Tòa án Tối cao Ấn Độ kêu gọi nỗ lực bảo tồn thực thể sống sông Hằng, sông Yamuna
- Anne Wisman, Thường Huyễn (chuyển ngữ)
- | Thứ Tư, 05:26 12-04-2017
- | Lượt xem: 2482
Tuần trước, Tòa án Tối cao Ấn Độ đã công nhận thực thể sống - sông Hằng và sông Yamuna – hai con sông linh thiêng nhất của Ấn Độ, có quyền pháp lý tương tự như con người nhằm đẩy mạnh việc bảo vệ các đường thủy khỏi tình trạng thiệt hại do ô nhiễm.
Thẩm phán Alok Singh và Rajeev Sharma của Tòa án Tối cao bang Uttarakhand, phía Bắc Ấn Độ (nơi cội nguồn của sông Hằng) tuyên bố thực thể sống sông Hằng và sông Yamuna cũng như ở các chi lưu của hai con sông thiêng này có tư cách pháp nhân với quyền và nghĩa vụ pháp lý tương ứng. Hai con sông này là những thực thể không phải con người đầu tiên ở Ấn Độ nhận được vị thế này. (Theo The Guardian)
Các nhà bảo vệ môi trường đã hoan nghênh quyết định đặt để cho hai dòng sông quyền được bảo vệ, khỏi bị ô nhiễm hoặc bị gây hại cho dòng sông cũng giống như hại một con người. Các viên chức tòa án tin rằng quyết định này sẽ hỗ trợ cho việc “duy trì và bảo vệ” hai con sông.
Hai con sông này được người dân trân quý là hai con sông thiêng, nhất là phần lớn tín đồ Ấn giáo tôn kính là nữ thần. Mọi người tin rằng sông Hằng còn có sức mạnh chữa bệnh, để làm nghi lễ tắm gội rửa tội và là nơi rải tro tàn người mất. Sông Yamuna được xem là song sinh với sông Hằng, hai con sông chảy song song cho đến khi hợp nhất. Quyết định của Tòa án cho thấy đời sống nội tâm của người Ấn giáo có mối liên hệ mật thiết với các con sông thiêng: “Những con sông này là trung tâm sự tồn tại của một nửa dân số Ấn Độ, là sức khỏe và hạnh phúc của họ. Chúng đã cung cấp nuôi dưỡng thể chất cũng như tinh thần cho tất cả họ từ rất lâu xa rồi”. (Theo BBC)
Mặc dù đối với phần lớn dân số Ấn Độ, hai con sông này rất quan trọng, song chúng đang bị ô nhiễm nặng vì bị sử dụng như cống thải công nghiệp và nước thải không được xử lý từ các thành phố. Ví dụ, ở một số vùng ven sông Yamuna, chất lượng nước đã xuống cấp đến mức nó không còn có thể hỗ trợ cuộc sống, trong khi dọc theo các dòng chảy của nó, nước được xử lý hóa học để cung cấp nước uống cho 19 triệu cư dân ở New Delhi. Quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa nhanh chóng tiếp tục đe dọa hai con sông khiến quyết định bất thường này trở nên cần yếu vì chúng đang “mất đi sự tồn tại của chúng”. (Deutsche Welle)
Tòa án đã chỉ định các quan chức đến giám sát sông nghiêm túc và họ trực tiếp bảo vệ hai con sông này. Ngoài ra, còn có kế hoạch sẽ thành lập một Ban Quản trị trong vòng 3 tháng sau khi ban bố quyết định.
Vụ việc được đưa ra tòa khi có lời phàn nàn rằng chính phủ Uttarakhand và các ban phụ cận Uttar Pradesh đã không hợp tác nỗ lực của chính phủ liên bang để bảo vệ sông Hằng.
Các thẩm phán đã lấy cảm hứng từ một phán quyết tương tự cách đây hai tuần tại New Zealand, quyết định sông Whanganui, ở đảo Bắc New Zealand, con sông đầu tiên trên thế giới được cấp quyền tư cách pháp nhân. Quyết định này là kết quả của một cuộc chiến kéo dài 140 năm của bộ lạc địa phương Māori iwi yêu cầu chính phủ phải công nhận dòng sông như là tổ tiên của họ. Đại diện đàm phán chính của bộ tộc Māori iwi nói: “Chúng tôi đã tranh đấu để tìm ra điều luật tương ứng cho mọi người hiểu rằng ứng xử với dòng sông như ứng xử với một thực thể sống là cách đúng đắn để sống với nó… thay vì mô hình truyền thống từ 100 năm qua là xem nó thuộc quyền sở hữu và quản lý”. (BBC)
Các nhà hoạt động môi trường đang hy vọng quyết định của chính phủ Ấn Độ sẽ tạo động lực mới cho đất nước làm sạch dòng sông. Ông Himanshu Thakkar, Điều phối viên Hệ thống Đập, Sông ngòi, và quần chúng Đông Nam Á - một Tổ chức Phi chính phủ tại Delhi đưa ra ý kiến thực tế hơn: “Mỗi ngày có tới 1,5 tỷ lít nước thải không qua xử lý và 500 triệu lít chất thải công nghiệp. Tất cả những điều này sẽ trở nên bất hợp pháp ngay lập tức khi quyết định có hiệu lực. Nhưng bạn không thể ngừng việc sản xuất ngay liền. Vậy quyết định này ra sao trên thực tế là không mấy rõ ràng”. Chính phủ đã cố gắng dọn sạch dòng sông bằng cách chi ra rất nhiều tiền, đưa vào cơ sở hạ tầng và công nghệ nhưng họ không nhìn vào việc quản lý dòng sông… Bạn cần một hệ thống quản lý đơn giản cho từng nhà máy xử lý nước thải và trao cho người độc lập nhiệm vụ kiểm ra, hỏi các nhân viên và yêu cầu họ viết báo cáo hàng ngày, hàng quý để mọi người thực sự học được bài học. ( Theo The Guardian )
(Theo Buddhistdoor Global, 2017-03-30)