Nepal bắt đầu công việc phát triển các khu vực Phật tích
- Chân Nguyên chuyễn ngữ
- | Thứ Sáu, 18:50 24-07-2015
- | Lượt xem: 3632
Trụ đá đánh dấu nơi Đức Phật đản sinh tại Lâm-tỳ-ni. From: wikivoyage.org
Chính phủ Nepal chính thức công bố bắt đầu thực thi công tác phát triển dự án Du lịch vòng quanh các Phật tích Lâm-tỳ-ni (Lumbini) Quy mô lớn (GLBC) nhằm mục đích mở rộng lĩnh vực du lịch Phật giáo ở đất nước này. Chương trình phát triển dự định cải thiện các cơ sở vật chất và cơ sở hạ tầng cho cả hai đối tượng - khách hành hương và khách du lịch, để tăng số lượng du khách và giúp đỡ cho việc lưu trú dài hạn.
Chính phủ nhận thấy rằng Lâm-tỳ-ni có tiềm năng trở thành điểm du lịch đẳng cấp thế giới, hàng năm đã chào đón 500 triệu Phật tử châu Á tham quan. Lâm-tỳ-ni là nơi Đức Phật đản sinh và có hơn 100 điểm tham quan về mặt khảo cổ học trong vòng bán kính 50km.
Bộ Văn hóa, Du lịch và Ngành Hàng không Dân dụng của Nepal cho biết dự án Du lịch vòng quanh các Phật tích trong phạm vi 160 km kết hợp với 10 di tích Phật giáo lớn bao gồm thành Ca-tỳ-la-vệ - nơi thái tử Tất-đạt-đa sinh sống khi chưa xuất gia, Devadaha – quê hương của thân mẫu của Đức Phật, và tháp Ramagrama.
Theo Dự án GLBC, Nepal hướng đến việc liên kết khu vực này với chương trình Du lịch vòng quanh các Phật tích của Ấn Độ và nhiều nơi khác ở Nepal như Chitwan, Pokhara, Vườn Quốc gia Bardiya, và vùng núi tây bắc Nepal. “Ngân sách cần thiết cho dự án đã được phân bố và công việc chính thức đã bắt đầu”, ông Rajendra Sigdel – Phó Thư ký Bộ Văn hóa Nepal cho biết. (Theo Eknatipur.com)
“Cơ sở hạ tầng trong lĩnh vực du lịch còn thiếu thốn, hầu hết khách tham quan chỉ viếng thăm Lâm-tỳ-ni trong thời gian rất ngắn cho thấy rằng chính phủ cần tăng thêm thời gian lưu trú trung bình ít nhất là 5 ngày”, ông nói thêm.
Tháp Cầu nguyện Hòa bình Thế giới tại Lâm-tỳ-ni. From: Wikimedia Commons
Chính phủ Nepal vừa phê duyệt một dự án tổng thể trong vòng 10 năm để biến Lâm-tỳ-ni trở thành điểm du lịch hành hương tâm linh tầm cỡ thế giới. Dự án GLBC là trọng điểm của dự án này.
“Ngân hàng Phát triển Á châu cam kết sẽ hỗ trợ Nepal trong dự án phát triển”, ông Sigdel nói.
Chính phủ đã dành 1.01 tỷ Rupees (9.7 triệu đô-la Mỹ) cho việc tái thiết các di sản và những nơi có ý nghĩa văn hóa cũng như các hoạt động đẩy mạnh lĩnh vực du lịch. Ngân khoảng đã được cấp cho dự án phát triển Lâm-tỳ-ni và Janakpur. “Dự án tổng thể GLBC sẽ được thực hiện và khởi công dựa trên việc phát triển Du lịch vòng quanh các Phật tích sẽ bắt đầu vào năm tài chính sắp tới”, ông Ram Sharan Mahat – Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết. (Hiệp hội các Công ty Du lịch Trekking của Nepal)
Theo dự án tổng thể, Nepal đang hướng đến mục tiêu đến cuối năm 2024 sẽ đón được 2.98 triệu du khách, trong đó 596.661 du khách đến từ các nước khác (ngoài Ấn Độ), 408.978 du khách Ấn Độ, và 1.97 triệu lượt khách nội địa. Trong năm 2013, Lâm-tỳ-ni đã đón 849.273 du khách, trong đó 125.492 du khách từ các quốc gia khác (ngoài Ấn Độ), 150.252 du khách Ấn Độ là 573.529 lượt khách trong nước. Dự định sẽ đạt được 133.67 triệu đô-la Mỹ doanh thu du lịch hàng năm so với năm 2013 hơn 34.34 triệu.
Chính phủ đã ước tính rằng để thực hiện dự án này cần sử dụng 5 tỷ Rupees. Con số này không bao gồm các chi phí của các dự án cơ sở hạ tầng quy mô lớn như sân bay, xây dựng đường xá, nhà cửa trên quy mô rộng và các dự án đầu tư dự kiến từ khu vực tư nhân.
Đất nước Ấn Độ đã đi đầu trong việc đẩy mạnh phát triển dịch vụ Du lịch vòng quanh các Phật tích và Ấn Độ cũng hợp tác với Trung Quốc để thu hút khách du lịch Trung Quốc.
“Chúng tôi đang khám phá điểm mạnh của dịch vụ Du lịch vòng quanh các Phật tích với các quan chức Ấn Độ”, ông Huang Xilian, Phó Tổng Giám đốc Bộ Ngoại giáo Trung Quốc bộ phận Á châu cho biết (Theo The Economic Times).
Di tích tháp cổ Ramagrama. From: Hiệp hội Phát triển Lâm-tỳ-ni
Lộ trình Du lịch vòng quanh các Phật tích là tuyến đường lịch sử, văn hóa quan trọng đối với hàng triệu triệu Phật tử trên khắp thế giới, dọc theo cuộc đời của Đức Phật từ Nepal đến Ấn Độ, từ Lâm-tỳ-ni – nơi Đức Phật đản sinh đến Bồ-đề Đạo tràng (Bodhgaya) – nơi Đức Phật chứng quả Chánh đẳng Chánh giác, và Câu-thi-na (Kushinagar) – nơi Đức Phật nhập Vô dư Niết-bàn.
International Craig Lewis
(Theo Buddhistdoor International, 20-07-2015)
Các bài viết liên quan
- Tượng Phật thế kỷ thứ VII ở Pakistan được phục hồi sau trận phá hoại của nhóm Hồi giáo cực đoan - Thứ Sáu, 14:15 02-12-2016 - xem: 3560 lần
- Các nhà nghiên cứu UCLA sử dụng dụng cụ dự báo để xác định 121 di tích có bia ký Asoka - Thứ Hai, 06:49 06-06-2016 - xem: 5082 lần
- Công trình xây dựng tượng Phật Di Lặc cao nhất ở Mongolia (Mông Cổ) - Thứ Ba, 22:48 19-04-2016 - xem: 7011 lần
- Tương lai Phật giáo Afghanistan có khởi sắc hơn chăng? Sẽ là nơi hành hương Phật giáo hay là nơi khai thác mỏ đồng? - Thứ Bảy, 18:05 05-09-2015 - xem: 4752 lần
- Đại học Nalanda được đánh giá là có tiềm năng trở thành Di sản Văn hóa Thế giới - Thứ Ba, 18:13 01-09-2015 - xem: 5492 lần
- Phát triển đô thị đang đe dọa ngôi tháp Phật giáo cổ ở Pakistan - Thứ Hai, 18:34 27-07-2015 - xem: 3394 lần
- Nepal bắt đầu công việc phát triển các khu vực Phật tích - Thứ Sáu, 18:50 24-07-2015 - xem: 3632 lần
- Tái hiện tượng Phật Bamiyan nhờ dự án chiếu tia sáng laser - Thứ Năm, 23:06 18-06-2015 - xem: 3585 lần
- Phát hiện di tích Phật giáo thời kỳ đầu - Thứ Sáu, 04:01 16-01-2015 - xem: 3655 lần
- Bức tranh Phật giáo lâu đời nhất trên thế giới ở Ajanta - Thứ Bảy, 01:10 15-11-2014 - xem: 4942 lần
- Các nhà khảo cổ học đang làm sáng tỏ bí mật Bhamala - Thứ Hai, 23:49 20-10-2014 - xem: 6389 lần
- Tự viện Daigoji – Bảo tàng Quốc gia của Nhật Bản và Phật giáo thế giới - Chủ Nhật, 22:05 21-09-2014 - xem: 3499 lần