CHÀO MỪNG QUÝ VỊ ĐÃ GHÉ THĂM TRANG NHÀ. CHÚC QUÝ VỊ AN VUI VỚI PHÁP BẢO CAO QUÝ !

HT. Minh Bửu thuyết giảng tại trường hạ Pháp viện Minh Đăng Quang

Sáng ngày 20/6/2023 (nhằm ngày 3/5 Quý Mão), HT Minh Bửu - UVTT HĐTS, UVTT Ban Tăng sự T.Ư GHPGVN, Phó ban Ban Thường trực Giáo phẩm Hệ phái kiêm Trưởng ban Tăng sự Hệ phái, đã quang lâm về trường hạ Pháp viện Minh Đăng Quang, thuyết giảng chuyên đề “Tổ Sư Minh Đăng Quang và Tư tưởng Phật giáo Bắc truyền” cho chư hành giả an cư.

Mở đầu pháp thoại, Hòa thượng nhắc lại những năm đầu thập niên 70 khi còn là tập sự cho đến Sa-di, với công việc công quả trải suốt khoảng thời gian ấy. Song, vì lòng ham tu, mỗi tối đều hướng dẫn Phật tử tụng kinh, mà Ngài không lấy đó làm buồn. Qua điều này, Hòa thượng muốn chia sẻ cho đại chúng rằng: điều gì phát khởi từ tâm thiện lành, tâm an trú, sự ham tu thì sau này tất cả mọi động dụng khởi tâm tu tập, hay phụng sự, đều có kết quả tốt đẹp cho chính mình và cho mọi người. Đồng thời, Hòa thượng nhấn mạnh về tâm bao dung, hài hòa với mọi người. Có được điều này nghĩa là mỗi người sẽ bớt đi ưu, bi, sầu, phiền não.

Hòa thượng cũng trình bày cách thể nhập nguồn đạo bằng nhiều phương pháp, tùy vào nhận thức, hoàn cảnh nhân duyên của mỗi vị. Qua đó nhấn mạnh, đừng tu bằng sự đè, nén, đối trị, thúc ép, vì nó chỉ mang tính tạm thời, trong khi tham, sân, si vẫn còn. Bản chất của Tâm là trong sáng thì hãy sống một cách trọn vẹn, hồn nhiên, trong sáng, đừng chen tư kiến, tư dục vào mà che mờ tánh biết.

Hòa thượng nói: “Giác ngộ tuy đồng Phật, Đa sanh tập khí thâm”. Chúng sanh sống bằng vọng tưởng, tư niệm, nếu không kiểm soát được sẽ đem đến điên đảo tưởng. Vậy nên, khi người tu rõ ngộ được với sự thật thì không có phiền não, trần lao nào làm ô nhiễm.

Tất cả mọi vọng niệm sanh khởi đều do sự chấp mắc, chấp hình tướng, âm thanh… Do đó, phải có định lực để thấy ra, bằng con đường chánh niệm, hay diệu niệm mà đức Phật và các thiền sư xưa đã dạy. Sở dĩ, chúng ta sống không trọn vẹn, sâu sắc là do thiếu giới - định - tuệ, nên bị chi phối cảnh duyên.

Qua điểm này, Hòa thượng nói lên sự tương quan trong lời dạy của Tổ sư: “Người tu phải có giới-định-tuệ. Người không có giới-định-tuệ không phải là người Khất sĩ”. Vậy nên, đi, đứng, nằm, ngồi, tiếp duyên đối cảnh... đều phải chánh niệm, tỉnh giác. Đức Phật dạy phải sống trọn vẹn với hiện tại, tâm nào khởi lên liền thấy rõ. Hòa thượng nêu lên câu của Krishnamurti rằng: “Nếu anh sống không được với cái đang là, thì anh đã chết rồi, chết đi cái bao la”.

Phật tức là chúng sanh, chúng sanh tức là Phật, Phật và chúng sanh đồng một thể tánh”. Cũng vậy, Hòa thượng nhấn mạnh người nào xác định được tánh thể là đi được nửa đoạn đường.

Đức Tổ sư dạy rằng: “Khi xưa đức Thích-ca Mưu-ni cùng chư Phật quá khứ hay cả hiện tại, vị lai, các Ngài sau khi đã giác ngộ, nhận ra cái tánh chơn như ấy, các Ngài cho nó là tánh họ của các Ngài, họ của người giác ngộ, Phật tánh, tánh của chư Phật. (…) Như thế thì tất cả chúng sanh là một họ tánh chơn như, thật tánh(Chơn lý Phật Tánh)

Kinh điển Phát triển cũng đã khẳng định, bản thể của các pháp là đồng thể tánh, như như bất động, mà kinh Pháp Hoa thì gọi là Tri kiến Phật, hay Chơn tâm (kinh Lăng Nghiêm), Duyên giác tánh, Như lai tạng… khi thấy rõ biết con người thật, không sinh, không diệt thì chúng ta sống với tánh giác ấy.

Lìa cha mẹ, bỏ cửa nhà đặng nhập đạo, một lòng chí quyết học hỏi cho rõ chơn tâm bổn tánh và hiểu thấu phép vô vi của Phật, tức là thành một vị Tu-đà-hoàn.” (Diệt Lòng Ham Muốn - Trích Chơn lý 68: Pháp Học Sa-di II – Định).

Vậy nên, Hòa thượng nhắc nhở chư hành giả, nếu không xác định được chơn tâm bản tánh trong việc tu thì dòng luân hồi sẽ mãi tiếp tục vô cùng tận. Bởi vì, “đêm rất dài đối với kẻ mất ngủ, đường rất xa đối với kẻ lữ hành mỏi mệt. Cũng thế, vòng luân hồi sẽ tiếp nối vô tận đối với kẻ ngu si không minh đạt Chánh pháp” (Kinh Pháp cú 60).

Hòa thượng nhấn mạnh, đối với việc chuyển hóa thì chỉ có giác ngộ chậm chứ không sợ phiền não sanh, chỉ sợ chúng ta bất giác, không nhận ra ngay nơi đó mà rõ biết chính mình.

Để đúc kết bài giảng, Hòa thượng kể câu chuyện Thiền sư Mục Châu để giúp hành giả thoát khỏi những suy nghĩ mông lung về sự giải thoát cao vời, muốn tách biệt những chuyện bình thường. Trong khi, “tâm bình thường” là đạo, là sự sống trọn vẹn với chính mình trong thực tại.

Có một học Tăng hỏi Thiền sư Mục Châu (một cao Tăng từ hậu bán TK IX):

  • Suốt ngày cứ ăn cơm mặc áo làm thế nào để khỏi mặc áo ăn cơm?

Thiền sư trả lời

  • Mặc áo ăn cơm.

 Ông này không hiểu, Thiền sư nói tiếp:

  • Nếu không hiểu thì cứ ăn cơm mặc áo.

 

Một số hình ảnh tại buổi giảng:

    Chia sẻ với thân hữu:
    In bài viết:

Các bài viết liên quan