Khóa BDTT PL.2569: Đón nhận hai tham luận từ Thượng tọa Giác Hoàng và Ni sư Nghiêm Liên

Ngày thứ 4 của khóa BDTT PL.22569 tại Pháp viện Minh Đăng Quang (P.Bình Trưng, TP.HCM), chiều 8/7/2025 (14/6/Ất Tỵ), chư Tôn đức Tăng Ni tiếp tục có những bài tham luận ý nghĩa và thiết thực đến đại chúng tại khóa học.

 

Thượng tọa Giác Hoàng – UV HĐTS, Phó Viện trưởng VNCPHVN, Chánh Thư ký Ban Thường trực Giáo phẩm Hệ phái, Chánh Thư ký khóa BDTT

Theo đó, với chủ đề “Phật giáo Khất sĩ: Một số điều đã thống nhất”, TT. Giác Hoàng mở đầu phiên tham luận đã khái quát tiến trình hình thành danh xưng và cơ cấu của Phật giáo Khất sĩ từ thời Tổ sư Minh Đăng Quang đến nay, bao gồm:

Một nội dung đặc biệt quan trọng được TT. Giác Hoàng trình bày là quy ước danh xưng và chức danh trong tổ chức, nhằm tránh mơ hồ trong cách gọi và chức năng từng vị:

Cuối tham luận, TT. Giác Hoàng đã chia sẻ tâm huyết về một số điểm đã thống nhất trong nội bộ hệ phái qua các phiên họp khóa huân tu và các hội nghị gần đây, như: khóa tu truyền thống. Theo đó, khóa tu phải giữ tinh thần thanh bần, thiểu dục tri túc, giảm bớt phục vụ, tiết chế vật chất, tăng chất lượng tu học. Ngoài ra, một số quy định về khóa tu xuất gia gieo duyên, các nghi lễ PGKS, số lượng thành viên và một số nội dung cần lưu ý đối với Ban Tăng sự và Ban Giáo dục tu thư… cũng được Thượng tọa thông tin đến đại chúng.

 

Ni sư Nghiêm Liên

Nối tiếp buổi tham luận, NS. Nghiêm Liên đã đưa đến cho đại chúng những tri thức căn bản về Trung đạo trong Phật giáo, đồng thời trình bày đặc trưng của tư tưởng Khất sĩ – con đường của sự dung hòa, tỉnh thức và giải thoát, qua đề tài “Triết lý Trung đạo trong Chơn lý của Tổ sư Minh Đăng Quang”.

NS. Nghiêm Liên khẳng định: Trung đạo không chỉ là tư tưởng triết học, mà là linh hồn của đạo Phật – con đường thẳng giữa hai cực đoan khổ hạnh và hưởng dục. Trung đạo là đạo sống, là ngọn đèn soi đường cho hành giả đến nơi an lạc, giải thoát. Đức Phật đã chứng đạo dưới cội bồ-đề chính nhờ từ bỏ hai cực đoan ấy để thực hành con đường trung dung – điều được trình bày trong Kinh Chuyển Pháp Luân và Bát Chánh Đạo.

Với Tổ sư Minh Đăng Quang – người khai sáng Hệ phái Khất sĩ – tư tưởng Trung đạo không chỉ là lý thuyết trừu tượng, mà được hiện thực hóa trong đời sống hành đạo: sống thiểu dục tri túc, tam y nhất bát, nếp sống du phương, không quá khổ hạnh nhưng cũng không hưởng lạc. Tổ sư định nghĩa: “Giáo lý của Khất sĩ là Trung đạo, Chánh đẳng Chánh giác vô thượng, cốt yếu để đem lại chữ hòa cho muôn loại”.

NS. Nghiêm Liên trình bày nhiều đoạn trích minh triết từ bộ Chơn lý, qua đó cho thấy Trung đạo trong giáo pháp Tổ sư không chỉ là con đường “không thái quá, không bất cập”, mà còn là sự an trú nơi chân lý tối hậu, là biểu hiện của tâm quân bình, tuệ giác rực rỡ và lòng từ bi dung nhiếp:

Đi vào giá trị ứng dụng của lý Trung đạo trong con đường hành đạo Khất sĩ. Theo NS. Nghiêm Liên, Trung đạo không chỉ là triết lý mà là phương pháp tu tập sống động, được thể hiện rõ trong đời sống Tăng đoàn: Không hành xác cực đoan nhưng cũng không nuông chiều thân xác; Không đoạn tuyệt thế gian, nhưng cũng không nhiễm đắm; Sống chan hòa với chúng sanh, lấy từ bi và trí tuệ làm gốc rễ chuyển hóa.

Tổ sư Minh Đăng Quang với chí nguyện “Nối truyền Thích Ca Chánh pháp” đã dung hợp tinh thần Nam truyền và Bắc truyền, vận dụng Trung đạo để xây dựng mô hình tu học đặc thù: ăn chay, thọ giới, khất thực, thâu nhận Ni giới, giữ giới nghiêm túc nhưng linh hoạt với thời đại.

Kết thúc bài giảng Ni sư nhắn gửi: “Giữa xã hội đầy biến động và cực đoan hiện nay, người tu Khất sĩ cần xem Trung đạo là kim chỉ nam sống còn, là cách sống hài hòa với thân tâm, xã hội và giáo pháp. Trung đạo giúp hành giả giữ vững niềm tin nhưng không cực đoan giáo điều, sống tỉnh thức nhưng không đoạn tuyệt nhân gian, đồng thời giúp hành giả thực hành đạo lý nhưng không xa rời thực tại đời thường.

 

Một số hình ảnh được ghi nhận: