BDTT 2019: HT. Giác Ngộ và HT. Giác Nhân chia sẻ giáo pháp Khất sĩ
- Ban TTTT Hệ phái
- | Thứ Năm, 12:59 23-05-2019
- | Lượt xem: 3206
Sáng ngày thứ 2 của khóa Bồi dưỡng trụ trì (19.4 Kỷ Hợi), Hòa thượng Giác Ngộ - Giáo phẩm chứng minh Hệ phái thăm và chia sẻ những vấn đề liên hệ đến Luật Nghi Khất Sĩ.
Dựa trên pháp hành bài Luật Nghi Khất Sĩ, Hòa thượng chia sẻ cùng đại chúng những ý pháp qua “Phật ngôn” - tập hợp 13 lời dạy cô đọng, súc tích được đức Tổ sư Minh Đăng Quang chắc lọc, trích dẫn gián tiếp hoặc tinh chiết từ lời Phật dạy trong kinh điển, thuộc phần “Bài học Khất sĩ” – một tài liệu gối đầu giường của chư Tăng Ni Khất sĩ. Tất cả nội dung trong phần “Bài học Khất sĩ”này được chư Tăng Ni Khất sĩ học thuộc lòng để hành trì trong mỗi lúc. Những câu “Phật ngôn” này chú trọng đến phương diện ứng dụng, hành trì nên có nội dung rất khúc chiết, chuyển tải những giáo lý cốt lõi nhất, tinh túy nhất, là những điều cần thiết nhất cho một người xuất gia ghi nhớ và hành trì. Đối với người xuất gia, chỉ cần thực hành miên mật bao nhiêu đó thôi cũng đủ để hiểu rõ phương pháp tu tập, giữ mình thanh tịnh ở ba phương diện thân, khẩu, ý, trở thành bậc chân Tăng mô phạm cho đời.
Với mục đích hướng đến giá trị hành trì thực tế, đức Tổ sư chỉ tập trung vào phần nội dung những lời dạy này là chính, nhằm để cho mọi thành phần trong hàng đệ tử xuất gia có thể ghi nhớ dễ dàng. Đức Tổ sư đã lược đi nguồn gốc kinh mà các câu “Phật ngôn” này được trích hoặc rút tỉa ý tưởng. Tuy nhiên, việc truy nguồn của các câu Phật ngôn này là điều cần thiết hiện nay của hàng đệ tử hậu học. Với việc tìm hiểu xuất xứ của các câu Phật ngôn, chúng ta hiểu hơn thâm ý của đức Tổ sư qua những lời dạy này, đồng thời góp phần làm sáng tỏ tính khoa học, tính chính thống và chính xác của “Phật ngôn”. Trên cơ sở đó, nguồn từ kinh điển gốc góp phần xác tín vào “Phật ngôn” nói riêng và các nội dung khác trong bộ Chơn Lý. Rõ ràng "Chơn Lý" không chỉ là kim chỉ nam cho hàng đệ tử trong giáo pháp Khất sĩ mà còn là nguồn tham khảo quý giá cho các nhà nghiên cứu vậy.
Tiếp theo, HT. Giác Nhân đến với lớp bồi dưỡng chủ đề: Giá trị Y Bát qua lời dạy của Tổ sư. Từ buổi đầu lập giáo với tôn chỉ “Nối truyền Thích-ca Chánh pháp - Đạo Phật Khất Sĩ VN”, Tổ đã sử dụng Y, Bát rất rõ ràng: Y bá nạp nhiều miếng may lại, Bát làm bằng đất nung, công dụng của y bát được Tổ đề cập trong Chơn Lý (Y Bát Chơn Truyền ). Hòa thượng nhấn mạng Y Bát chính là sinh mệnh, là manh áo chém cơm của người Khất sĩ, là tài sản quí giá của người khất sĩ không gì ngoài tam Y nhất Bát và bộ Chơn lý
Chư Phật ba đời đều là Khất sĩ, Khất là xin, Sĩ là học, xin vật chất để nuôi thân, học giáo pháp để nuôi tâm, pháp khất thực để diệt trừ bản ngã, và gián tiếp chỉ dạy cho người đời biết bố thí để tập bỏ lòng tham, muốn như vậy không pháp môn nào hơn là thực hành y, bát:
Xuất gia chánh giáo không rời bát,
Lánh tục chơn truyền khá đắp y,
Giới luật đành rành lời Phật thuyết,
Kinh văn tỏ rõ hạnh Tăng trì.
Hỡi ai chí thích nơi chơn lý,
Kinh nghiệm cho rồi sẽ bước đi.
(Kệ pháp “Thời gian qua”)
Trì bình khất thực, mỗi ngày ăn một ngọ, không cất giữ tiền bạc vật chất, không ở một nơi cố định, đường lối này gọi là Trung đạo giải thoát, tránh 2 cực đoan: Lợi dưỡng sung sướng và ép xác khổ hạnh.
Người Khất sĩ nghĩa là người xin học,
Xin nuôi thân bằng vật chất hữu hình,
Học nuôi tâm bằng các pháp vô hình,
Lẽ Xin Học sẽ viên minh toàn thiện.
Người Khất sĩ gót lữ hành dũng tiến,
Bước phiêu linh, lấy bốn biển làm nhà,
Lấy chín châu làm sự nghiệp độ tha,
Quyết thực hiện chí tang bồng hồ thỉ.
(Đường lối Khất sĩ)
Theo Tổ sư dạy rằng người Khất sĩ là người cao thượng, không không trong sạch, pháp trì bình khất thực là phương pháp gián tiếp dạy đời biết lẽ sống chung, chớ không phải khất cái vì miếng ăn mà tranh giành cướp đoạt.
Pháp trì bình khất thực mà xưa kia chính đức Phật Tổ Thích-ca đã hành trì và trong Kinh Lăng Nghiêm còn ghi lại: “Ngã giáo Tỳ-kheo, tuần phương khất thực, linh kỳ xả tham, thành Bồ-đề đạo”. Chỉ có Khất sĩ Trung đạo thực hành y bát, trì bình khất thực mới trừ diệt lòng tham và bảo thủ.
Pháp khất thực dạy người bố thí,
Cùng dạy mình chơn lý không tham,
Bao giờ dứt tánh mê ham,
Muôn ngàn phận sự việc làm đều xong.
(Cầu nguyện hòa bình)
Các bài viết liên quan
- Báo cáo Tổng kết Khóa Bồi dưỡng Kinh nghiệm Trụ trì lần thứ 17, PL. 2564 - DL. 2020 - Hệ phái Khất sĩ - Thứ Ba, 12:18 07-07-2020 - xem: 3521 lần
- Báo cáo Quỹ Pháp học Khất sĩ 2020 - Thứ Bảy, 12:42 20-06-2020 - xem: 3606 lần
- Báo cáo Ban Tổ chức khóa tu của Hệ phái Khất sĩ - Thứ Bảy, 12:37 20-06-2020 - xem: 3821 lần
- Báo cáo của Ban Văn hóa – Truyền thông Hệ phái Khất sĩ - Thứ Sáu, 18:23 19-06-2020 - xem: 3751 lần
- Báo cáo Ban Tăng sự Hệ phái năm 2020 - Thứ Tư, 20:16 17-06-2020 - xem: 4480 lần
- Học, tu và phụng sự: Ba yếu tố căn bản của vị trụ trì - Thứ Ba, 19:59 16-06-2020 - xem: 4461 lần
- Bế mạc khóa Bồi dưỡng Trụ trì, PL. 2564 – DL. 2020 - Thứ Ba, 05:12 16-06-2020 - xem: 4346 lần
- HT. Giác Toàn: Thăm đại chúng buổi cuối cùng trong khoá Bồi dưỡng trụ trì năm 2020 - Thứ Ba, 11:30 16-06-2020 - xem: 4031 lần
- Trách nhiệm của người Thầy trong thời đại mới - Thứ Hai, 16:18 15-06-2020 - xem: 4520 lần
- Báo cáo và chia sẻ phương hướng của các Ban trong Hệ phái - Thứ Hai, 14:45 15-06-2020 - xem: 3796 lần
- Cách tổ chức khóa thiền Vipassana - Thứ Hai, 11:53 15-06-2020 - xem: 6182 lần
- Báo cáo và chia sẻ về công việc sắp tới của Ban tu thư - Thứ Hai, 11:05 15-06-2020 - xem: 3975 lần