nên để có nhận thức đúng về chính mình thì việc đầu tiên là triệt tiêu bản ngã. Thấy rõ bản ngã là sinh diệt thì ngã sở hữu cũng tiêu tan. Đức Phật dạy: “Con tôi, tài sản tôi. Người ngu sanh ưu não. Tự ta, ta không có. Con đâu, tài sản đâu”.
Nếu không nhận thức đúng thì cả đời chỉ lo cho bản thân, càng tu bản ngã càng lớn, lại càng cố chấp cho rằng Tịnh xá của tôi, không ai được đụng vào. Vậy nên từ xưa, Đức Tổ sư đã dạy rõ, cứ mỗi 3 tháng, hoặc 6 tháng là chư Tăng phải đổi trú xứ để không bám chấp sở hữu ngôi Tam Bảo. Khi không thường xuyên quán chiếu ta và sở hữu ta, thì khó tiếp thu được những điều sau của “Quy sơn cảnh sách”. Theo Hòa thượng, sở dĩ như vậy là vì sẽ đụng vào tự ái, tự tôn của mỗi người.
“Tuy nãi tứ đại phù trì, thường tương vi bội. Vô thường lão bịnh bất dữ nhân kỳ”.
Thân này do tứ đại hình thành, cũng nhờ tứ đại bên ngoài: không khí, rau, củ, hủ tiếu, gạo... nuôi dưỡng. Nhưng tính chất của chúng cũng chống trái nhau, nếu ta ăn uống không khoa học, không hiểu biết thì sẽ gây đau bụng, bệnh hoạn phát sinh, Hòa thượng dạy. Mỗi ngày được ăn và uống thì cũng đi đến già và chết không ai không thể tránh khỏi. Vậy có gì để chúng ta bám vúi, chấp thủ hay tự hào thân này đẹp.
“Triêu tồn tịch vong, sát na dị thế. Thí như xuân sương, hiểu lộ, thúc hốt tức vô; ngạn thọ, tỉnh đằng, khởi năng trường cửu. Niệm niệm tấn tốc, nhất sát na gian, chuyển tức tức thị lai sanh. Hà nãi yến nhiên không quá?”.
Sáng còn tối mất, chỉ trong khoảng sát na đã qua đời khác, Tổ dạy vậy nhưng chúng ta có thấy nhiều vị sống cả 100 tuổi sao gọi là sáng còn tối mất. Hòa thượng chia sẻ câu chuyện của ngài Nan-đà khi so sánh khập khiễng giữa người vợ của anh với tiên nữ trên trời là một trời một vực. Kiếp người 100 năm là khi chưa so sánh, chứ chư tiên cõi trời thấp nhất: 1 ngày 1 đêm là bằng 100 năm cõi người. Hòa thượng nhắn nhủ, kiếp người ngắn ngủi vậy, cũng như cõi người nhìn con phù du trưởng thành không sống trọn 1 ngày, thường chỉ mấy tiếng đồng hồ là chết. Khi quán chiếu được vậy mới thấy 100 năm chẳng là bao, chỉ mong manh, giả tạm, như mộng, như huyễn, có gì đâu mà bám vúi sắc thân, của cải của ta.
Trong sắc thân tạm bợ, sanh diệt theo thời gian nhưng lại có cái không sanh, không diệt cũng tồn tại trong ta, trong kinh các kinh điển thường gọi là Tri kiến Phật, Niết bàn Diệu tâm, Phật tánh, Viên giác tánh, Chơn tâm… Câu chuyện khai ngộ của Tổ Bách Trượng hỏi Ngài Linh Hựu: “Trong lò có lửa không?”, cũng là một ví dụ cho bản lai diệm mục bên trong ta luôn hiện hữu.
Khi nhận ra được cái không sanh không diệt thì mới sống trọn vẹn với chính mình trong thực tại, không dám xao lãng, không dám phóng dật vì mọi thứ qua đi rất nhanh, ví như sương mùa xuân, mốc sáng sớm, phút chốc liền tan, thoạt có rồi không.
Nhận ra bản chất thật là sự thống nhất chung của các truyền thống Phật giáo: Kiến tánh (Phật giáo Phát triển), Chánh Tri Kiến (Phật giáo Nam tông), Đức Tổ sư thì bảo rằng Không mê lầm bổn ngã.
“Chắc chi bọt nước đầu gành. Chắc chi sương đọng trên cành ban mai
Bọt kia làn gió nhẹ lay. Sương kia mặt nhựt chiếu ngay xong đời
Mênh mông trong khoảng đất trời. Thân ta biết gởi về nơi chốn nào?” (kệ Thân).
Loay hoay kiếp sống không có mục đích, không định hướng rõ ràng chỉ sống trôi qua tháng ngày, mỗi niệm sanh diệt thì thả trôi, dòng suy nghĩ thì buông lung thì uổng kiếp người, Hòa thượng thương tưởng nhắc nhở. Sách tấn chư hành giả an cư, Hòa thượng nhấn mạnh, vì cái giả tạm, mong manh nên chúng ta mới không dám xao lãng, mà nỗ lực tinh tấn, đừng vì miếng mật ngọt mà quên đi ba đường dữ, sợi dây mạng căn thì ngắn dần. Cũng đừng ngồi yên mà để cuộc đời trống rỗng trôi qua vô ích như vậy, lời của Tổ nhắc nhở.
Một số hình ảnh tại buổi thuyết giảng:
Các bài viết liên quan
- Hệ phái Khất sĩ: Báo cáo tổng kết khóa An cư Kiết hạ tại Pháp viện Minh Đăng Quang PL.2568 - DL.2024 - Thứ Sáu, 08:42 23-08-2024 - xem: 1071 lần
- Đắk Lắk: Tăng Ni Hệ phái Khất sĩ toàn tỉnh trang nghiêm lễ Bố tát, thính giới tập trung - Thứ Bảy, 22:57 20-07-2024 - xem: 189 lần
- TP.HCM: HT.Giác Toàn nói về những điều thân chứng qua Chơn lý của Tổ sư Minh Đăng Quang nhân mùa ACKH PL.2568 - Thứ Tư, 17:31 03-07-2024 - xem: 342 lần
- Vĩnh Long: Chư Tôn đức HPKS thăm hành giả an cư tại Tổ đình Minh Đăng Quang - Thứ Hai, 10:43 01-07-2024 - xem: 362 lần
- TP.HCM: TT. Giác Tín nói về “Vô thường - Chơn thường” tại khóa ACKH Pháp viện Minh Đăng Quang - Thứ Sáu, 21:22 28-06-2024 - xem: 224 lần
- TP.HCM: TT. Giác Hoàng giảng về "Pháp trau tâm của Tổ sư Minh Đăng Quang" tại trường hạ Pháp viện Minh Đăng Quang - Thứ Năm, 22:12 27-06-2024 - xem: 379 lần
- TP.HCM: TT.Giác Nhường chia sẻ buổi pháp thứ 2 tại trường hạ Pháp viện Minh Đăng Quang - Thứ Tư, 22:42 26-06-2024 - xem: 352 lần
- TP.HCM: HT.Giác Nhân nói về “Tham - Sân” nhân khóa ACKH Pháp viện Minh Đăng Quang PL.2568 - Chủ Nhật, 13:52 23-06-2024 - xem: 475 lần
- TP.HCM: HT.Giác Pháp giảng “Quy Sơn cảnh sách” tại trường hạ Pháp viện Minh Đăng Quang - Chủ Nhật, 13:47 23-06-2024 - xem: 299 lần
- TP.HCM: Chủ đề “Chánh ngữ” được HT.Bửu Chánh giảng tại khóa an cư Pháp viện Minh Đăng Quang - Thứ Hai, 15:08 24-06-2024 - xem: 464 lần
- TP.HCM: Đề tài “Giáo dục Phật giáo Trung Quốc” tiếp tục được đề cập tại khóa ACKH PL.2568 - Thứ Hai, 13:44 24-06-2024 - xem: 185 lần
- TP.HCM: TT.Giác Tín giảng pháp tại khóa ACKH Pháp viện Minh Đăng Quang - Thứ Sáu, 19:48 21-06-2024 - xem: 320 lần