CHÀO MỪNG QUÝ VỊ ĐÃ GHÉ THĂM TRANG NHÀ. CHÚC QUÝ VỊ AN VUI VỚI PHÁP BẢO CAO QUÝ !

TP.HCM: HT.Minh Tuyên chia sẻ buổi pháp đàm thứ hai tại khoá ACKH Pháp viện Minh Đăng Quang

Thuyết giảng buổi thứ hai tại khóa ACKH Pháp viện Minh Đăng Quang PL.2567 - DL.2024, sáng 14/6/2024 (09/5/Giáp Thìn), HT.Minh Tuyên - Tăng trưởng Giáo đoàn Phật giáo Khất sĩ Hải ngoại, đã chia sẻ về chủ đề “Áp dụng văn - tư - tu vào đời sống tu tập”.

Ai từng biết về Phật pháp đều biết một trong những quy luật cơ bản của thế gian là vô thường, nói lên tính chất luôn thay đổi của các pháp hữu vi. Quy tắc đó chi phối từ những hạt hạ nguyên tử sơ cấp, tới nguyên tử, tế bào, sinh vật, hành tinh, ngân hà, tới vũ trụ bao la. Như trong Quy Sơn cảnh sách có câu: “Vô thường lão bịnh bất dữ nhân kỳ. Triêu tồn tịch vong, sát na dị thế. Thí như xuân sương, hiểu lộ, thúc hốt tức vô; ngạn thọ, tỉnh đằng, khởi năng trường cửu. Niệm niệm tấn tốc, nhất sát na gian, chuyển tức tức thị lai sanh. Hà nãi yến nhiên không quá?”.

Lược dịch: “Vô thường già bệnh không hẹn một ai. Sớm còn tối mất, trong khoảng sát na đã qua đời khác. Giống như sương của mùa xuân, móc của ban mai, chốc lát liền không, như cây bên bờ vực, như những thực vật leo mọc trên vách giếng, làm sao có thể lâu bền được!? Niệm niệm nhanh chóng nối nhau, trong một sát na, chuyển hơi thở thì đã là đời sau. Làm sao có thể yên lòng để đời mình trôi qua vô ích như thế được?”.

Qua lời cảnh sách của Ngài Quy Sơn, Hòa thượng nhấn mạnh, mỗi người cần biết quý trọng thời gian của chính mình, quý trọng giây phút hiện tại để chánh niệm tỉnh giác. Đồng thời, trong đời sống tu tập, chư hành giả cũng nên không ngừng quan sát, tìm tòi học hỏi, chiêm nghiệm những giáo pháp xung quanh, để thấu hiểu bản chất của các pháp.

Hoà thượng chỉ rõ, việc học tương ưng với văn tuệ trong nhà Phật, trong đó văn là nghe, cái nghe này không phải là cái nghe của tai, mà rộng hơn là các giác quan (căn) khác, như mắt nghe thấy sắc, mũi nghe thấy hương, lưỡi nghe thấy vị, thân nghe thấy xúc, ý nghe thấy pháp. Nghe ở đây là sự nhậnbiết. Trong Chơn lý “Khất sĩ”, Tổ sư Minh Đăng Quang dạy rằng: “Khất sĩ là người học trò khó đi xin ăn để tu học. Khất sĩ là cái sống của chơn lý võ trụ, mà tất cả chúng sanh đều là học trò cả thảy”, lại nữa, “Còn Tăng là khất sĩ, là học trò đang đi du học khắp nơi cùng xứ, học nơi thầy, nơi bạn, nơi trò; học với tất cả chúng sanh, vạn vật, các pháp; học với Phật - Pháp - Tăng ba đời; học từ xóm làng tỉnh xứ đến khắp các xã hội, thế giới chúng sanh; học nơi chữ viết, nghe lời nói; học bằng lo lắng nghĩ ngợi; học nơi sự thật hành; học nơi cỏ, cây, thú, người, trời, Phật, đất, nước, lửa, gió”.

Song, Hòa thượng nhận định, nếu chỉ có việc học mà thiếu đi tư duy là không đủ. Ví như lời dạy của cổ đức: “Học nhi bất tư tắc võng, tư nhi bất học tắc đãi”, học mà không tư duy, suy xét rõ vấn đề, thì mờ tối chẳng hiểu gì, tư duy nhiều mà không học thì khó nhọc, mất nhiều công sức. (Luận-ngữ: Vi-chính, II). Vì vậy, học và tư duy là hai việc song hành một cách quân bình, không nên để việc học nhiều hơn việc tư duy và ngược lại. Trong quá trình học và tư duy, phải biết cách đặt câu hỏi cho đúng để có định hướng mà giải quyết những nghi vấn của mình để đạt được thành tựu trong học tập. Hoà thượng ví dụ các câu hỏi thường dùng như sau: “Học cái gì? Học ở đâu? Học với ai? Học như thế nào? Học để làm gì? Khi nào nên học? Khi nào học xong?...

Hòa thượng nhấn mạnh: “Để việc học tập đạt hiệu quả, quan trọng không kém là phải tự nhận thức được bản thân mình là ai? Năng lực mình như thế nào? Khả năng mình đạt đến đâu? Những môn học mà chúng ta nên tìm hiểu thêm để biết rõ sự vận hành các pháp trong vũ trụ này như: vật lý, hoá học, sinh học, sinh vật học… cũng cần nên dành sự lưu tâm đến khi có thời gian. Cuối cùng là việc áp dụng những gì đã học, những gì đã tư duy thấu hiểu, vào đời sống tu tập hiện tại, để giúp bản thân tiến bước trên con đường chuyển hóa, cũng là giúp cho mọi người tiến, cho xã hội cùng tiến”.

Theo Hòa thượng, sự tiến hóa về mặt vật chất phải song hành với tiến hóa về mặt tâm linh (tinh thần) mới giúp đời sống trở về trạng thái quân bình, không sai lầm, không dẫn tới suy thoái, diệt vong. Vậy nên, học Phật cũng không rời xa việc học pháp của thế gian, như Ngài Lục Tổ Huệ Năng nói trong kinh Pháp Bảo Đàn rằng:

Pht pháp ti thế gian                   Dịch:   Pht pháp trên thế gian
Bất ly thế gian giác                                     Th ri thế gian mà giác ngộ
Ly thế gian mch b đ                                Rời thế gian tìm giác ngộ
Kháp như cu th giác”                              Giống như tìm sừng thỏ

 

Một số hình ảnh tại buổi giảng:

 

 

    Chia sẻ với thân hữu:
    In bài viết:

Các bài viết liên quan