CHÀO MỪNG QUÝ VỊ ĐÃ GHÉ THĂM TRANG NHÀ. CHÚC QUÝ VỊ AN VUI VỚI PHÁP BẢO CAO QUÝ !

Lời kêu gọi khẩn thiết của Tây Tạng

Lời kêu gọi khẩn thiết của Tây Tạng: Hãy sửa chữa mái nhà của thế giới trước khi quá muộn.

Đất nước xinh đẹp của chúng tôi đang phải chịu đựng những tác động của biến đổi khí hậu. Để tránh thảm họa, các nhà lãnh đạo cần phải hành động khẩn trương tại Hội nghị LHQ Paris.

nuituyet Copy

Núi tuyết ở cao nguyên Tây Tạng, nhìn từ trên không.
“Tây Tạng là cao nguyên
rộng lớn nhất và cao nhất thế giới”.
Ảnh: Purbu Zhaxi/ Xinhua Press/ Corbis.

Nóc nhà của thế giới. Đó là những gì từ lâu nay Tây Tạng đã được biết đến như thế. Cụm từ gợi lên hình ảnh của những đỉnh chóp, với nhiều đỉnh núi, sông băng, những vùng đóng băng vĩnh cữu và những người dân du mục sống nơi vùng đất đó.

Mái nhà cũng là biểu tượng của một ngôi nhà và là cấu trúc bảo vệ con người sống ở đó. Và như chúng ta đều biết, nếu cấu trúc mái nhà bị hư hoại thì cũng chính là cả ngôi nhà bị hư hoại.

Các sông băng ở Tây Tạng đang tan chảy và thế giới cần lưu tâm. Những vùng đóng băng vĩnh cữu đang tan chảy dần và thế giới cần phải quan tâm. Tây Tạng đang gánh chịu những tác động từ các dự án phá rừng xây đập khổng lồ, và thế giới cần phải hành động.

Tại sao lại ngay bây giờ? Bởi vì các lãnh đạo thế giới đang hội họp tại Paris vào tháng 12 này cho Hội nghị Biến đổi khí hậu Liên Hiệp Quốc COP 21, Tây Tạng cần phải được quan tâm trong chương trình nghị sự về biến đổi khí hậu.

Tây Tạng là khu vực chiến lược về phương diện môi trường và rất quan trọng đối với tính bền vững của hệ sinh thái mong manh của thế giới hiện nay, đây không phải là nói phóng đại. Ở độ cao trung bình 4000m so với mực nước biển và trải rộng 2,5 triệu km2, Tây Tạng là cao nguyên rộng lớn nhất và cao nhất thế giới.

Tuy nhiên, ngoài mệnh danh là “nóc nhà của thế giới”, nơi đây còn được gọi với nhiều cái tên ý nghĩa, phù hợp và đúng đắn khác.

Cực thứ ba: Cao nguyên Tây Tạng có 46.000 sông băng, khiến nó trở thành quê hương băng giá lớn thứ ba sau nam cực và bắc cực.

Tháp nước của châu Á: Cao nguyên Tây Tạng là đầu nguồn phát sinh sáu con sông lớn nhất của châu Á. Những nguồn nước này chính là nguồn sống quan trọng cho hơn 1.3 tỷ người của 10 quốc gia đông dân nhất thế giới xung quanh cao nguyên Tây Tạng.

Vị thần mưa: Cao nguyên Tây Tạng gây ảnh hưởng đến thời gian và cường độ của gió mùa trong khu vực.

TayTang Copy

Những sông băng ở cao nguyên Tây Tạng đang tan chảy với tốc độ 7% mỗi năm.
Ảnh: Tang Zhaoming/ Xinhua Press/ Corbis.

Và khi các nhà lãnh đạo thế giới đang ngồi trong phòng hội thảo về khí hậu tại Paris, họ chỉ cần nghĩ lại về mùa hạ năm nay và đợt nắng nóng nghiêm trọng ảnh hưởng nhiều nhất đến châu Âu để thấy một ví dụ nữa về vai trò quan trọng của Tây Tạng trong các hệ thống thời tiết toàn cầu. Những đợt nắng nóng nối tiếp làm mỏng đi lớp tuyết phủ trên cao nguyên Tây Tạng. Nhiệt độ của cao nguyên đã tăng 1.3 độc C (tức 34.4 độ F), gấp ba lần mức trung bình toàn cầu.

Các sông băng trên cao nguyên Tây Tạng đang tan chảy với tốc độ 7% mỗi năm và nếu tốc độ hiện nay cứ tiếp tục, 2/3 các sông băng trên cao nguyên sẽ biến mất vào năm 2050.

Khu vực Alpine đóng băng quanh năm rất quan trọng cho sức khỏe của hành tinh đang có nguy cơ không thể coi thường được. Trên cao nguyên Tây Tạng, các khu vực băng đóng quanh năm có hơn 12.300 triệu tấn carbon. Tuy nhiên 10% khu vực đóng băng này đã và đang bị tan chảy trong thập kỷ qua. Với sự suy giảm vùng đóng băng vĩnh cửu này và kết quả của việc giải phóng lượng carbon, tác động đến biến đổi khí hậu không cần phải nói chắc chắc là đang làm hủy diệt.

Thảm họa môi trường toàn cầu có thể tránh được, nhưng chúng ta phải hành động ngay bây giờ để bảo đảm rằng các cao nguyên Tây Tạng được bảo vệ. Trong thời gian Hội nghị COP21, Chính phủ Lưu vong Tây Tạng kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới có hành động khẩn cấp về biến đổi khí hậu, bắt đầu bằng một thỏa thuận khí hậu toàn cầu mạnh mẽ tại Paris. Một thỏa thuận như vậy cần phải có những cam kết ý nghĩa, minh bạch từ các chính phủ, bao gồm cả Trung Quốc.

Trung Quốc gần đây đã cam kết hạn chế lượng khí thải carbon vào năm 2030. Mặc dù, lời tuyên bố được hoan nghênh, song cam kết này phải được thực hiện bằng cách không làm tổn hại môi trường Tây Tạng thêm nữa. Đề xuất mở rộng của Trung Quốc về các đập thủy điện không phải là giải pháp.

Trung Quốc đã xây đập nước tại mỗi con sông lớn ở Tây Tạng và dự kiến còn xây thêm nhiều đập nữa. Dự án thủy điện kế hoạch 5 năm lần thứ 12 đang là một ưu tiên.

Không có cuộc hội đàm thích hợp và những đánh giá về tác động, những dự án xây dựng đập nước này có thể gây ra thiệt hại nghiêm trọng làm đảo ngược môi trường. Trung Quốc cũng nên trở thành một thành viên ký kết vào hiệp định về nguồn nước của Liên Hiệp Quốc, cam kết bảo vệ các nguồn nước cả về số lượng và chất lượng.

Liên Hiệp Quốc phải hành động và cần nhận ra tầm quan trọng của cao nguyên Tây Tạng. Một sự hiểu biết toàn diện về biến đổi khí hậu toàn cầu là không thể không quan tâm đến Tây Tạng. Trong các nghiên cứu của Liên Hiệp Quốc điểm quan tâm trước hết là cần thiết phải hiểu rõ hơn về tác động của biến đổi khí hậu trên cao nguyên Tây Tạng và vai trò quan trọng của nó trong việc giải quyết biến đổi khí hậu.

Tính lưu động nay đây mai đó là chìa khóa để bảo vệ các vùng đất khô cằn của thế giới. Thật không may, Trung Quốc đang buộc những người du mục Tây Tạng ra khỏi vùng đất của họ và vào định cư quy mô lớn. Đến nay, có hơn hai triệu người đã bị chuyển đi.

Phải dừng ngay tình trạng ép buộc di chuyển người dân du mục Tây Tạng ra khỏi vùng đất của họ và những người tái định cư nên được phép quay trở lại những đồng cỏ của họ.

Người dân du mục Tây Tạng là những người chăm sóc lão luyện miền đất của họ và kiến thức truyền thống của họ phải được đưa vào các biện pháp thực tiễn trong việc thích ứng và giảm thiểu biến đổi khí hậu.

Người dân Tây Tạng phải có tiếng nói về những gì đã và đang xảy ra trên mảnh đất của họ và Tây Tạng phải là điểm quan tâm trong hội nghị biến đổi khí hậu tại Paris. Như Ngài Đạt-lai lạt-ma đã nói: “Hành tinh xanh này là ngôi nhà chung của tất cả chúng ta và Tây Tạng là mái nhà của nó. Cao nguyên Tây Tạng cần được bảo vệ, không chỉ đối với người dân Tây Tạng mà còn đối với sức khỏe môi trường và sự bền vững của toàn thế giới”.

Những đôi mắt của thế giới đang hiện diện tại COP21 Paris đang tìm ra những giải pháp đối với việc khủng hoảng khí hậu. Những gì thật sự cần thiết chính là ý chí chính trị và hành động để bảo vệ mái nhà của thế giới và nói rộng hơn đó là ngôi nhà của tất cả chúng ta.

(By theguardian, ngày 11 tháng 11 năm 2015)

    Chia sẻ với thân hữu:
    In bài viết: