CHÀO MỪNG QUÝ VỊ ĐÃ GHÉ THĂM TRANG NHÀ. CHÚC QUÝ VỊ AN VUI VỚI PHÁP BẢO CAO QUÝ !

Thông điệp Biến đổi Khí hậu Phật giáo gởi đến Tổng thống Hollande

khihau1

Thượng tọa Rathana Thera và Tổng thống Hollande.

Từ: Sean Hawkey, Hội đồng Tôn giáo Thế giới

Tại cuộc họp với các lãnh đạo tôn giáo tại Elysée Palace vào ngày 10 tháng 12, Tổng thống Pháp François Hollande đón nhận Tuyên bố Biến đổi Khí hậu của Phật giáo (có chữ ký của 26 chư Tôn đức hàng đầu của Phật giáo vào ngày 29 tháng 10), từ Thượng tọa Rathana Thera của Sri Lanka. Cuộc gặp diễn ra trong Hội nghị Biến đổi Khí hậu của Liên Hiệp Quốc (COP21),bắt đầu từ ngày 30 tháng 11 và dự kiến ​​sẽ kết thúc vào ngày 11 tháng 12.

Tuyên bố Biến đổi Khí hậu Phật giáo là một văn bản quan trọng nhấn mạnh mối quan tâm của các lãnh đạo Phật giáo trên khắp thế giới liên quan đến biến đổi khí hậu, không giống như các thông điệp Phật giáo trước đây đã được ký kết chủ yếu của các Phật tử phương Tây. Bức thông điệp lần này tập hợp một liên minh rộng rãi các lãnh đạo thâm niên chủ yếu từ các nước theo truyền thống Phật giáo, trong đó có các tên tuổi như Hòa thượng Lama Lobzang - Tổng Thư ký của IBC, Ngài Khamba Lama Gabju Demberel - Pháp chủ Phật giáo Mông Cổ, Ngài Jaesung Sunim – Trưởng Tông phái Tào Khê Phật giáo Hàn quốc, Hòa thượng Thích Nhất Hạnh, và Ngài Karmapa 17.

Những điểm chính của Tuyên bố bao gồm hỗ trợ cho các hoạt động khí hậu của các truyền thống tôn giáo và sự khẳng định khoa học có thể làm tàn phá môi trường sinh thái, biến đổi khí hậu và gây thảm họa cho nhân loại nếu không có biện pháp ngăn chặn lại kịp thời. Bản Tuyên bố thúc giục các lãnh đạo toàn cầu tập hợp ý chí chính trị “đảm bảo nhiệt độ gia tăng toàn cầu phải dưới 1.5 độ C tương xứng với các mức tiền công nghiệp”, và “tăng ngân khoản tài chính trên 100 tỷ đô-la Mỹ theo thỏa thuận ở Copenhagen năm 2009, bao gồm Quỹ Khí hậu Xanh (GCF) để giúp đỡ các nước đang phát triển bị xâm hại chuẩn bị ứng phó với các tác động biến đổi khí hậu và dịch chuyển sang nền kinh tế car-bon thấp”.

Trước đó tại Paris, vào ngày 09 tháng 12, Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) đã triệu tập một Ủy ban liên tôn về đạo đức và hành động khí hậu, trong đó nối kết các tổ chức tôn giáo bao gồm Liên đoàn Phật giáo Quốc tế, có Barbara Maas - Thư ký Ban Thường trực Môi trường và Bảo tồn IBC đại diện.

Theo trình bày của phóng viên IUCN: “Các lãnh đạo đã phát biểu nhiều về lĩnh vực đạo đức có ảnh hưởng đến biến đổi khí hậu, điều cần thiết là sự đoàn kết, lòng can đảm và đức tin đúng đắn của tất cả mọi người. Tất cả đều bày tỏ sự mất tinh thần trước tốc độ và thái độ của các cuộc hội thảo, và kêu gọi tất cả mọi người cố gắng làm việc chuyên cần hơn để tránh đau khổ và thảm họa. Phần lớn công tác cứu trợ khí hậu trên tuyến đầu đều do các tổ chức tôn giáo thực hiện và họ là những chứng nhân của nạn đói, bệnh tật, nạn di cư bắt buộc và đau khổ của con người gây ra bởi các mô hình kinh tế và năng lượng hiện nay”.

khihau2

Tổng thống Hollande và lãnh đạo các tín ngưỡng.

Từ: Sean Hawkey, Hội đồng Giáo hội Thế giới.

Theo như kết luận của COP21, hy vọng đang lớn dần đối với hiệp định rất xác đáng. Tony De Brum, Bộ trưởng Ngoại giao của quần đảo Marshall - Thái Bình Dương nơi đang bị đẩy vào tình trạng có nguy cơ đã trình bày nhiều “vấn đề rất cơ bản”. Ông lặp đi lặp lại những yêu cầu phản ánh trong các văn bản khác của Liên Hiệp Quốc và những lời kiến nghị của các tôn giáo với BBC: “Xác quyết thực thi mục tiêu nhiệt độ toàn cầu tăng dưới 1.5 độ C, phương thức chắc chắn cho một tương lai car-bon thấp, cập nhật năm năm và một ngân khoản lớn hỗ trợ cho các nước đang phát triển là 100 tỷ đô-la hàng năm”.

Tuy nhiên, các cuộc hội thảo đang diễn ra phức tạp vì có hàng loạt quan điểm khác nhau về lợi ích và phe phái, với sự chia rẽ đáng chú ý nhất là giữa các nước phát triển, các quốc đảo, và các nền kinh tế đang lên. Các đại diện hội thảo hy vọng năm nay sẽ không có những bế tắc mất nhiều thời gian như những năm trước khi Mỹ tham gia có “tham vọng cao” liên minh hơn 100 quốc gia, như các báo cáo của BBC, “sẽ không thể là một khối đàm phán chính thức”, nhưng sẽ “đặt ra một điểm chung trên cơ sở đó Hiệp định Paris phải đạt được”.

Dự thảo chung của hiệp định được ban hành vào thứ bảy ngày 12 tháng 12, sớm nhất là lúc 20h00. Các thành viên trong Ban Tổ chức của Pháp hy vọng cuộc bế mạc nhanh chóng, với văn bản dài không quá 29 trang cùng với từ ngữ đơn giản rõ ràng, như thế sẽ không cần các thành viên hội thảo mở rộng ngoài văn bản bế mạc chính thức như là trường hợp tại Copenhagen vào năm 2009. Hy vọng rằng vào cuối tuần này, các tôn giáo trên thế giới sẽ nhìn thấy những thành quả của những nỗ lực kéo dài suốt một năm của họ.

(Đăng trên Buddhistdoor Global, ngày 11 tháng 12 năm 2015)

    Chia sẻ với thân hữu:
    In bài viết: