Thông điệp Vesak 2016 của Tổng Giám đốc UNESCO
- Chân Nguyên (dịch)
- | Thứ Hai, 02:17 16-05-2016
- | Lượt xem: 2900
THÔNG ĐIỆP VESAK 2016
CỦA TỔNG GIÁM ĐỐC UNESCO
Cách đây hơn 2500 năm, Thái tử Tất-đạt-đa đã đi ngang qua cửa thành phía Đông (ngày nay là Tilaurakot) của vua cha bắt đầu hành trình giác ngộ và hành trình này đã truyền cảm hứng cho nhiều thế hệ người thực tập khắp thế giới cho đến ngày nay.
Những lời dạy đặc biệt tuyệt vời mà Ngài đã thuyết giảng trong khoảng thời gian gần 50 năm mở ra một con đường để đạt đến hòa bình cho tự thân, cho mọi người và cho toàn vũ trụ. Đây là con đường được khởi nguyên từ sự thấu hiểu sâu sắc về bản chất tương duyên của thực tại và trong khả năng chuyển hóa của mọi chúng sinh, ngang qua việc tự quán chiếu, thiền định và hành động. Giáo pháp này dạy cho mọi người những đặc tính đạo đức như chánh niệm, khoan dung, và từ bi, sự cần thiết của một nền đạo đức và những nguyên tắc của sự thanh thản và thuyết nhân quả.
Những lời dạy này cộng hưởng sâu sắc với những nguyên tắc sáng lập tổ chức UNESCO – về việc xây dựng vành đai bảo vệ cho hòa bình trong tâm của nữ giới và nam giới. Khi nhân loại và các xã hội kết nối mật thiết hơn bao giờ hết, khi ảnh hưởng của chúng ta vào môi trường mỗi ngày nhìn thấy rõ hơn, cảnh giác khi đối mặt với sự không khoan thứ, nhận thức rằng mỗi hành động mang những hậu quả và sự tôn trọng đối với toàn nhân loại là những chìa khóa căn bản nhất để làm vững chắc nền hòa bình ở khắp mọi nơi.
UNESCO tin tưởng rằng điều này bắt đầu từ thế hệ trẻ tuổi nhất, khi còn trên ghế nhà trường, nơi đó tôn trọng sự đa dạng và nhân quyền chung, hỗ trợ cho những đối tượng đang trong hoàn cảnh dễ bị tổn hại nhất và chăm sóc bảo vệ môi trường tự nhiên xung quanh và các nguồn tài nguyên hữu hạn có thể được nuôi dưỡng thông qua đối thoại và hiểu biết.
Không để lại bất cứ ai ở đằng sau là tham vọng lớn nhất của Chương trình nghị sự năm 2030 về Phát triển Bền vững – chương trình này kêu gọi một cam kết mới cho sự đoàn kết và tinh thần trách nhiệm, đó cũng là một mệnh lệnh đạo đức. Nuôi dưỡng triển vọng lớn này và năng lực liên văn hóa song hành cùng nó là nền tảng tinh thần của giáo dục công dân toàn cầu mà UNESCO đang hướng đến, cũng như hồi ứng phối hợp đối với chủ nghĩa bạo lực cực đoan thông qua giáo dục. Tháng trước ở Nepal, tôi có vinh dự đến thăm nơi đản sinh của Đức Phật, Lâm-tỳ-ni, nơi được Liên Hiệp Quốc công nhận là di sản văn hóa thế giới. Là điểm khởi đầu của hành trình đặc biệt quan trọng, di tích này mang thông điệp về hòa bình và hiện thân một nguồn cảm hứng sâu sắc và trí tuệ cho nhân loại. Di sản này phải được bảo vệ và phát huy, phải được hướng dẫn bởi sự tôn kính giá trị nổi bật của di tích và ý nghĩa tâm linh sâu sắc mà nó sở hữu để xây dựng hòa bình mỗi ngày trong trái tim và tâm trí của mọi người.
Tôi mong rằng Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc năm 2016 sẽ là dịp để nữ giới và nam giới từ các tầng lớp trong xã hội đoàn kết lại và tin chắc rằng mọi người đều có tiềm năng trở thành sứ giả của hòa bình.
Tôi mong rằng Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc năm 2016 sẽ là dịp mang mọi người từ các giai tầng xã hội lại với nhau và tin chắc rằng mọi người đều có tiềm năng trở thành sứ giả của hòa bình.
Tổng Giám đốc UNESCO
Nguyên văn:
Message the Celebration of International Buddhist Conference on 2016 United Nations Day of Vesak
MS. IRINA BOKOVA
The Director-General of UNESCO
มิสไอรีน่า โบโคว่า
ผู้อำนวยการทั่วไปองค์การร่วมมือทางการศึกษาวิทยาศาสตร์และวัฒนธรรมระหว่างประเทศ (ยูเนสโก้)
Over 2500 years ago, Prince Siddhartha Gautama stepped through the eastern gate of his father’s kingdom in Tilaurakot and began a journey to enlightenment that has inspired generations of practitioners around the world to this day.
The precious teachings that he gave over a span of more than 50 years and propose a path to peace with oneself, others and the universe. This is a path that is rooted in a deep understanding of the interdependent nature of reality and in every being’s capacity for transformation, through reflection, meditation and action. It teaches the virtues of mindfulness, generosity and compassion, the necessity of ethics and the principles of equanimity and causality.
These teachings resonate deeply with the founding principle of UNESCO – to build the defences of peace in the minds of women and men. At a time when people and societies are more connected than ever before, when our impact on the environment is every day more visible, vigilance in the face of intolerance, awareness that every action carries consequences and respect for our common humanity are more than ever keys for strengthening the foundations of peace everywhere.
UNESCO believes this starts from the youngest age, on the benches of schools, where respect for diversity and universal human rights, support to the most vulnerable and care for our natural surroundings and finite resources can be fostered through dialogue and understanding.
Leaving no-one behind is the overarching ambition of the 2030 Agenda for Sustainable Development – this calls for a new commitment to solidarity and to a sense of shared responsibility that is an ethical imperative. Cultivating this broad outlook, and intercultural competences that go along with it, underpins the spirit of global citizenship education that UNESCO is taking forward, as well as our concerted response to violent extremism through education. Last month in Nepal, I had the privilege to visit the birthplace of Lord Buddha at the World Heritage Site in Lumbini. Being the starting point of his remarkable journey, this site carries a universal message of peace and embodies a source of deep inspiration and wisdom for humanity. This heritage must be protected and promoted, guided by respect for its outstanding universal value and for the deep spiritual significance it carries for building peace every day in the hearts and minds of people.
I wish that the 2016 United Nations Day of Vesak be an occasion to bring together women and men from all walks of life around the conviction that everyone carries the potential to be a messenger of peace.
I wish that the 2016 United Nations Day of Vesak be an occasion to bring together people from all walks of life around the conviction that everyone carries the potential to be a messenger of peace.
Irina Bokova
The Director-General of UNESCO
Các bài viết liên quan
- Thông điệp Vesak của Bộ trưởng Bộ Nội vụ VN - Thứ Năm, 10:39 25-04-2019 - xem: 2623 lần
- Thông điệp Phật đản của Thủ tướng Nepal - Thứ Tư, 17:11 24-04-2019 - xem: 3603 lần
- Thông điệp Phật đản từ Thủ tướng Sri Lanka - Thứ Tư, 11:37 24-04-2019 - xem: 3209 lần
- Thông điệp Phật đản từ Tăng thống Cambodia - Thứ Tư, 07:06 24-04-2019 - xem: 3162 lần
- Thông điệp của Phó Thủ tướng Chính phủ - Bộ trưởng Bộ Ngoại giao VN - Thứ Tư, 07:00 24-04-2019 - xem: 3348 lần
- Thông điệp Phật đản của Đại sứ quán Israel tại Hà Nội - Thứ Ba, 20:40 23-04-2019 - xem: 2585 lần
- Thông điệp chúc mừng Phật đản của Tổng thống Sri Lanka - Thứ Ba, 20:35 23-04-2019 - xem: 2474 lần
- Thông điệp Vesak 2019 của ngài Tam Tạng VII Sīlakkhandhabhivaṃsa, Myanmar - Thứ Hai, 12:22 22-04-2019 - xem: 2869 lần
- Thông điệp chúc mừng Vesak 2019 của Liên hiệp Phật giáo Los Angeles - Thứ Hai, 12:32 22-04-2019 - xem: 2435 lần
- Đăng ký tham dự khóa Thiền & An cư kiết Đông 2017 – 2018 - Thứ Sáu, 15:27 08-12-2017 - xem: 4640 lần
- Lời chào mừng của Tăng vương Tep Vong - Thứ Ba, 08:46 11-07-2017 - xem: 2743 lần
- Thông điệp Vesak 2017 của Thủ tướng Tích Lan - Thứ Sáu, 12:13 28-04-2017 - xem: 2566 lần