CHÀO MỪNG QUÝ VỊ ĐÃ GHÉ THĂM TRANG NHÀ. CHÚC QUÝ VỊ AN VUI VỚI PHÁP BẢO CAO QUÝ !

Đạo làm trụ trì

28 5 1 Copy

DẪN NHẬP

Trụ trì theo nghĩa thông thường là người thực thi trách nhiệm Phật sự Tăng sai, làm nhiệm vụ giữ gìn cơ sở tự viện, tịnh xá, hướng dẫn Tăng tín đồ trong tự viện, tịnh xá đó tu hành đúng chánh pháp, hoằng dương chánh pháp làm lợi lạc chúng sanh. Đạo làm trụ trì không gói gọn trong trách nhiệm, bổn phận mà hàm chứa tất cả những gì người làm trụ trì phải có, phải làm. Nói cách khác, muốn làm tốt chức năng trụ trì, Tăng Ni cần thể hiện giới đức, tâm đức, tuệ đức, ứng dụng linh hoạt các phương tiện giáo hóa để làm tròn trách nhiệm, bổn phận của mình. Trong phạm vi bài thuyết trình này, chúng tôi xin nêu ra một số tiêu chí để chúng ta cùng thảo luận, giúp cho những vị chuẩn bị làm trụ trì một số kinh nghiệm để làm tốt chức năng này.

A. TÂM ĐỨC CỦA TRỤ TRÌ

- Nghiêm trì giới luật

Người có giới đức mới có khả năng nhiếp hóa người khác.

(Linh vị tín giả tín; Dĩ tín giả linh tăng trưởng)

- Bao dung, độ lượng

Người có tinh thần bao dung độ lượng mới có thể khiến những người khác chưa đến ở muốn đến ở, người đang ở không muốn bỏ đi, người đã đi mong ngày trở lại.

- Phong thái trang nghiêm, điềm tĩnh

Người có phong thái trang nghiêm, điềm tỉnh sẽ là gương mẫu cho hậu học noi theo. (Phép tắc ít nhất cũng không có, oai nghi nhỏ nhứt cũng không còn thì đưa cái gì ra để kềm thúc kẻ mới vào đạo)

- Hoan hỷ, hòa đồng

Đức tánh hoan hỷ hòa đồng giúp chúng cảm thấy dễ gần gủi, làm cho chúng vừa mến vừa phục. Ngược lại sống xa cách nguyên tắc, khó khăn quá làm cho chúng sợ và xa cách không thể hiểu nhau.

- Không sống xa hoa, phung phí; thực hành hạnh thanh bần.

Tịnh xá có thể xây dựng qui mô đồ sộ, nhưng trụ trì không thể sống xa hoa, vì như thế không phù hợp với đời sống người xuất gia và không làm gương thanh bần đơn giản cho chúng.

B. TRÁCH NHIỆM TRỤ TRÌ

1. Tiếp Tăng độ chúng

 

 

+ Tế độ người xuất gia là trọng trách của trụ trì

Nếu không phải trụ trì mà chỉ là chúng sống trong tịnh xá làm sao có thể thâu nhận người xuất gia? Do đó chỉ có trụ trì mới có quyền thu nhận người xuất gia. Nếu trụ trì không làm được điều này giống như người đời không sanh con nối dòng.

+ Hướng dẫn, dạy dỗ Tăng (Ni) chúng đến nơi đến chốn

            Nhận người xuất gia mà không nuôi dạy kỹ lưỡng là thiếu trách nhiệm.

            (Nuôi con chẳng dạy chẳng răn, thà rằng nuôi lợn cho ăn kiếm tiền)

+ Quan tâm đến đời sống Tăng (Ni) chúng

Quan tâm đến đời sống tu học của chúng là trách nhiệm của trụ trì, không thể để mặc chúng sống ra sao thì ra. Đức Phật ngày xưa mỗi đêm thường đi tuần liêu là vì:

- Sợ đệ tử làm những việc hữu vi

- Sợ đệ tử làm những việc quá thế tục.

- Sợ đệ tử ham mê ngủ nghỉ,

- Đến thăm viếng các đồ chúng bị bệnh

- Khiến cho các đồ chúng mới vào đạo xem thấy oai nghi mà học theo

 

2. Giáo hóa cư gia

 

+ Nhiếp hóa những người chưa biết Đạo

            Ứng dụng những phương tiện thiện xảo để độ người chưa biết đạo trở về quy y Tam Bảo: Ứng dụng “Tứ nhiếp Pháp”

+ Tạo môi trường tu học cho Phật tử:

- Xây dựng cơ sở vật chất phục vụ nhu cầu tu học cho Phật tử

- Tổ chức các khóa tu…

- Tổ chức làm từ thiện…

 

3. Giữ gìn, phát triển cơ sở vật chất

 

+ Giữ gìn, trùng tu cái cũ

+ Xây dựng thêm cái mới, mở rộng khuôn viên tịnh xá để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tu học cho Phật tử.

 

1. Tạo mối quan hệ tốt đẹp với quần chúng và các tổ chức xã hội

 

+ Tạo mối quan hệ tốt đẹp với các cấp giáo hội

+ Các cấp chính quyền địa phương

+ Các Tôn giáo bạn

+ Các tổ chức đoàn thể quần chúng

Có những mối quan hệ tốt đẹp này sẽ giúp cho công cuộc hoằng Pháp thuận lợi mà không bị trở ngại.

 

Normal 0 false false false EN-US X-NONE X-NONE

2. sắp xếp, phân chia công việc cho phù hợp từng người

 

Trụ trì không thể một mình quán xuyến được tất cả mọi việc trong tịnh xá, do đó cần phân chia cụ thể công việc thích hợp cho mọi người, không nên ôm đồm mọi việc rồi than trách mọi người. Đừng nghĩ rằng người ta không làm được nên không dám giao, hãy thử đi, nhứt định sẽ được.

3. TRỤ TRÌ VÀ SỰ TỒN VONG CỦA ĐẠO PHÁP

Tự viện, tịnh xá là đơn vị cơ sở của Giáo hội, là tế bào của Đạo Pháp, nếu cơ sở phát triển tốt thì Giáo hội vững mạnh, ngược lại các cơ sở tự viện, tịnh xá bị suy yếu, mất uy tín, Tăng (Ni) chúng sẽ ly tán, cư gia bá tánh mất niềm tin, xã hội khinh thường, như vậy làm sao Giáo hội vững mạnh, Đạo pháp hưng thịnh? Một đơn vị cơ sở tự viện, tịnh xá tự nó không thể làm cho thịnh hay suy, mà thịnh suy là do trụ trì.

28 5 4 Copy

KẾT LUẬN

Giáo hội, Đạo pháp cần một vị trụ trì có đầy đủ năng lực để làm cho đạo tràng hưng thịnh, Phật pháp xương minh, Tăng già hòa hợp, lợi lạc quần sanh. Tăng (Ni) chúng cần một vị trụ trì có lòng bi mẫn, biết chăm lo đời sống cho chúng, để chúng yên tâm gởi gắm cuộc đời của mình cho Đạo và phụng sự Đạo; Cần lắm một vị trụ trì biết quan tâm đào tạo Tăng Ni trở thành người đầy đủ đức, đủ tài để kế vãng khai lai. Phật tử tại gia và thập phương bá tánh cần một ngôi đạo tràng thanh tịnh để nương tựa tinh thần, một vị Thầy chơn chánh làm bóng mát che chở cho họ giữa cuộc đời đầy bất an đau khổ. Nếu đã nhận lãnh trách nhiệm trụ trì mà không dám hy sinh làm tốt chức năng này thì làm sao xứng đáng là bậc Chúng Trung Tôn, là thạch trụ tòng lâm? Nên chăng chúng ta cần suy nghĩ lại Đạo làm trụ trì !

1. Tiếp Tăng độ chúng

Normal 0 false false false EN-US X-NONE X-NONE

    Chia sẻ với thân hữu:
    In bài viết:

Các bài viết liên quan