Giáo lý Tứ Đế và cuộc sống
- Chơn Hạnh Phúc
- | Thứ Năm, 21:44 02-01-2014
- | Lượt xem: 6990
Tứ Đế hay còn gọi là Tứ Diệu Đế, Tứ Thánh Đế là giáo lý đầu tiên đức Phật giảng dạy cho năm anh em tôn giả Kiều Trần Như tại vườn Lộc Uyển. Tứ Đế được xem là nền tảng căn bản, là cốt lõi trong các giáo lý của đức Phật. Tứ Diệu Đế bao gồm:
Khổ đế: Sanh là khổ, già là khổ, bịnh là khổ, tử là khổ, sống chung với người mình không ưa thích là khổ, xa lìa người thân yêu là khổ, mong muốn mà không được là khổ, tóm lại chấp thân ngũ uẩn là khổ.
Tập đế: Chính ái dục là nguyên nhân của sự tái sanh. Ái hợp với tâm thiết tha khao khát, bám víu cái này hay cái kia (đời sống). Chính là ái, đeo níu theo nhục dục ngũ trần, đeo níu theo sự sinh tồn (sanh ái, luyến ái trong ý tưởng cho rằng vạn vật là trường tồn vĩnh cửu), và đeo níu theo ý tưởng không sinh tồn (vô sanh ái, luyến ái trong ý tưởng cho rằng sau cái chết là hư vô).
Diệt đế: Đó là sự sự tận diệt chính cái ái ấy. Đó là sự rời bỏ, sự từ khước, sự thoát ly, và sự tách rời ra khỏi tâm ái dục.
Đạo đế: Nếu tập đế là nguyên nhân đưa chúng sanh vào nhà lửa tam giới thì đạo đế là cánh cửa mở ra khỏi khổ trong nhà lửa ấy. Con đường thoát khổ đó là Bát Chánh Đạo: Chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, và chánh định.[1]
Giáo lý Tứ đế trong cuộc sống nhân loại
Trong lĩnh vực kinh tế
Công nghiệp:Công nghiệp là lĩnh vực sản xuất hàng hóa vật chất mà sản phẩm được chế tạo hay chế biến cho nhu cầu tiêu dùng hoặc phục vụ hoạt động kinh doanh hoặc các lãnh vực khác.[2]Trong các ngành công nghiệp lớn hiện nay tại Việt Nam và trên thế giới đang phát triển mạnh theo hướng đầu tư khoa học công nghệ từ thành thị đến nông thôn. Tuy nhiên đằng sau sự phát triển mạnh mẽ đó, khí thải, chất độc, khĩi nh my tuôn ra (tập đế) làm ô nhiễm môi trường, sự sống người dân bị ảnh hưởng (khổ đế). Muốn giúp con người có cuộc sống trong lành (diệt đế), hoàn toàn không có sự ô nhiếm đó, ngành công nghiệp cần khắc phục bằng cách giảm hiệu ứng nhà kính, giảm sử dụng nhiên liệu hóa thạch và thay bằng sử dụng năng lượng mặt trời, gió, không được đưa chất thải ra môi trường sống… (đạo đế). [3]
Nông nghiệp:Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, sử dụng đất đai để trồng trọt và chăn nuôi, khai thác cây trồng và vật nuôi làm tư liệu và nguyên liệu lao động chủ yếu để tạo ra lương thực thực phẩm và một số nguyên liệu cho công nghiệp. [4] Tuy nhiên, người nông dân luôn bận rộn, dầm mưa dãi nắng, bán mặt cho đất, bán lưng cho trời, thức khuya dậy sớm, bận bịu suốt ngày (khổ đế) để lo cho bản thân và gia đình (tập đế). Tuy nhiên, khi mùa màng thất bát, sâu rầy, cỏ hại lúa, thời tiết không thích hợp…(tập đế) thì người nông dân càng đau khổ hơn (khổ đế). Để khắc phục hậu quả này giúp người nông dân cải thiện đời sống của mình (diệt đế), trước tiên cần đưa khoa học kỹ thuật thích hợp vào nông nghiệp: máy cày, máy cấy, máy tuốt lúa, máy bơm nước, tạo ra các giống cây thích hợp với thời tiết, tăng năng suất, phát triển nông nghiệp (đạo đế).
c. Bộ mặt thật của nền kinh tế: Nền kinh tế Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới đối mặt với nguy cơ khủng hoảng kinh tế toàn cầu và điều này đã xảy ra vào cuối năm 2008 đến đầu năm 2009 tạo ra sự bất ổn, rối loạn cho nhiều quốc gia trên thế giới. Sự đau khổ của các nước này đó là nền kinh tế chứng khoán suy sụp một cách nghiêm trọng, gây bất ổn về tài chính, mất giá tiền tệ, giảm sút chứng khoán, nhiều doanh nghiệp lớn nhỏ đối diện với nguy cơ phá sản và đã phá sản (khổ đế). Gốc rễ của sự khủng hoảng kinh tế toàn cầu bắt nguồn từ sự mất kiểm soát về thị trường bất động sản của Mỹ vốn được xem là nhân tố châm ngòi cho cuộc suy thoái này. Đứng từ góc nhìn của Phật giáo, bản chất của việc phát triển kinh tế thị trường là kích cầu lòng tham trong tiêu thụ nhằm đạt lợi nhuận ở mức cao nhất, cũng như “có vị hữu tình, bản tánh biếng nhác, gìn giữ phần của mình, đánh cắp phần của người khác và thưởng thức phần ấy”[5]. Khi lòng tham được kích thích như một quả bom để nền kinh tế thị trường phát triển sẽ kéo theo khuynh hướng của lòng sân như một phản ứng tất yếu, và tiếp tục phát triển sẽ trở thành lòng si. Người ta nghĩ rằng nguồn tài nguyên thiên nhiên là vô hạn và mặc sức khai thác cạn kiệt, không tạo điều kiện cho nó phục hồi, sử dụng phung phí mà lại không biết. Đức Phật dạy sáu nguyên nhân phung phí tài sản? “Đam mê các loại rượu là nguyên nhân phung phí tài sản. Du hành đường phố phi thời là nguyên nhân phung phí tài sản. La cà đình đám hí viện là nguyên nhân phung phí tài sản. Ðam mê cờ bạc là nguyên nhân phung phí tài sản. Giao du ác hữu là nguyên nhân phung phí tài sản. Quen thói lười biếng là nguyên nhân phung phí tài sản”[6]. Hậu quả từ sự khủng hoảng kinh tế dẫn đến những khủng hoảng nghiêm trọng khác bao gồm khủng hoảng hâm nóng toàn cầu và khủng hoảng môi trường sinh thái (tập đế). Để chấm dứt vấn đề này (diệt đế) con người cần chấn chỉnh lại đạo đức và sửa chữa những nhận thức sai lầm của mình. Nhận thức được vô thường: nền kinh tế mỗi lúc một trôi qua, từng giai đoạn trôi chảy khác nhau nên số lượng cung và cầu phải tương thích với nhau để xác định việc đầu tư hợp lý. Nhận thức vô ngã: cần thực tập rằng khổ đau ấy không dính đến tôi, tôi không phải là khổ đau ấy, tôi không bị lệ thuộc vào nó, tôi sẽ vượt qua được nó, đồng thời cần suy tư: “Nếu tham dục không có bất cứ loại nào, bất cứ chỗ nào, nếu không có tham dục cho tất cả, nếu tham dục diệt thời đam trước có thể hiện hữu được không?”[7]… Cứ như thế chúng ta sẽ không rơi vào tình trạng khủng hoảng và bế tắc, và hiểu rằng “như vậy là nhơn, như vậy là duyên, như vậy là tập khởi, như vậy là nhơn duyên của đam trước, tức là tham dục”[8] giúp ta vượt qua được nỗi đau trong khi chờ đợi một nền văn hoá doanh nghiệp toàn cầu, phát triển trên nền tảng đạo đức một cách thuận lợi (đạo đế).
Trong lĩnh vực chính trị
Chính trị là tất cả những hoạt động, những vấn đề gắn với quan hệ giai cấp, dân tộc, quốc gia và các nhóm xã hội xoay quanh một vấn đề trung tâm đó là giành, giữ và sử dụng quyền lực nhà nước.[9] Trong lĩnh vực chính trị, nếu không có cái nhìn đúng đắn (chánh kiến) thì sẽ phạm nhiều sai lầm lớn, không những chỉ riêng cho bản thân mà dẫn đến thiệt hại cho toàn xã hội (khổ đế). Nhiều quốc gia do lòng tham thúc đẩy muốn chiếm lĩnh lãnh thổ, tài nguyên thiên nhiên của quốc gia khác (tập đế) nên đem quân sang xâm lược, gây ra chiến tranh, chết chóc, lầm than đau đớn cho nhân dân cả hai nước (khổ đế). Nếu Quốc hội của các quốc gia nhận ra được rằng lòng tham đưa con người đi đến chỗ hoại diệt tư cách đạo đức, nhân tính, nhân bản, giết chết lòng từ bi tối thiểu của một con người (tập đế) thì sẽ tìm ra giải pháp thích hợp để đem đến hoà bình, hạnh phúc cho người dân nước mình (diệt đế) mà không cần đi con đường bạo lực, bởi vì: “Không có tài sản vĩnh hằng, chỉ có sự quản trị giỏi được sử dụng như là phương thức và công cụ để làm chủ sở hữu tài sản trong một không gian và thời gian tương đối”.[10] Do đó, chánh kiến đặt trên nền tảng nhận thức về vô ngã, tất cả tài sản chúng ta có được chỉ là công cụ giúp chúng ta có được hạnh phúc chứ không phải là bản chất của hạnh phúc (đạo đế). Mong cầu hạnh phúc riêng cho bản thân mà gây đau khổ, phá tan hạnh phúc của người khác như vậy thì hạnh phúc mà chúng ta có được không thể nào tồn tại lâu dài và trọn vẹn. Hiểu được điều này, các nhà lãnh đạo quốc gia sẽ tìm được giải pháp thích hợp để xây dựng đất nước giàu mạnh trên nền tảng đạo đức, hoà bình, dân chủ, văn minh (diệt đế).
Trong lãnh vực gia đình – xã hội
Gia đình: Gia đình là tổ ấm, là nơi nương tựa khi chúng ta lạc lối. Trong gia đình có nhiều mối quan hệ như quan hệ vợ chồng, cha mẹ với con cái, anh chị em, bà con quyến thuộc… Tuy nhiên trong đời sống gia đình đôi lúc gặp phải những va chạm, những hiềm khích lẫn nhau mà không biết tỏ cùng ai. Vợ chồng chung sống lâu năm cũng có những bất hoà trong mối quan hệ, chính vì sự cố chấp của bản thân, tự cho mình là đúng và suy nghĩ theo định kiến của mình (tập đế) gây nên mâu thuẫn khó giải quyết dẫn đến cãi vả nhau, bất hoà, rồi ly thân, ly dị làm cuộc sống gia đình tan nát, đổ vỡ (khổ đế). Sự bất hoà giữa cha mẹ dẫn đến tình trạng căng thẳng, rối loạn tâm lý con cái, trẻ em thường phát triển không toàn diện, bất bình thường và ảnh hưởng xấu cho tương lai khi sống trong gia đình không hoà thuận (khổ đế - tập đế). Vì lẽ đó, để xây dựng gia đình hạnh phúc (diệt đế) thì cha mẹ là người có trách nhiệm quan trọng nhất. Cần có cái nhìn đúng đắn trong việc xây dựng hạnh phúc gia đình (chánh kiến), với nghề nghiệp chân chánh để nuôi mạng chân chánh, vợ chồng cần dung hoà với nhau trong cuộc sống, tạo ra bữa cơm gia đình trong không khí hoà thuận êm ấm, hiểu nhau hơn và biết tha thứ nhau hơn sẽ rút ngắn khoảng cách giữa con người với nhau. Dạy dỗ, cảm thông, chia sẻ với con cái những tình cảm, tư tưởng, nỗi lòng thì cha mẹ sẽ hiểu chúng hơn và tạo nên sự gần gũi, thân mật với nhau (đạo đế), đồng thời con cái càng kính trọng cha mẹ hơn khi nó nhận ra rằng cha mẹ là người chỗ dựa chắc chắn và cũng là người hiểu và thông cảm với nó hơn ai hết. Xây dựng một gia đình tràn ngập tình yêu thương, hạnh phúc là niềm mong ước của bao người và họ đều đang trong quá trình vươn lên mục đích ấy.
Giáo dục: là quá trình được tổ chức có ý thức, hướng tới mục đích khơi gợi hoặc biến đổi nhận thức, năng lực, tình cảm, thái độ của người dạy và người học theo hướng tích cực.[11] Xét về người học, trong quá trình tìm cầu học vấn nếu không tìm được vị Thầy như ý, đủ bản lãnh, kiến thức và tài đức chỉ dạy cho mình hầu thỏa mãn lòng khát khao học hỏi, người ấy sẽ đi tìm kiếm mãi trong sự chờ đợi, mong cầu. Nếu không tìm được vị Thầy như ý thì trong lòng cảm thấy hụt hẫng và chán chường, sự khát khao không được thoả mãn, mặc dù sự khát khao về tri thức là mong muốn tốt đẹp nhưng nếu không đáp ứng được thì con người vẫn chịu đau khổ, dày vò (cầu bất đắc khổ). Đặt trường hợp chúng ta tìm được vị Thầy lý tưởng cho mình thì sao? Những khó khăn, gút mắc trong quá trình học ít nhiều sẽ xảy ra như quan hệ không tốt giữa bạn bè, huynh đệ hay đối mặt với nhiều lĩnh vực tri thức không nằm trong khả năng của mình sẽ dẫn đến tâm lý u buồn, ngao ngán, chán nản, bi quan… (khổ đế). Nguyên nhân của nỗi khổ ấy là do ta không quyết tâm học, nhớ nghĩ về việc rong chơi, ăn ngủ hơn việc học hoặc yếu hèn không vượt qua được những khó khăn trên bước đường tầm cầu tri thức (tập đế). Nếu muốn học đến ngày thành công viên mãn, kiến thức dồi dào, học vị nâng cao, khả năng đầy đủ (diệt đế) thì cần phải nỗ lực tinh tấn hết mình, siêng năng học tập (đạo đế: chánh tinh tấn), phải thấu suốt rõ ràng việc học rất cần thiết cho tương lai sau này (chánh kiến) để trong tâm lúc nào cũng chỉ tập trung vào việc học mà không suy nghĩ những điều lung tung khác (chánh tư duy).
Giáo dục thời đại ngày nay tương đối phát triển thuận lợi hơn so với trước đây. Tuy nhiên, mối quan hệ thầy trò cũng có phần suy giảm và được đánh đồng với việc thương mại tri thức. Người học trò chỉ biết bỏ tiền ra tìm cho mình một ông thầy đáp ứng đúng nhu cầu cho mình, và học. Học xong thì thôi, xem như việc mua bán đã xong chứ tình thầy trò, sự kính trọng, quan tâm lẫn nhau hầu như vắng mặt. Nhiều trường hợp thầy giáo không làm vừa lòng học sinh còn bị học sinh nạt nộ, hăm doạ, thậm chí đánh đập, sỉ nhục trước đám đông (khổ đế). Tình trạng này ngày nay đôi lúc vẫn xảy ra và bị xã hội lên án. Để chấm dứt tình trạng này, giúp tình cảm thầy trò thân thiết nhau hơn, trò giữ lòng tôn kính với thầy (diệt đế) thì cha mẹ cần giáo dục con cái khi còn thơ ấu, người thầy cần giáo dục học trò của mình ngay từ đầu để diệt tận gốc tánh kiêu căng, ngã mạn, ngang tàng của học trò (tập đế) ngay từ trong trứng nước. Cần giáo dục thế hệ trẻ trau dồi đạo đức, rèn luyện nhân cách để xứng đáng làm vai trò lãnh đạo đất nước mai sau (đạo đế).
Y học:
Sanh, lão, bệnh, tử là chu trình của tất cả chúng sanh, bởi vì:
“Phàm hễ có thân thì có bệnh,
Nếu mà không bệnh cũng không thân”
Tuổi cao già yếu, tật ngấm cao hoang; bốn chi mỏi mệt, mạch lạc khó thông; trăm đốt rã rời lạnh nóng chẳng thuận. Tính chân thường đã mất, nguồn điều xướng cũng sai. Đứng ngồi khó khăn, co duỗi đau khổ. Mạng tựa ngọn đèn trước gió, thân như bọt nước trên ao [12] (khổ đế). Tuy nhiên, cái khổ về thân nếu biết điều chỉnh và quán chiếu thì sẽ không đem đến cái khổ về tâm. Nếu một người bệnh không chấp nhận cái bệnh như là một việc tất nhiên trong kiếp người, còn chấp thân này là thân thật có của mình thì người ấy sẽ đau đớn, bứt rứt và không bằng lòng với những gì đang phải chịu đựng trong hiện tại (tập đế). Khi uống thuốc, chữa trị đúng phương pháp xong (đạo đế) thì người bệnh sẽ hết đau khổ vì bệnh tật hành hạ (diệt đế). Tuy nhiên, đau khổ về thân có thể trị được chứ nỗi đau trong tâm hồn thì khó mà chữa trị. Muốn đem lại an lạc cho người bệnh (diệt đế), người bác sĩ còn phải là một chuyên gia tâm lý để giải quyết tận gốc những nỗi đau trong tâm tư bệnh nhân, giúp bệnh nhân có niềm tin nơi bác sĩ và bản thân để vượt lên nỗi đau hiện tại bằng cách thăm hỏi, an ủi, động viên bệnh nhân (chánh ngữ), như vậy mới xứng đáng là “lương y như từ mẫu”. Dẫu biết rằng trong thời đại ngày nay thật khó tìm ra một vị bác sĩ như thế thì bản thân người bệnh cần có những người thân đồng tình và ủng hộ mình, đồng thời tự mình có chánh kiến và chánh tư duy để vượt qua những giây phút đau đớn ấy.
Tầm quan trọng của Giáo lý Tứ đế và ứng dụng Đạo đế trong cuộc sống tu tập bản thân
Đức Phật dạy rằng: “Chư Hiền giả, ví như tất cả dấu chân của mọi loài động vật đều thâu nhiếp trong dấu chân voi, vì dấu chân này được xem là lớn nhất trong tất cả dấu chân về phương diện to lớn. Cũng vậy, chư Hiền giả, tất cả các thiện pháp đều tập trung trong Bốn Thánh đế”[13]. Từ đó chúng ta thấy rằng giáo lý Tứ Đế vận hành khắp mọi lãnh vực của cuộc sống và là nền tảng căn bản trong giáo lý đạo Phật.
Trong việc tu học và nghiên cứu: là thế hệ hậu học, người viết tự nghĩ rằng mình cần phải hiểu r khổ v nguyn nhn của khổ để tinh tấn nỗ lực cơng phu tu tập, học và nghiên cứu kinh điển đng với Đạo đế m đức Phật đ dạy để diệt khổ, bởi vì “trong toàn bộ giáo pháp không có điều nào không hợp với lý trí hay không thể thực hành”, [14] trui rèn kiến thức cho bản thân, tư duy, quán chiếu, xem xét và ứng dụng những gì đã học vào cuộc sống tu tập để tự thốt khổ v sau này trên bước đường hoằng pháp lợi sanh có đủ tài đức để đem sức mình phục vụ chúng sanh, cúng dường chư Phật, không phụ lòng mong mỏi của Thầy Tổ.
- Trong quan hệ với những người chung quanh:
+ Đối với Thầy Tổ và huynh đệ: Kính trọng, lễ phép, vâng lời thầy dạy, hầu thầy hết tâm ý, nói lời hoà hợp, chia sẻ hiểu biết Phật pháp, đoàn kết giúp đỡ nhau trong công tác và tu tập, thực hành pháp Lục hoà để tạo nn khơng khí hồ thuận với nhau trong tự viện.
+ Đối với người Phật tử: tán thán việc công quả, phước đức của họ, khuyên tinh tấn đến chùa tụng kinh, niệm Phật, sống hoà hợp với mọi người, bảo vệ hạnh phúc gia đình… Lời khuyên phải từ hoà, nhẹ nhàng, chia sẻ, an ủi khi cần thiết.
+ Đối với các tôn giáo bạn: trên tinh thần tôn trọng lẫn nhau, không khiêu khích, châm biếm, chỉ trích, ganh tỵ; cần hoà đồng, nhã nhặn vì lợi ích của quần chúng nhân dân, giúp đỡ lẫn nhau khi cần thiết.
Đời sống nhân loại càng phát triển theo xu thế tiến hoá toàn cầu nhưng nếu không có nền móng vững chắc đặt căn bản trên đạo đức, từ bi, trí tuệ thì sự phát triển lớn mạnh ấy như cây cao đong đưa trước gió, càng lên cao, càng yếu đuối dật dờ và khi gió bão nổi lên thì không cách nào thoát khỏi sự đổ vỡ. Người tại gia hay xuất gia luôn lấy tâm nguyện tự lợi, lợi tha làm mục đích. Do đó, giữa cuộc sống hiện đại, phát triển, đôi lúc con người cần phải dừng lại và chấm dứt sự tham muốn thấp hèn xuất phát từ lòng khát ái, ích kỷ của bản thân, đây được xem là giải pháp tối ưu, sáng suốt cho những ai muốn cuộc đời mình trôi qua thong thả, nhẹ nhàng, không vướng mùi đau khổ. Từ đó ta hiểu được bản chất của đời sống và bốn chân lý cao thượng này có mặt khắp mọi nơi, bao trùm tất cả đời sống vạn vật, từ đó, ta cần phải biết chiêm nghiệm, tư duy, tu tập tinh cần hơn nữa. Cần phải liễu tri và áp dụng Tứ Diệu Đế, chiêm nghiệm, quán sát và nhận ra bản chất của cuộc đời để biết được đâu là con đường chân chánh, đúng đắn mà mình cần nỗ lực tinh tấn để đi theo, thực hành Đạo đế, diệt trừ nguyên nhân của khổ, không còn khổ nữa và đạt được an lạc Niết-bàn.
[1] Kinh Chuyển Pháp Luân - Tương Ưng Bộ V- 420.
[3] www.khucongnghiep.com.vn/
[5] Kinh Khởi Thế Nhân Bổn.
[6] Kinh Giáo Thọ Thi Ca La Việt.
[7] Knh Đại Duyên.
[8] Sđd.
[10]Nhà kinh tế học Adam Smith, theo Thích Nhật Từ, Khủng hoảng kinh tế toàn cầu qua cái nhìn Phật giáo, NXB Hải Phòng, 2009.
[12] Trần Thái Tông, Khóa Hư Lục quyển thượng, HT. Thích Thanh Kiểm dịch.
[13] Đại Kinh ví dụ dấu chân Voi.
[14] Narada, Đức Phật và Phật Pháp, tr. 292.
Các bài viết liên quan
- Hòa thượng Giác Toàn: Rằm tháng Giêng 'nên ở nhà giữ tâm an thay vì đi lễ chùa' để phòng dịch - Thứ Sáu, 08:51 26-02-2021 - xem: 2201 lần
- Giá trị của Đức - Tài - Dũng của Phật giáo Khất sĩ đối với xã hội - Thứ Ba, 05:18 30-06-2020 - xem: 2332 lần
- “Thiền tánh không” giúp giảm thiểu cảm xúc tiêu cực - Thứ Ba, 14:49 14-01-2020 - xem: 2914 lần
- Vấn đề phát triển của Ni giới thông qua cơ hội tiếp cận các nguồn nhân lực - Thứ Tư, 05:10 25-05-2016 - xem: 5363 lần
- Đạo Phật và trách nhiệm xã hội - Chủ Nhật, 15:07 01-11-2015 - xem: 5254 lần
- Phật giáo và khủng hoảng thế giới - Thứ Sáu, 22:50 05-06-2015 - xem: 6635 lần
- Sự phân tầng xã hội - Thứ Ba, 23:52 10-03-2015 - xem: 4685 lần
- Trung đạo xưa và nay - Mối quan tâm của giới Phật giáo Nam truyền đối với xã hội - Thứ Bảy, 21:58 21-06-2014 - xem: 3798 lần
- Phải chăng Phật giáo có thể hỗ trợ cho việc kinh doanh của bạn? - Thứ Ba, 21:44 07-01-2014 - xem: 3639 lần
- Giáo lý Tứ Đế và cuộc sống - Thứ Năm, 21:44 02-01-2014 - xem: 6990 lần
- Cậu bé 5 tuổi kể chuyện tiền kiếp - Chủ Nhật, 21:46 15-12-2013 - xem: 4020 lần
- Đạo Phật trong các lĩnh vực sinh hoạt - Thứ Ba, 22:07 19-11-2013 - xem: 4283 lần