Chư Tăng chùa Thiên Thai sử dụng nhạc khí Tây phương truyền bá Phật pháp
- Thường Huyễn chuyển ngữ
- | Thứ Bảy, 00:26 17-05-2014
- | Lượt xem: 3916
CCTV.com, Fei Ye, 05-09-2014.
Chư Tăng chùa Thiên Thai, tỉnh Hồ Bắc, Trung Hoa đang sử dụng nhạc khí Tây phương, đây cũng là Viện Âm nhạc Cổ điển Phật giáo đầu tiên của Trung Hoa. Tại Liên hoan Âm nhạc Phật giáo, chùa Thiên Thai lần thứ III, tổ chức vào hôm thứ tư, phóng viên CCTV Fei Ye đã khám phá ra lý do vì sao chư Tăng Ni đã sử dụng nhạc cụ Tây phương để chuyển tải Phật pháp đến với quần chúng.
Hãy tưởng tượng cảnh chư Tăng Ni đang chơi Bach và Shubert trên violin và cello thay vì tạo ra những âm thanh nguyên thủy đặc trưng của lễ nhạc Phật giáo truyền thống. Điều này có thể là một chuyện bất thường đối với nhiều người, song cảnh tượng này rất bình thường đối với người dân địa phương xung quanh chùa Thiên Thai, ở Hồ Bắc nơi tổ chức Liên hoan Âm nhạc Phật giáo lần thứ III.
Nhiều giáo sư nổi tiếng của Trung Hoa từ Nhạc viện Trung ương đang có mặt ở đây và cùng tham gia vào hoạt động này. Ban nhạc được thành lập vào năm 2008 và đào tạo hơn 40 Tăng Ni ở độ tuổi từ 10 đến 32 dưới sự chỉ đạo của Thầy trụ trì Ngô Lê.
“Tôi đã suy nghĩ rất nhiều việc làm thế nào chúng tôi có thể hoằng pháp một cách tốt hơn trong thời buổi hiện nay, vì vậy tôi đã bỏ nhiều thời gian để quan sát sinh hoạt của các tôn giáo khác. Khi tôi lần đầu tiên bước vào nhà thờ Thiên chúa giáo và lắng nghe tiếng nói của thiên thần từ dàn hợp xướng, tôi bị mê hoặc bởi sức mạnh của âm nhạc. Từ đó, tôi biết rằng chúng tôi cần phải làm điều gì đó tương tự như thế, nên dùng âm nhạc để truyền đạt tinh thần Phật giáo vào lòng công chúng,” Thầy Ngô Lê tâm sự.
“Ban nhạc của chùa lần đầu tiên xuất hiện trong loại hình này ở Trung Hoa. Ngày nay, mọi người đang sống vội, họ hiếm khi có thời gian để có thể lắng nghe tụng kinh hay giảng pháp. Thế nên, Thầy trụ trì Ngô thực sự muốn mọi người tìm thấy cảm giác bình an và sự quý kính học hỏi đạo Phật ngang qua âm nhạc, nhưng tại sao lại dùng âm nhạc cổ điển?”
“Nhạc cổ điển đã có mặt hàng trăm năm nay và được sử dụng trong các buổi lễ thiêng liêng của các tôn giáo trước đây. Lễ nhạc Phật giáo truyền thống khá khô khan và có thể là một trở lực cho những người trẻ tuổi tìm hiểu Phật giáo. Do đó, nếu tôi muốn truyền tải linh hồn đạo Phật cho cả tín hữu không theo tôn giáo, tôi cần phải vận dụng nhiều cách khác nhau. Phật giáo không chỉ dành cho người lớn tuổi mà có thể được kết nối gần gũi với cuộc sống hàng ngày”, Thầy trụ trì Ngô Lê nói.
Ban đầu, có một số cáo buộc cho rằng ban nhạc nổi loạn chống lại truyền thống vì xa lánh những nhạc cụ Trung Quốc như đàn tỳ bà và guzheng. Nhưng nhà soạn nhạc nổi tiếng Ye Xiaogang nghĩ khác.
“Tôi không ngạc nhiên chút nào khi nghe nói về ban nhạc. Phật giáo được truyền bá đến đây. Âm nhạc Tây phương cũng đã được du nhập. Âm nhạc không có biên giới . Bất kỳ loại nhạc cụ nào cũng có thể hiển thị thông điệp của đạo Phật. Hình thức đa dạng có thể làm cho âm nhạc Phật giáo cuốn hút hơn”, Ye Xiaogang nói.
Thật không dễ dàng cho các Tăng Ni trong thời gian đầu, khi họ phải dành bảy tiếng đồng hồ một ngày để học nhạc và luyện tập. Đôi khi, vào những dịp đặc biệt như lễ hội này, các giáo sư âm nhạc nổi tiếng còn cung cấp thêm cho họ những bài học miễn phí.
“Những học trò này thật đặc biệt. Tôi đã biết họ trong hơn một năm và họ rất siêng năng và kiên trì hơn so với nhiều sinh viên chuyên nghiệp. Tôi cho rằng khi chơi violin cũng giống như đang thiền định vậy”, nghệ sĩ violin Liang Danan nói.
Ni cô Zheng Shu, năm nay 25 tuổi cho biết, hồi mới tham gia ban nhạc cô không hề biết sự khác biệt giữa một violin và viola:
“Quả thật chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn. Tôi chưa bao giờ nhìn thấy cây vĩ cầm trước đó. Có những lúc tôi thất vọng và muốn đập vỡ chiếc đàn này luôn, song tôi đã tự nói với chính mình rằng tôi phải tìm hòa bình với nó, và chỉ sau khi đạt được một cảm giác bình an nội tâm tôi mới có thể cảm nhận được sự thay đổi tinh tế trong giai điệu. Tôi rất vui mừng khi được cùng hòa âm với một số nghệ sĩ violin danh tiếng nhất Trung Hoa như Liang Danan và Sheng Zhongguo”, Zheng Shu nói.
Các đệ tử của Thầy trụ trì Ngô rất tôn trọng khởi xướng tiên phong và khát vọng của Thầy ao ước thành lập một dàn nhạc chuyên nghiệp. Cộng đồng Phật giáo vẫn còn những cảm xúc bất đồng trước sự chuyển hóa này, song thời gian trôi qua, càng ngày chư Tăng Ni chùa Thiên Thai càng thấy ánh sáng khả quan hơn.
Posted on May 12, 2014 by buddhistartnews.
Các bài viết liên quan
- Malaysia: Ni giới Phật giáo Khất sĩ tham dự Hội nghị Sakyadhita Quốc tế lần thứ 19 - Thứ Tư, 15:30 18-06-2025 - xem: 28 lần
- Ấn Độ: Tăng Ni sinh trường Đại học Gautam Buddha tưởng niệm 71 năm Đức Tổ sư Minh Đăng Quang vắng bóng - Thứ Bảy, 10:58 01-03-2025 - xem: 230 lần
- Myanmar: Tăng Ni sinh Việt Nam tại Trường Đại học ITBMU đón Tết Ất Tỵ 2025 - Thứ Tư, 21:30 05-02-2025 - xem: 139 lần
- Ấn Độ: Ấm áp đạo tình lễ Tưởng niệm 70 năm Đức Tổ sư vắng bóng tại Trường Đại học Subharti - Chủ Nhật, 10:42 10-03-2024 - xem: 1319 lần
- Ấn Độ: Tăng Ni sinh Đại học Gautam Buddha tổ chức lễ Tưởng niệm 70 năm Đức Tổ sư Minh Đăng Quang vắng bóng - Thứ Bảy, 07:16 09-03-2024 - xem: 990 lần
- Tăng Ni sinh Khất sĩ tổ chức Lễ Vu Lan tại Đại học Gautam Buddha - Ấn Độ - Chủ Nhật, 23:30 27-08-2023 - xem: 1581 lần
- Tăng Ni sinh Khất sĩ Đại học Gautam Buddha tưởng niệm lần thứ 69 Đức Tổ sư vắng bóng - Thứ Hai, 04:58 20-02-2023 - xem: 3475 lần
- Tăng Ni sinh du học tổ chức Lễ Vu Lan tại Đại học Gautam Buddha - Ấn Độ - Thứ Bảy, 07:06 13-08-2022 - xem: 5389 lần
- Lễ Vu Lan tại Trường Đại học Subharti - Ấn Độ - Thứ Tư, 15:37 10-08-2022 - xem: 5441 lần
- Tăng Ni sinh Việt Nam du học Ấn Độ tổ chức Lễ Phật đản tại trường Đại học Gautam Buddha - Thứ Bảy, 09:38 14-05-2022 - xem: 4482 lần
- Thông điệp Đại lễ Vesak 2022 của António Guterres - Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc - Thứ Bảy, 07:43 14-05-2022 - xem: 4414 lần
- Lễ "Tam Hợp" (Vesak Day) tại trường Đại học Subharti - Thành phố Meerut, Ấn Độ - Thứ Hai, 09:44 09-05-2022 - xem: 3938 lần