CHÀO MỪNG QUÝ VỊ ĐÃ GHÉ THĂM TRANG NHÀ. CHÚC QUÝ VỊ AN VUI VỚI PHÁP BẢO CAO QUÝ !

Phương thức nhận thức trong Nhận Thức Luận Phật giáo

Trong lịch sử, nhận thức luận đã là một trong các chủ đề triết học được nghiên cứu và tranh luận nhiều nhất. Phần lớn của sự tranh luận tập trung vào việc phân tích bản chất và sự đa dạng của tri thức. Qua đó, biện minh về mối quan hệ của nó với các khái niệm tương tự như chân lýniềm tin. Cụ thể, các nhà nhận thức luận phân tích các tiêu chuẩn của việc biện minh cho các khẳng định tri thức, nghĩa là nền tảng mà từ đó người ta có thể khẳng định rằng mình biết một sự kiện cụ thể nào đó. Nói một cách đơn giản, nó xem xét câu hỏi liên quan đến sự hiểu biết, trí tuệ và cách để biết, để có được sự hiểu biết, trí tuệ của bạn, hay nhận thức là gì? Tiến trình nhận thức được nhận biết như thế nào?

Nhận thức luận (Epistemology) là khoa học nghiên cứu về tri thức, trong vấn đề nghiên cứu triết học nó là một hệ quả tiên quyết cho tri thức. Nghiên cứu Phật giáo cũng như vậy, nếu như nghiên cứu toàn hệ thống Phật học, phải cần lý giải sáng tỏ đối với lý luận nhận thức Phật học, tức là đối với những vấn đề về vũ trụ, nhân sinh, bản thể của Phật học theo đó cũng được nhận thức rõ. Cho nên, nhận thức luận Phật học rất trọng yếu trong tiến trình nghiên cứu Phật học.

Theo quan điểm triết học Mác-Lê, nhận thức được định nghĩa là quá trình phản ánh biện chứng hiện thực khách quan vào trong bộ óc của con người, có tính tích cực, năng động, sáng tạo, trên cơ sở thực tiễn.

Theo “Từ điển Bách khoa Việt Nam”, nhận thức là quá trình biện chứng của sự phản ánh thế giới khách quan trong ý thức con người, nhờ đó con người tư duy và không ngừng tiến đến gần khách thể (thế giới quan).

Vậy nhận thức là gì? Nhận thức là tìm hiểu về bản chất và nguồn gốc, hình tướng, phạm vi và giá trị của vấn đề; đi đến phản ánh nhận thức rõ từ thế giới bên ngoài vào bên trong tâm thức, tức là sự nhận thức tương quan giữa thế giới và nội tại tâm thức con người; đặc biệt trong nhận thức Phật giáo là hiểu rõ được bản chất của hiện tượng. Từ đó, trên lộ trình này nhận thức luận được phát sinh và chúng được xem là một bộ phận của triết học nghiên cứu về nguồn gốc (khởi nguyên), bản thể, hình tướng, phạm vi, và giá trị của tâm thức.

Do vậy, ở một góc độ nào đó nhận thức được hiểu là quá trình phản ánh và tái tạo lại hiện thực ở trong tư duy của con người, được quyết định bởi những quy luật phát triển xã hội và gắn liền không thể tách rời với thực tiễn[1].

Trong quá trình nhận thức, khi nghiên cứu về nhận thức luận Phật giáo là một môn học nhận thức về nhận thức luận; nhận thức luận Phật giáo là một bộ phận của triết học Phật giáo, được đề cập nghiên cứu về nguồn gốc, bản thể, phạm vi, giá trị, phương pháp tư duy của trí óc, của tâm thức theo quan điểm của Phật giáo.

Trong bài khảo luận, nghiên cứu về triết học luận là quá trình giải mã về tất cả các vấn đề bằng bốn phương thức nhận thức chân thật[2] để đi đến nhận thức chân lý tối hậu trong nhận thức luận Phật giáo đó là:

i. Ðây là những kinh nghiệm nhận thức về những sự kiện đang tìm hiểu và xin mô tả y như thế này;

ii. Theo y như đó, đây là những nguyên nhân liên hệ đến những sự kiện ấy đã được dùng kinh nghiệm và suy luận để tìm thấy;

iii. Do những sự thấy biết như thế nên nhận thức mục tiêu cần phải thực hiện và thấu đạt phải đúng y như thế này;

iv. Nhận thức cuối cùng, đây là những phương pháp đã áp dụng, nhờ đó mà đã thành tựu và chứng nghiệm được mục tiêu.

Tức là: chân lý về sự Khổ: S. dukhāryasatya, H. ), Chân lý thứ nhất cho rằng mọi dạng tồn tại đều mang tính chất khổ não, không trọn vẹn. Sinh, lão bệnh, tử, xa lìa điều mình ưa thích, không đạt sở nguyện, đều là khổ. Sâu xa hơn, bản chất của năm nhóm thân tâm, Ngũ uẩn (S. pañcaskandha, P. Pañcakhandha, H. ), là các điều kiện tạo nên cái ta, đều là khổ.

Chân lý về sự phát sinh của khổ: (S. samudayāryasatya, H. ), Nguyên nhân của khổ là sự ham muốn, Ái (S. tṛṣṇā, P. tahā, H. ), tìm sự thỏa mãn dục vọng, thỏa mãn được trở thành, thỏa mãn được hoại diệt. Các loại ham muốn này là gốc của Luân hồi (S. = P. sasāra, H. ).

Chân lý về diệt khổ: (S. dukhanirodhāryasatya, H. ), Một khi gốc của mọi tham ái được tận diệt thì sự khổ cũng được tận diệt.

Chân lý về con đường dẫn đến diệt khổ: (S. dukhanirodhagāminī pratipad, mārgāryasatya, H. ), Phương pháp để đạt sự diệt khổ là con đường diệt khổ tám nhánh, Bát Chánh Đạo. Khi không thấu hiểu Tứ Diệu Đế được gọi là Vô minh (H. , S. avidyā, P. avijjā). Tức là nhận thức chưa thấu triệt.

Thông qua sự khám phá Tứ diệu đế, đức Phật đạt được sự Giác ngộ (S. = P. Bodhi, H. ); Tức là trở nên người tnh thức, người nhận thức trong sáng một cách tối hậu của các cách nhận thức. Đức Phật bắt đầu giáo hóa chúng sinh bằng giáo pháp này. Tại Lộc-uyển, Phật thuyết về Tứ Diệu Đế như đã được ghi trong kinh Chuyển Pháp Luân làm nồng cốt cho nhận thức luận Phật giáo để nghiên cứu về các sự vậthiện tượng của tự nhiênxã hội và tiến trình nhận thức của con người. Trên hết, nhằm tìm ra các quy luật nhận thức của các đối tượng nghiên cứu.

Mục đích của triết học là giải quyết các vấn đề cơ bản của bản thể luậnnhận thức luận để hướng thượng và như là trục quy chiếu cho chẩn đạo đức, hệ quả của các trường phái về đạo đức và nhân cách đạo đức.

Do vậy, khi tìm hiểu chung về triết học nhận thức luận là phép biện chứng nhận thức, là nền tảng của sự thông thái về bộ môn triết học Phật học thực nghiệm; đó tức là cơ sở, động lực, mục đích và nhận thức, là vấn đề chung của triết học Phật giáo. Qua đó, đánh giá được bản chất của nhận thức luận và bản thể luận triết học theo khía cạnh và lập trường quan điểm triết học Phật giáo. Tức là đánh giá được chính tư tưởng và lập trường quan điểm triết học của nội thân nhận thức mà mình đã xây dựng.


[1] Cung Kim Tiến, Từ điển triết học, Nxb Văn Hóa Thông Tin – Hà Nội, 2002, tr. 813.

[2] Tứ Diệu Đế, bốn chân lý cao cả. Tứ Diệu Đế (S. catvāry āryasatyāni, P. cattāri ariya-saccāni, H. ), cũng gọi là Tứ Thánh Đế (H. ), là bốn chân lý cao cả, là nguồn gốc nhận thức của Phật giáo. Tứ diệu đế là nội dung của kinh nghiệm giác ngộ của đức Phật Thích-ca Mâu-ni, và cũng là nội dung chính của bài kinh đầu tiên trong kinh Chuyển Pháp Luân.

    Chia sẻ với thân hữu:
    In bài viết:

Các bài viết liên quan