CHÀO MỪNG QUÝ VỊ ĐÃ GHÉ THĂM TRANG NHÀ. CHÚC QUÝ VỊ AN VUI VỚI PHÁP BẢO CAO QUÝ !

Đức Đạt-lai Lạt-ma thuyết giảng Phật pháp tại Dharamsala

Latma-1

Đức Dalai Lama chào chư Tăng và Phật tử tại tu viện Tsuglagkhang, Mc Leod-Ganj, Himachal Pradesh. From:dalailama.com

Đức Đạt-lai Lạt-ma đã bắt đầu bốn ngày thuyết giảng Phật pháp tại tu viện Tsuglagkhang, Dharamsala, theo thỉnh cầu của chư Phật tử đến từ Indonesia, Hàn Quốc, Malaysia, Singapore, Thái Lan và Việt Nam hôm thứ Hai và kết thúc vào ngày 10 tháng 9. Hơn 6000 người từ 70 quốc gia tham dự thính pháp trong đó có hơn 800 Phật tử Đông Nam Á.

Trong lời mở đầu, Đức Đạt-lai Lạt-ma có lời sách tấn đại chúng tu học tinh tấn: “Tôi xin tán thán tất cả mọi người đã tụ hội về đây, xem đây là một lớp học giáo pháp, nơi đây không chỉ là nơi tạo phước lành mà còn là nơi để cầu học”. Ngài đặc biệt nhấn mạnh cho đại chúng tinh thần cầu học giáo pháp để tự thức tỉnh chính mình và Ngài nhắc nhở: “Học giáo pháp với tôi, hãy cố gắng hiểu được giáo nghĩa; nếu các bạn thấy chúng khả thi và hợp lý, hãy ghi nhận còn không thì để chúng sang bên”. (Phayul.com)

 Latma-2

Đức Đạt-lai Lạt-ma đang thuyết pháp tại Dharamsala. From: dalailama.com

Chủ đề giáo pháp trong các buổi thuyết giảng của Đức Đạt-lai Lạt-ma gồm: Phẩm “Nhập Bồ-tát hạnh” (Bodhicharyavatara) của Ngài Tịch Thiên (Shantideva) (thế kỷ thứ 8); “Các giai đoạn Thiền quán bậc trung” của Ngài Liên Hoa Giới (Kamalashila) (c. 740–95); Chương 1: Tràng hoa quý báu – Trung Đạo của Luận sư Long Thọ (c. 150–250), vị sáng lập Trung Quán Tông thuộc Đại thừa Phật giáo; và 37 Pháp Tu Đạo Bồ-tát của Ngài Gyalsey Thokme Sangpo (1297–1371).

Sau khi quán sát cốt lõi giáo lý của các tôn giáo, Đức Đạt-lai Lạt-ma đã rút ra kết luận: “Những tôn giáo khác có nhiều loại niềm tin, tuy nhiên tất cả đều nói về lòng từ bi. Tất cả chúng ta đều là người đều có hạt giống từ bi đã ươm sẵn trong chúng ta chính từ tình thương và sự chăm sóc của người mẹ. Ngay cả động vật, chúng cũng quý mến bạn nếu bạn đối xử tốt với chúng”. (Phayul.com)

Đức Đạt-lai Lạt-ma xác định rõ ba tiêu chí trong cuộc đời Ngài, đó là: Thứ nhất, làm người phải nâng cao những giá trị ưu việt của con người như lòng từ bi, sự tha thứ, khoan dung và có đạo đức. Thứ hai, là một người học đạo phải thúc đẩy sự hòa hợp giữa các tôn giáo và phải có sự hiểu biết những truyền thống tôn giáo lớn trên thế giới. Thứ ba, trong vị trí là Đạt-lai Lạt-ma phải cống hiến và bảo tồn nền văn hóa Phật giáo Tây Tạng trong tinh thần hòa bình và bất bạo động.

Ngài nói: “Đó cũng là bổn phận chung của tất cả chúng ta để thúc đẩy nền đạo đức thế giới. Tôi kêu gọi tất cả mọi người đang tụ họp tu học nơi đây cùng có ý thức như vậy khi trở lại quê hương của mình”. Ngài cũng nhấn mạnh đến nhu cầu cấp thiết là thúc đẩy sự hòa hợp tôn giáo trong một thế giới mà có quá nhiều người phải chịu khổ não trong danh nghĩa tôn giáo. (Phayul.com)

 Latma-3

Tăng Ni, Phật tử và dân lắng nghe Đức Đạt-lai Lạt-ma thuyết pháp. From: dalailama.com

Video trực tuyến các buổi giảng của Đức Đạt-lai Lạt-ma có sẵn trên trang web của Văn phòng Đức Đạt-lai Lạt-ma theo liên kết Live Webcasts: Teachings in Dharamsala (với các bản dịch từ tiếng Tây Tạng sang tiếng Trung Quốc, tiếng Anh, tiếng Hindi, tiếng Nga, và tiếng Việt).

(By Craig Lewis, Buddhistdoor News, 08 – 09 – 2015)|

    Chia sẻ với thân hữu:
    In bài viết:

Các bài viết liên quan