Một vài vấn đề về Nghi lễ Hệ phái Khất sĩ
- ĐĐ. Minh Viên
- | Thứ Năm, 11:01 11-06-2020
- | Lượt xem: 3471
I. Dẫn nhập
Theo tinh thần tu học và hành đạo của đức Tổ sư khai sáng Đạo Phật Khất Sĩ, vấn đề nghi lễ (cách tổ chức, nghi thức cúng kiến) rất ít được chú trọng và không thấy đề cập nhiều trong bộ Chơn lý. Mọi sinh hoạt tu học và hành đạo của Tăng đoàn lúc bấy giờ dưới sự hướng dẫn của đức Tổ sư hết sức nhẹ nhàng và đơn giản. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh hiện nay, để cho có sự hài hòa giữa các truyền thống Phật giáo, đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của Phật tử, việc hình thành và thống nhất nghi lễ của Hệ phái là một công việc hết sức cần thiết. Do đó Ban Nghi lễ Hệ phái được thành lập nhằm soạn thảo ra những nghi thức hành trì trong các buổi lễ cho người xuất gia lẫn Phật tử tại gia.
II. Nội dung
1. Tầm quan trọng của nghi lễ
Bất kỳ một tôn giáo, hệ phái nào, khi được hình thành, không thể không có phần nghi lễ. Nghi lễ góp một phần quan trọng trong sinh hoạt tôn giáo, như một loại hoa trong vườn hoa. Nghi lễ được thể hiện ít hay nhiều trong một tổ chức là tùy thuộc vào chủ trương và khuynh hướng hành đạo của vị Giáo chủ của tôn giáo đó.
Đạo Phật lấy Trí tuệ - Giải thoát làm mục tiêu hướng tới. Tuy nhiên, trên bước đường tu học và hành đạo, không thể không sử dụng những phương tiện để đem đạo vào đời. Nghi lễ là một trong muôn vàn phương tiện để truyền bá lời dạy của đức Phật thông qua những lời pháp ngữ để phục nguyện, những bài kinh tụng cầu nguyện… cho những người sơ cơ, hữu duyên, chuyển hóa tâm thức, tăng trưởng niềm tin, quy y Tam bảo, gần gũi thiện tri thức, lắng nghe lời Phật dạy, từ đó có được cuộc sống an vui. Đây được xem là một phương tiện hữu hiệu, dễ dàng hóa độ chúng sinh.
2. Những nghi lễ thường gặp trong sinh hoạt Phật giáo
2.1. Phục vụ cho người xuất gia
- Lễ Xuất gia
- Thọ giới
- Lễ Bổ nhiệm trụ trì
- Lễ Tang
- Lễ Đặt đá xây dựng
- Lễ An vị Phật
- Lễ Khánh thành
2.2. Phục vụ cho người tại gia
- Lễ Truyền Tam quy Ngũ giới
- Lễ Truyền Bát quan trai giới
- An vị Phật tại tư gia
- Lễ Hằng thuận
- Cầu An
- Cầu siêu - Cúng thất
3. Nên thống nhất chung về nghi lễ của Hệ phái
Hiện nay các Ban Văn hóa, Ban Nghi lễ của Giáo hội cũng đang từng bước để thống nhất chung về pháp phục và nghi lễ…, trên tinh thần “thống nhất trong đa dạng”, nhằm có một điểm chung tương đối nào đó giữa các truyền thống tông phái của Phật giáo Việt Nam. Có thể nói, tinh thần hòa chúng là ưu điểm của Hệ phái Khất sĩ. Trong Chơn lý, đức Tổ sư dạy: “Muôn người hòa hiệp như in một người”. Ngày xưa, đức Tổ sư và chư vị Đức Thầy trưởng các Giáo đoàn luôn thể hiện tinh thần này qua mọi oai nghi, sinh hoạt hằng ngày trong cuộc sống. Kể từ sau năm 1963 cho đến nay (2020), các Giáo đoàn không còn sinh hoạt chung và do xã hội cũng có nhiều thay đổi, biến chuyển, nên những sinh hoạt, lễ nghi phần nào cũng đổi thay, không còn giống như xưa nữa. Hiện nay, mỗi Giáo đoàn cũng tùy duyên mà có cách tổ chức hay thực hiện các nghi lễ khác nhau. Cho đến mỗi tịnh xá trong một Giáo đoàn cũng có cách tổ chức khác nhau, đây là một vấn đề thực tế. Mong sao, Hệ phái sớm có một tuyển tập trình bày chi tiết về những cách thức tổ chức, những kinh tụng trong một khóa lễ… một cách dung hòa giữa xưa và nay, để Tăng Ni hậu học không phải vay mượn bên ngoài quá nhiều.
III. Kết luận
Nghi lễ trong Phật giáo là một phương tiện thứ yếu trong việc hoằng hóa lợi sanh. Mỗi vị Tăng Ni cũng phải cần biết để tùy duyên thực hiện nghi lễ sao cho hài hòa giữa các truyền thống Phật giáo và nhu cầu thực tiễn trong sinh hoạt tôn giáo hiện nay. Nhất là vị trụ trì, cần phải quan tâm nhiều hơn nữa để vừa đáp ứng niềm tin tôn giáo, vừa tạo duyên hóa độ cho cư gia. Các bậc Cổ đức có dạy: “Trước dùng dục câu nhữ, sau dùng tuệ bứng gốc”. Người xuất gia phải nắm rõ, đó là phương tiện trong bước đầu mà thôi, cốt lõi của người tu Phật là phải hướng đến mục tiêu giải thoát, không còn lầm chấp, phiền não khổ đau trong ba cõi.
Các bài viết liên quan
- Báo cáo tổng kết Khóa Bồi dưỡng trụ trì Hệ phái Khất sĩ PL. 2568 - DL. 2024 - Thứ Sáu, 11:09 23-08-2024 - xem: 1082 lần
- TP.HCM: Hệ phái Khất sĩ bế mạc Khóa Bồi dưỡng Trụ trì PL.2568 - DL.2024 - Thứ Bảy, 00:26 01-06-2024 - xem: 1528 lần
- TP.HCM: Đại diện Ban Tôn giáo Chính phủ chia sẻ nhiều nội dung về Luật Tín ngưỡng Tôn giáo tại Khóa Bồi dưỡng Trụ trì 2024 - Thứ Sáu, 14:10 31-05-2024 - xem: 1235 lần
- TP.HCM: TT.Thích Nhật Từ khẳng định “khóa tu là cầu nối giữa Tăng Ni và tín đồ Phật tử” trong chuyến thăm Khóa Bồi dưỡng Trụ trì 2024 - Thứ Sáu, 00:25 31-05-2024 - xem: 1089 lần
- TP.HCM: NS.Tuệ Liên nói về giá trị của việc tu tập Giới - Định - Tuệ tại ngày 6 của Khóa Bồi dưỡng Trụ trì 2024 - Thứ Năm, 16:41 30-05-2024 - xem: 543 lần
- TP.HCM: Khóa Bồi dưỡng Trụ trì 2024 ngày thứ 6 thảo luận về “Tăng đoàn Phật giáo Khất sĩ ngày nay” - Thứ Năm, 14:04 30-05-2024 - xem: 1371 lần
- TP.HCM: NT.Tuyết Liên & NS.Hiếu Liên trình bày tham luận tại ngày thứ 5 của Khóa Bồi dưỡng Trụ trì 2024 - Thứ Năm, 09:42 30-05-2024 - xem: 447 lần
- TP.HCM: HT.Minh Thành đề cao việc giữ giới tại ngày thứ 5 của Khóa Bồi dưỡng Trụ trì 2024 - Thứ Tư, 21:58 29-05-2024 - xem: 753 lần
- TP.HCM: TT.Thích Phước Nguyên đề cao yếu tố “làm chủ bản thân” trong quản trị và lãnh đạo tại Khóa Bồi dưỡng Trụ trì 2024 - Thứ Tư, 12:12 29-05-2024 - xem: 868 lần
- TP.HCM: Khóa Bồi dưỡng Trụ trì 2024 tiếp nhận nhiều bài tham luận ấn tượng - Thứ Ba, 21:54 28-05-2024 - xem: 408 lần
- TP.HCM: TT.Giác Nhường chia sẻ với các vị Khất sĩ trẻ khi làm trụ trì nhân Khóa Bồi dưỡng Trụ trì 2024 - Thứ Ba, 15:11 28-05-2024 - xem: 1604 lần
- TP.HCM: HT.Thích Huệ Thông nói về luật sửa đổi bổ sung trong Hiến chương của Giáo hội tại Khóa Bồi dưỡng Trụ trì 2024 - Thứ Ba, 12:06 28-05-2024 - xem: 709 lần