TT. Minh Liên thuyết giảng “Giáo Dục Học Phật Giáo” nhân khóa An cư PL.2567
- Ban TTTT Hệ phái
- | Thứ Tư, 10:28 12-07-2023
- | Lượt xem: 1805
Nhân mùa an cư kiết hạ PL.2567 – DL.2023, TT. Minh Liên - Ủy viên HĐTS GHPGVN, Ủy viên BTS GHPGVN TP.HCM, Trưởng ban Phật giáo Quốc tế BTS GHPGVN TP.Thủ Đức, Trụ trì Tịnh xá Ngọc Bình (TP.Thủ Đức), đã có buổi thuyết giảng về “Giáo dục học Phật giáo”, sáng ngày 10/7/2023 (nhằm ngày 23/5 Quý Mão).
Mở đầu buổi giảng, Thượng tọa đã ôn lại nội dung học hai mùa an cư 2020 và 2022. Theo đó, trải qua hai mùa trước, chư hành giả an cư đã được học chủ đề “Giáo dục Phật giáo Khất sĩ từ truyền thống tới hiện đại” với 9 buổi giảng và “Giáo dục học Phật giáo Trung Quốc và Việt Nam” với 4 buổi giảng. Bước qua mùa hạ năm nay, Thượng tọa tiếp tục phần của mùa hạ 2022: “Giáo dục học Phật giáo Trung Quốc chuyển biến” (1636 – 1912).
TT. Minh Liên trích rõ: “Từ thời Minh Thanh (1368 – 1644; 1636 – 1912) về sau, Trung Quốc bước sang một thời kỳ lịch sử mới, các mặt: giáo dục, văn hóa, tôn giáo... vốn có, Trung Quốc cũng chịu nhiều thách thức trong môi trường xã hội đầy biến động. Một thời huy hoàng và hưng thịnh rực rỡ của nền giáo dục Tòng Lâm theo đó cũng chịu quy luật biến thiên vô thường”.
Thượng tọa giải thích, thời huy hoàng của các chư tổ: Mã Tổ, Bá Trượng, Quy Sơn... ở trong các Tòng lâm, có đồ chúng đông, việc ở, sinh hoạt và tu học chỉ quy tụ trong nội viện, không học bên ngoài, đồng thời, lấy việc canh tác làm việc tu học. Nhưng “khi xã hội đương đại thay đổi thì không thể bắt kịp và thích nghi với những vấn đề bức thiết của xã hội, những vị lãnh đạo Phật giáo lúc bấy giờ lại không chịu chuyển mình thích nghi, hoặc không đủ tầm nhìn xa trông rộng con đường thích ứng và phát triển tương lai”.
Qua đây, Thượng tọa chia sẻ thêm về sự hình thành và phát triển của Hệ phái Khất sĩ, từ thời Đức Tổ sư đến thời những đức Thầy thuộc các Giáo đoàn, sau đó là các thế hệ Tôn túc kế tiếp, phần lớn đều có cách nhìn và nhận thức rất khác so với Tăng Ni Khất sĩ hiện đại. Thời trước chỉ ở trong Tịnh xá không đi học bên ngoài, thế hệ sau này đã phải cho đi học, tiếp nhận thêm những kiến thức ở các trường Phật học trong và ngoài nước.
Thượng tọa nhấn mạnh, sự thay đổi là tiến trình bắt buộc, song phải có sự kết nối giữa truyền thống và hiện đại một cách hài hòa. Đơn cử như việc đảnh lễ Tổ Thầy, hay các vị lớn trong Tịnh xá, vào mỗi buổi sáng, được xem như một quy tắc bắt buộc ở thời trước, đã được lược bỏ; hoặc, nếu có vị khách Tăng tới Tịnh xá thì các vị Tăng nhỏ phải đến đảnh lễ, giờ cũng mai một chỗ còn, chỗ mất…
TT. Minh Liên trích: “Sự bảo thủ, cố chấp vào khuôn vàng thướt ngọc của một thời xưa cũ, xem những quy chuẩn tôn thượng một thời như những quy luật bất di bất dịch... đại đa số không có tinh thần cầu tiến, chỉ biết rập khuôn theo vết xe đổ”.
Theo đó, những vị lãnh đạo phải có tầm nhìn xa, rộng để hướng tới tương lai, không bao thủ, cố chấp những phương tiện của xã hội hiện có. Đức Tổ sư đã thuyết giảng tại sân vận động, đã đến phòng máy thu âm của Pháp để thu âm và phát cho mọi người nghe, đã đi xe để đến các nơi thuyết pháp. Còn thời Pháp sư Giác nhiên, khi xây dựng Tịnh xá Trung Tâm (Bình Thạnh) vào năm 1966, hai năm sau vào năm 1968 đã mua khu đất để hình thành Pháp viện sau này. Từ đó nhận thấy, tầm nhìn của Pháp sư cho tương lai là rất xa rộng.
“Tăng chúng khi xuất gia học Phật, đăng đàn thọ giới, thuyết pháp giảng kinh nhưng không khế hợp với tư trào xã hội hiện đại... trọng số lượng hơn chất lượng”. Qua đây, Thượng tọa chia sẻ: “Hãy học đúng với trình độ của mình, đừng ham bằng cấp, địa vị trong khi năng lực mình chưa đủ tới đó. Thạc sĩ, tiến sĩ không sai, nhưng đừng vì nó mà sống chết, được thì vui, không được thì buồn, mất đi sự thong dong, tự tại của người tu. Đừng bỏ gốc tìm ngọn, bỏ kim cương lấy đất, cát làm cứu cánh”.
“Đạo Phật vốn xem giáo dục làm đầu, Đức Phật là một nhà giáo dục vĩ đại, ngay như câu “Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật” bình thường, đơn giản cũng đã nói lên đặc tính căn bản của giáo dục” - Bổn là gốc, sư là thầy, là nói lên sự giáo dục.
“Nam Mô là đảnh lễ, quy mạng; Bổn Sư là thầy; Thích Ca là năng nhơn; Mâu Ni là tịch mặc; Phật là bậc giác ngộ, bậc toàn giác”. Sự tương quan giữa giáo dục bên ngoài và sự giáo dục của Đức Phật: giáo dục gia giáo – vì sự trợ duyên cho gia đình để cúng trai Tăng, thuyết pháp hồi hướng cho các hương linh và khuyến khích gia chủ; giáo dục học đường – tăng chúng đông thì thuyết pháp giảng kinh ở trong chùa, Tịnh xá; giáo dục xã hội – hằng ngày mỗi vị xuất gia tiếp cận với đời bằng việc đi khất thực hóa duyên với mọi người dân bằng thân giáo.
Đức Tổ sư thì dạy: KHẤT SĨ là học trò khó đi xin ăn để tu học. KHẤT SĨ là cái sống của chơn lý võ trụ, mà tất cả chúng sanh đều là học trò cả thảy”, (Chơn Lý Khất sĩ).
TT. Minh Liên sách tấn chư hành giả: “Cũng phải biết nhân sinh quan, thế giới quan để mình không lạc vào tin tưởng vào quàng xuyên, không lạc vào cực đoan phóng khoáng hoặc phủ nhận”.
Khép lại buổi thuyết giảng, Thượng tọa trích dẫn: “Chính Phật là Vô Thượng Sĩ, là ông thầy giáo có sự học không ai hơn. Còn Tăng là Khất sĩ, là học trò đang đi du học khắp nơi cùng xứ, học nơi thầy, nơi bạn, nơi trò; học với tất cả chúng sanh, vạn vật, các pháp; học với Phật Pháp Tăng ba đời; học từ xóm làng tỉnh xứ đến khắp các xã hội, thế giới chúng sanh ... học nơi sự thật hành; học nơi cỏ, cây, thú, người, trời, Phật, đất, nước, lửa, gió”, (Chơn Lý Khất sĩ).
Một số hình ảnh tại buổi giảng:
Các bài viết liên quan
- Hệ phái Khất sĩ: Báo cáo tổng kết khóa An cư Kiết hạ tại Pháp viện Minh Đăng Quang PL.2568 - DL.2024 - Thứ Sáu, 08:42 23-08-2024 - xem: 1047 lần
- Đắk Lắk: Tăng Ni Hệ phái Khất sĩ toàn tỉnh trang nghiêm lễ Bố tát, thính giới tập trung - Thứ Bảy, 22:57 20-07-2024 - xem: 187 lần
- TP.HCM: HT.Giác Toàn nói về những điều thân chứng qua Chơn lý của Tổ sư Minh Đăng Quang nhân mùa ACKH PL.2568 - Thứ Tư, 17:31 03-07-2024 - xem: 340 lần
- Vĩnh Long: Chư Tôn đức HPKS thăm hành giả an cư tại Tổ đình Minh Đăng Quang - Thứ Hai, 10:43 01-07-2024 - xem: 357 lần
- TP.HCM: TT. Giác Tín nói về “Vô thường - Chơn thường” tại khóa ACKH Pháp viện Minh Đăng Quang - Thứ Sáu, 21:22 28-06-2024 - xem: 224 lần
- TP.HCM: TT. Giác Hoàng giảng về "Pháp trau tâm của Tổ sư Minh Đăng Quang" tại trường hạ Pháp viện Minh Đăng Quang - Thứ Năm, 22:12 27-06-2024 - xem: 379 lần
- TP.HCM: TT.Giác Nhường chia sẻ buổi pháp thứ 2 tại trường hạ Pháp viện Minh Đăng Quang - Thứ Tư, 22:42 26-06-2024 - xem: 333 lần
- TP.HCM: HT.Giác Nhân nói về “Tham - Sân” nhân khóa ACKH Pháp viện Minh Đăng Quang PL.2568 - Chủ Nhật, 13:52 23-06-2024 - xem: 468 lần
- TP.HCM: HT.Giác Pháp giảng “Quy Sơn cảnh sách” tại trường hạ Pháp viện Minh Đăng Quang - Chủ Nhật, 13:47 23-06-2024 - xem: 278 lần
- TP.HCM: Chủ đề “Chánh ngữ” được HT.Bửu Chánh giảng tại khóa an cư Pháp viện Minh Đăng Quang - Thứ Hai, 15:08 24-06-2024 - xem: 454 lần
- TP.HCM: Đề tài “Giáo dục Phật giáo Trung Quốc” tiếp tục được đề cập tại khóa ACKH PL.2568 - Thứ Hai, 13:44 24-06-2024 - xem: 172 lần
- TP.HCM: TT.Giác Tín giảng pháp tại khóa ACKH Pháp viện Minh Đăng Quang - Thứ Sáu, 19:48 21-06-2024 - xem: 309 lần