Trách nhiệm của trụ trì đối với giáo Pháp
- HT. Giác Hà (G.M.Nguyên lược ghi)
- | Thứ Hai, 17:25 27-05-2019
- | Lượt xem: 3062
Với thời gian hạn hẹp, HT. Giác Hà đã chia sẻ đến chư Tôn đức Tăng, Ni ba vấn đề trong khóa tu Bồi dưỡng trụ trì lần này là:
1. Được làm người
2. Được đi tu
3. Được làm trụ trì
HT. Giác Hà, Tri sự trưởng Giáo đoàn V
Đầu tiên, Hòa thượng chia sẻ, được làm người là một điều hạnh phúc. Quý báu hơn nữa là được làm người lại ít bệnh tật. Hòa thượng so sánh hình ảnh 300 vị Tăng Ni đang tu học và 300 vị đang bệnh ở bệnh viện. 300 vị đang tu học, ít tật bệnh được hạnh phúc còn 300 vị đang trong bệnh viện thì thật đau khổ.
Tại sao chúng ta được sung sướng? Không lẽ chúng ta được Đức Phật ban cho sự sung sướng, còn những vị kia không được nên phải chịu khổ đau trong bệnh viện hay sao? Tất cả chúng ta học Phật đều biết, không ai làm cho chúng ta sung sướng, cũng không ai làm cho chúng ta khổ đau. Cho nên, thật là hạnh phúc khi chúng ta được làm người, được ít bệnh tật, có đời sống ổn định.
Chúng ta được tái sinh làm người, thật sự là một hạnh phúc lớn; mà hạnh phúc này là do chúng ta tạo nhiều đời, nhiều kiếp. Đôi lúc, chúng ta cần phải thấy được, mình đang sung sướng như thế này, nhưng chúng ta không tận dụng nó, lại bỏ qua, quên lãng đi.
Bởi chúng ta không thấy được mình đang là người sung sướng nên không cố gắng tiến lên, không làm điều tốt, ngược lại còn làm những điều không tốt. Cũng như một cây hoa rừng, nếu chúng ta không mang về chăm sóc, đến một lúc nào đó, nó cũng sẽ tàn hoại đúng như chu kỳ vô thường của nó. Còn nếu chúng ta đem về chăm sóc, cây hoa rừng ấy sẽ được tốt đẹp, được trưng bày cho mọi người chiêm ngưỡng, thậm chí được dâng lên bàn thờ cho mọi người lễ bái. Do đó, Hòa thượng dạy rằng: “Tăng, Ni phải thấy rõ, chúng ta đã được làm người là một điều hạnh phúc”.
Tiếp đến, điều thứ 2 là được làm người, mà còn được đi tu, là một điều hết sức hạnh phúc. Khi chưa đi tu có thể chúng ta là trò, là con, hay là cháu trong gia đình, sẽ không được ai kính trọng mà còn bị xem thường, vì mọi người chỉ nghĩ mình là con là cháu mà thôi. Trái lại, khi chúng ta đi tu sẽ được mọi người kính trọng, cho dù mình đang là một chú tiểu, một Sa-di đi chăng nữa. Đó là hai điều khác biệt.
Trong thực tế, đâu đó chúng ta sẽ bất gặp những hình ảnh của nhiều người nghèo khổ, tật nguyền, phải lo lắng cái ăn cái mặc hằng ngày. Nhìn tất cả hình ảnh ấy, chúng ta phải cảm nhận mình đã hạnh phúc hơn họ rất nhiều rồi.
Đi tu, nhờ thầy đỡ đầu, nhờ giáo pháp hướng dẫn, mỗi ngày chúng ta trở nên tốt đẹp. Ban đầu, chúng ta như một tờ giấy trắng, chẳng biết gì cả. Sau khi vào tu, chúng ta nghe lời thầy dạy, hướng dẫn, mới chuyển hóa hiền thiện hơn. Nếu đi tu rồi mà không lắng nghe lời thầy hướng dẫn, không tinh tấn tu hành, thật là uổng phí lắm thay!
Chúng ta đã bỏ cha, bỏ mẹ đi tu; cha mẹ là những bậc quý nhất trong đời mình vậy mà chúng ta còn bỏ. Vậy chúng ta đi đâu?
Trước hiện trạng Tăng Ni trẻ ngày nay lạm dụng vào công nghệ thông tin, buông lung, phóng túng, ảnh hưởng lớn đến việc tu hành khiến Hòa thượng ưu tư, trăn trở rất nhiều. Hòa thượng mượn hình ảnh một đống rác, để chỉ cho việc chúng ta đã và đang thu nạp quá nhiều thông tin rác vào tâm mỗi ngày. Nếu thật sự chúng ta chọn con đường đi tu, tự thân mỗi người cần phải cố gắng khắc phục triệt để hiện trạng này.
Điều thứ 3, Hòa thượng dạy là được làm trụ trì là một niềm hạnh phúc. Làm người đã khó, xuất gia càng khó, làm một vị trụ trì lại khó hơn. Vì muốn làm một vị trụ trì cần phải từ 5 đến 10 năm tuổi Hạ. Một vị trụ trì cần phải quan tâm đến việc tiếp Tăng, độ chúng, hướng dẫn, dạy dỗ, đào tạo thế hệ kế thừa. Bên cạnh đó, vị trụ trì cần phải chăm sóc cơ sở vật chất, đáp ứng điều kiện sinh hoạt tu học của Tăng, Ni và Phật tử. Trụ trì cần phải thấy rõ sự tồn tại, phát triển ngôi tịnh xá mình đang quản lý, không thể tách rời sự tồn tại và phát triển chung của cả Hệ phái.
Cuối lời, Hòa thượng mong mỏi Tăng, Ni khi đã đi tu rồi, bỏ cha bỏ mẹ, bỏ hết tất cả, cần phải tinh tấn tu học, vừa làm lợi lạc cho mình, cho người, vừa góp phần làm cho giáo pháp được hưng thịnh và phát triển.
Các bài viết liên quan
- Báo cáo tổng kết Khóa Bồi dưỡng trụ trì Hệ phái Khất sĩ PL. 2568 - DL. 2024 - Thứ Sáu, 11:09 23-08-2024 - xem: 1979 lần
- TP.HCM: Hệ phái Khất sĩ bế mạc Khóa Bồi dưỡng Trụ trì PL.2568 - DL.2024 - Thứ Bảy, 00:26 01-06-2024 - xem: 1825 lần
- TP.HCM: Đại diện Ban Tôn giáo Chính phủ chia sẻ nhiều nội dung về Luật Tín ngưỡng Tôn giáo tại Khóa Bồi dưỡng Trụ trì 2024 - Thứ Sáu, 14:10 31-05-2024 - xem: 2001 lần
- TP.HCM: TT.Thích Nhật Từ khẳng định “khóa tu là cầu nối giữa Tăng Ni và tín đồ Phật tử” trong chuyến thăm Khóa Bồi dưỡng Trụ trì 2024 - Thứ Sáu, 00:25 31-05-2024 - xem: 1671 lần
- TP.HCM: NS.Tuệ Liên nói về giá trị của việc tu tập Giới - Định - Tuệ tại ngày 6 của Khóa Bồi dưỡng Trụ trì 2024 - Thứ Năm, 16:41 30-05-2024 - xem: 921 lần
- TP.HCM: Khóa Bồi dưỡng Trụ trì 2024 ngày thứ 6 thảo luận về “Tăng đoàn Phật giáo Khất sĩ ngày nay” - Thứ Năm, 14:04 30-05-2024 - xem: 1831 lần
- TP.HCM: NT.Tuyết Liên & NS.Hiếu Liên trình bày tham luận tại ngày thứ 5 của Khóa Bồi dưỡng Trụ trì 2024 - Thứ Năm, 09:42 30-05-2024 - xem: 729 lần
- TP.HCM: HT.Minh Thành đề cao việc giữ giới tại ngày thứ 5 của Khóa Bồi dưỡng Trụ trì 2024 - Thứ Tư, 21:58 29-05-2024 - xem: 1028 lần
- TP.HCM: TT.Thích Phước Nguyên đề cao yếu tố “làm chủ bản thân” trong quản trị và lãnh đạo tại Khóa Bồi dưỡng Trụ trì 2024 - Thứ Tư, 12:12 29-05-2024 - xem: 1288 lần
- TP.HCM: Khóa Bồi dưỡng Trụ trì 2024 tiếp nhận nhiều bài tham luận ấn tượng - Thứ Ba, 21:54 28-05-2024 - xem: 708 lần
- TP.HCM: TT.Giác Nhường chia sẻ với các vị Khất sĩ trẻ khi làm trụ trì nhân Khóa Bồi dưỡng Trụ trì 2024 - Thứ Ba, 15:11 28-05-2024 - xem: 2040 lần
- TP.HCM: HT.Thích Huệ Thông nói về luật sửa đổi bổ sung trong Hiến chương của Giáo hội tại Khóa Bồi dưỡng Trụ trì 2024 - Thứ Ba, 12:06 28-05-2024 - xem: 1249 lần