TP.HCM: HT.Minh Thành đề cao việc giữ giới tại ngày thứ 5 của Khóa Bồi dưỡng Trụ trì 2024
- Ban TT-TT Hệ phái
- | Thứ Tư, 21:58 29-05-2024
- | Lượt xem: 874
Chiều 29/5/2024 (nhằm 22/4/Giáp Thìn), HT.Minh Thành - UVTT HĐTS GHPGVN, Phó Viện trưởng VNCPHVN, Phó ban Ban Thường trực Giáo phẩm Hệ phái, Trưởng Ban Giáo dục Tu thư PGKS, chia sẻ tại Khóa BDTT 2024 đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giữ giới thông qua “Quan niệm giữ giới trong Chơn lý”.
Theo đó, Hòa thượng nhấn mạnh khái niệm “giữ giới” trong Chơn lý với 3 phần: 1. Trích xuất hai đoạn Chơn lý có thuật ngữ “giữ giới”, hai đoạn ấy phảng phất chút phong vị của bối cảnh khởi nguồn của Khất sĩ Việt Nam; 2. Trích xuất ba đoạn Chơn lý có thuật ngữ “giữ giới”, phản ánh phần nào bản sắc và hồn cốt Khất sĩ; 3. Trích xuất hai đoạn Chơn lý có thuật ngữ “giữ giới” là lời khích lệ giữ gìn giới y bát và đạo đức của hành giả Chơn lý.
Lấy bối cảnh Phật giáo Nam Bộ thập niên 1930 – 1940 được trình bày phần nào trong Chơn lý “Y bát chơn truyền”, Hòa thượng nhận định, trường hợp “giữ giới” trong tình thế không có điều kiện học hỏi giáo lý thì vẫn là nền tảng, là cơ sở, là chỗ xuất phát dẫn dắt đến đời sống thanh khiết, dẫn dắt đến tìm hiểu nơi giáo lý của mình, dẫn dắt đến chỗ đắc đạo.
Nêu lên trường hợp, nếu tu tập chỉ có Giới mà thiếu Định, Huệ, Hòa thượng chỉ rõ: “Bởi vậy cho nên, những ai khi đã bước chân vào đường y bát, dầu thiếu trí huệ ở Niết-bàn thì cũng được hưởng phước lạc của thiên đường, bằng không được thiền định, chỉ có điều trì giới, thì cũng được làm bậc người trên trước, nhờ sự giữ giới của y bát mà tránh khỏi địa ngục, ngạ quỉ, súc sanh, a-tu-la, bốn đường ác đạo. Như vậy là oai lực của y bát rất thần thông mạnh mẽ linh diệu đó” – trích Chơn lý “Y bát chơn truyền”.
“Người chơn tu có thiếu trí tuệ, thiếu thiền định, miễn là có giữ giới thì phước lạc đời này và đời sau vẫn ‘làm bậc người trên trước’ và ‘hưởng phước lạc của thiên đường’. Câu chót của đoạn Chơn lý trên cho thấy một dạng tha lực dành cho người hành trì giới Y bát”, Hòa thượng khẳng định.
Thông qua Chơn lý “Có và không” với đoạn: “Có giữ giới vạn vật mới tốt đẹp, có thiền định chúng sanh mới sống đời. Có trí huệ các pháp mới trọn lành trong sạch. Giới định huệ là một thân hình tốt đẹp của cái có, xứng đáng có yên vui. Chúng ta cần phải giữ cái có, của giới định huệ ấy, bởi nó là chơn lý của võ trụ, nó là ý muốn của cái không, vì cái không là bà mẹ của chúng ta”, Hòa thượng cũng nêu bật bản sắc Khất sĩ về phương diện tầm nhìn tổng nhiếp và dụng ngữ chuyển tải.
Theo đó, tầm nhìn tổng nhiếp ở đây chỉ cho toàn bộ hệ thống nhân-sinh-thế-giới-quan. Trong và ngoài Phật giáo vốn có những hệ thống tổng nhiếp như y báo và chánh báo, nội ngũ thủ uẩn và ngoại ngũ thủ uẩn, tam tài, sáng tạo và thụ tạo. Chơn lý lại nêu lên một hệ thống như một phiên bản phát triển của nguyên lý duyên sinh làm cơ sở để có các pháp. Đối với chúng sanh Chơn lý nêu lên một lý tưởng rất cận nhân tình, khớp với khoa học về loài người, lịch sử của con người là sinh tồn vĩnh viễn, là bất tử. Đối với vạn vật thì lý tưởng là tốt đẹp. Đối với các pháp thì lý tưởng mà Chơn lý muốn vươn tới là “trọn lành trong sạch”.
Đồng thời, ngang qua nhiều đoạn trong trích Chơn lý “Y bát chơn truyền”, Hòa thượng khẳng định, Chơn lý xem Giáo lý y bát là tinh hoa, là cốt lõi, là nền tảng của giới để hành giả rảnh rang mà nuôi dưỡng Định, Tuệ; Y bát là gốc rễ, là căn cội, là cơ sở, là dưỡng chất tinh tuyền nuôi dưỡng sanh thân, Tăng thân, Pháp thân, Phật thân – phần nào hồn cốt của Khất sĩ. Giữ giới y bát đúng nghĩa thì sẽ mang đến cho hành giả Chơn lý một đời sống có ba bản sắc của vị Tỷ-kheo Phạm hạnh: Giải thoát mọi điều trói buộc, hóa giải phiền não ô nhiễm và chốt lại là thong thả rảnh rang.
Song, Hòa thượng nhấn mạnh: “Cần phải nhận thức rằng ngoài những giới luật căn bản, cốt lõi, thì thời đại nào có giới luật đó; ngũ uẩn nào và khung thời gian nào thì có giới luật đó. Giới luật khóa sổ và đóng thành khung khi Phật Niết-bàn có giá trị hành trì cao nhất trong giai đoạn ấy; có giá trị làm biểu mẫu và giá trị thiêng liêng cho tất cả mọi thời đại về sau. Đó là lý do mà Chơn lý dạy: ‘Tự ta chế ra giới luật cho ta’ mang tính cập nhật, sát sao với thực tiễn cây đời.
Một số hình ảnh được ghi nhận:
Các bài viết liên quan
- Báo cáo tổng kết Khóa Bồi dưỡng trụ trì Hệ phái Khất sĩ PL. 2568 - DL. 2024 - Thứ Sáu, 11:09 23-08-2024 - xem: 1639 lần
- TP.HCM: Hệ phái Khất sĩ bế mạc Khóa Bồi dưỡng Trụ trì PL.2568 - DL.2024 - Thứ Bảy, 00:26 01-06-2024 - xem: 1670 lần
- TP.HCM: Đại diện Ban Tôn giáo Chính phủ chia sẻ nhiều nội dung về Luật Tín ngưỡng Tôn giáo tại Khóa Bồi dưỡng Trụ trì 2024 - Thứ Sáu, 14:10 31-05-2024 - xem: 1655 lần
- TP.HCM: TT.Thích Nhật Từ khẳng định “khóa tu là cầu nối giữa Tăng Ni và tín đồ Phật tử” trong chuyến thăm Khóa Bồi dưỡng Trụ trì 2024 - Thứ Sáu, 00:25 31-05-2024 - xem: 1360 lần
- TP.HCM: NS.Tuệ Liên nói về giá trị của việc tu tập Giới - Định - Tuệ tại ngày 6 của Khóa Bồi dưỡng Trụ trì 2024 - Thứ Năm, 16:41 30-05-2024 - xem: 770 lần
- TP.HCM: Khóa Bồi dưỡng Trụ trì 2024 ngày thứ 6 thảo luận về “Tăng đoàn Phật giáo Khất sĩ ngày nay” - Thứ Năm, 14:04 30-05-2024 - xem: 1575 lần
- TP.HCM: NT.Tuyết Liên & NS.Hiếu Liên trình bày tham luận tại ngày thứ 5 của Khóa Bồi dưỡng Trụ trì 2024 - Thứ Năm, 09:42 30-05-2024 - xem: 593 lần
- TP.HCM: HT.Minh Thành đề cao việc giữ giới tại ngày thứ 5 của Khóa Bồi dưỡng Trụ trì 2024 - Thứ Tư, 21:58 29-05-2024 - xem: 874 lần
- TP.HCM: TT.Thích Phước Nguyên đề cao yếu tố “làm chủ bản thân” trong quản trị và lãnh đạo tại Khóa Bồi dưỡng Trụ trì 2024 - Thứ Tư, 12:12 29-05-2024 - xem: 1093 lần
- TP.HCM: Khóa Bồi dưỡng Trụ trì 2024 tiếp nhận nhiều bài tham luận ấn tượng - Thứ Ba, 21:54 28-05-2024 - xem: 590 lần
- TP.HCM: TT.Giác Nhường chia sẻ với các vị Khất sĩ trẻ khi làm trụ trì nhân Khóa Bồi dưỡng Trụ trì 2024 - Thứ Ba, 15:11 28-05-2024 - xem: 1848 lần
- TP.HCM: HT.Thích Huệ Thông nói về luật sửa đổi bổ sung trong Hiến chương của Giáo hội tại Khóa Bồi dưỡng Trụ trì 2024 - Thứ Ba, 12:06 28-05-2024 - xem: 933 lần