Tọa đàm về văn hóa Hệ phái Khất sĩ
- TK. Giác Hoàng
- | Thứ Sáu, 03:57 06-05-2016
- | Lượt xem: 3828
Sáng ngày 28/4/2016 (nhằm 22 tháng 3 Bính Thân), Ban Văn hóa Trung ương dưới sự hướng dẫn của HT. Thích Hải Ấn (UVTT HĐTS, Phó Thường trực Ban Văn hóa Trung ương) và TT.TS. Thích Thọ Lạc (UVTT HĐTS, Phó ban Thường trực Ban Văn hóa Trung ương), ĐĐ. Thích Tâm Hải (Chánh Thư ký Ban Văn hóa Trung ương), ĐĐ. Thích Minh Thuần (Chánh Văn phòng 1 Ban Văn hóa T.Ư, Ban Thư ký 04 đề án); SC. Thích Giác Ân (Phó Chánh thường trực Văn phòng 1 Ban Văn hóa T.Ư); SC. Thích Tuệ Huy (Phó Chánh văn phòng 1 Ban Văn hóa T.Ư); Cư sĩ Kiều Công Thược, Pháp danh Trí Đức (Phó Chánh văn phòng 1 Ban Văn hóa T.Ư, Thường trực Ban Thư ký 04 đề án) đã đến thăm và tọa đàm với chư Tôn đức Hệ phái Khất sĩ tại Tịnh xá Trung Tâm, Q. Bình Thạnh, TP. HCM, với chủ đề: “Nét đặc trưng văn hóa Hệ phái Khất sĩ trong văn hóa Phật giáo Việt Nam”.
Về phía chư Tôn đức Hệ phái Khất sĩ có HT. Giác Toàn (Phó Chủ tịch HĐTS GHPGVN, Giáo phẩm Hệ phái), HT. Giác Hà (Phó ban Từ thiện Xã hội Trung ương GHPGVN, Giáo phẩm Hệ phái), TT.TS. Minh Thành (UVTT HĐTS, Giáo phẩm Hệ phái), HT. Minh Thuấn (Phó ban Trị sự kiêm Trưởng ban Hoằng pháp GHPGVN tỉnh Bình Dương), TT. Minh Hóa (Phó ban Trị sự GHPGVN Q.2, TP.HCM; Phó Thư ký Hệ phái), ĐĐ.TS. Giác Hoàng (UV HĐTS, Phó Thư ký Hệ phái), ĐĐ.TS. Giác Nhường (Trưởng ban Văn hóa Phật giáo tỉnh Đăk Nông) cùng nhiều chư Tôn đức Tăng đại diện các Giáo đoàn. Về phía chư Ni có NT. Phục Liên (Giáo phẩm Ni giới HPKS), NT. Thẩm Liên (Giáo phẩm Ni giới Hệ phái Khất sĩ), NS.TS. Tuệ Liên (UV HĐTS, Thư ký Hệ phái) và nhiều chư Tôn đức Ni giới thuộc Tổ đình Ngọc Phương, Giáo đoàn I, Giáo đoàn III, Giáo đoàn IV và nhiều như Tôn đức (khoảng 40 vị).
Về phía đoàn đại biểu có sự hiện diện của GS. Nguyễn Văn Hiệp (Viện trưởng Viện Ngôn ngữ thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam); GS.TS. Nguyễn Văn Khang (Phó Trưởng khoa Khoa Ngôn ngữ, Phó Viện trưởng Viện Ngôn ngữ thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam); GS. Lê Thành Vinh (Viện trưởng Viện Bảo tồn Di tích Việt Nam); GS.KTS. Nguyễn Quốc Thông (Phó Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam); Bà Nguyễn Thị Tuyết Mai (Phó Tổng thư ký, Trưởng VP đại diện phía Nam Hiệp hội Dệt may Việt Nam); Bà Nguyễn Thị Sao Kim (Ủy viên Hiệp hội Dệt may, Viện trưởng Viện Mẫu thời trang (Fadin); Bà Nguyễn Thị Thanh Hà (Viện Mẫu thời trang (Fadin)); ThS. Hoàng Quốc Việt (Giám đốc Công ty Vietsoftpro); ThS. Nguyễn Thị Thu Hoan (Chuyên viên Bảo tàng Lịch sử quốc gia) và một số cán bộ trong đài truyền hình VTV 1, các anh em chuyên viên của các ngành nghề khác trong xã hội.
Sau lời phát biểu tuyên bố khai mạc của HT. Thích Hải Ấn, HT. Giác Toàn phát biểu chào mừng và giới thiệu đôi nét về Hệ phái Khất sĩ từ ngày đầu tiên lập đạo của Tổ sư Minh Đăng Quang đến ngày nay. TT. Thích Thọ Lạc nêu lý do và tầm quan trọng của 4 đề án: Kiến trúc, Pháp phục, ngôn ngữ và di sản. Thượng tọa hy vọng qua buổi tọa đàm, Thượng tọa tìm ra những đặc trưng của Hệ phái Khất sĩ góp phần cho những nét đặc trưng của Phật giáo Việt Nam, cần phát huy và bảo tồn.
Thượng tọa Minh Thành đại diện chư Tôn đức Giáo phẩm Hệ phái trình bày những nét độc đáo về kiến trúc Hệ phái như một ngôi chánh điện trong một ngôi tịnh xá, một đức Phật trong một ngôi Chánh điện chỉ cho sự nhất nguyên, hai mái tượng trưng cho thế giới tục đế và chân đế, 3 bậc cấp tượng trưng cho tam vô lậu học, tứ trụ tượng trưng cho tứ chúng, bốn mặt mở của bốn cửa tháp tượng trưng cho sự minh bạch, chánh điện có 8 cạnh tượng trưng cho bát chánh đạo, tháp thờ Phật có 13 tầng tượng trưng cho sự tiến hóa của chúng sanh từ thấp lên cao, gồm lục phàm, tứ thánh, tam tôn.
ĐĐ. Giác Hoàng được phân công trình bày về Pháp phục. Đại đức trình bày về nguồn gốc của Luật Khất sĩ, vốn xuất phát từ luật tạng Đàm-vô-đức bộ (Dharmaguptaka), nhưng có sự tham khảo luật Nam truyền, từ đó tạo nên nét đặc trưng của pháp phục Khất sĩ. Tổ sư Minh Đăng Quang quy định Y sa-di phải là man y (y trơn), y Tỳ-kheo phải là bá nạp, nhưng cách đắp lại giống với Nam truyền. Giáo phục và Lễ phục của Khất sĩ là một. Thường phục thì bận tại tịnh xá. Lễ phục của cư sĩ trong truyền thống Khất sĩ là “áo giới” màu trắng. Áo này được kết hợp giữa hai nền văn hóa: Ấn Độ và Việt Nam. Áo người cư sĩ là màu trắng và chiếc áo ấy là biến thể từ chiếc áo dài truyền thống Việt Nam. Từ đó, chiếc “áo giới” mang kiểu dáng và màu sắc rất riêng, thể hiện sự dung hợp hài hòa giữa hai nền văn hóa Ấn – Việt.
Ni sư Tuệ Liên được phân công trình bày về Ngôn ngữ. Ni sư đã trích lời phát biểu của TS. Nguyễn Quốc Tuấn (Viện trưởng Viện Tôn giáo thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam) để ca ngợi Tổ sư đã vận dụng chữ quốc ngữ, thuần Việt để giảng giải Phật pháp. Ni sư cũng giới thiệu 3 bản kinh tụng của chư Tăng và chư Ni thuộc Hệ phái Khất sĩ. Qua đó, Ni sư ca ngợi công đức của Tổ sư và Ni trưởng Huỳnh Liên.
Đại đức Giác Hoàng trình bày về di sản của Hệ phái. Với thời gian 70 năm, tất cả những hình thái Phật giáo Khất sĩ mà Tổ sư đã dựng lập như kinh văn, tư tưởng chiết trung từ hai truyền thống Phật giáo dựng lập nên Hệ phái Khất sĩ, kiến trúc tịnh xá... đã là một di sản. Giọng tụng kinh trầm ấm rõ ràng (không có mõ nhưng vẫn đều và hay) dễ đưa lời kinh vào lòng người cũng là một di sản cần phải bảo tồn.
Qua trình bày trên, một số câu hỏi được đặt ra từ thính chúng, phần lớn là các vị đến từ Viện Ngôn ngữ học và Hội kiến trúc sư Việt Nam, như kiến trúc nguyên thủy tịnh xá do Tổ sư Minh Đăng Quang quy định so với những kiến trúc ngày nay như thế nào? Tư tưởng của Tổ sư được thành lập trên cơ sở nào? Thái độ của Hệ phái Khất sĩ khi các vị khác truyền thống tụng đọc kinh văn Phật bằng tiếng Pali hoặc âm chữ Hán? Hoặc là cách xưng hô như thế nào trong truyền thống Hệ phái Khất sĩ? v.v...
Phần cuối cùng là dự kiến số hóa 3D các ngôi tịnh xá của Hệ phái Khất sĩ nói riêng và các ngôi chùa Phật giáo Việt Nam nói chung.
Nhìn chung, cuộc tọa đàm rất thành công. Chư Tôn đức Ban Văn hóa Trung ương rất hoan hỷ với những nét đặc thù của Hệ phái Khất sĩ từ bố cục tổng thể của một ngôi tịnh xá, đến kiến trúc đặc thù của một ngôi chánh điện và những di sản quý báu khác như kinh văn được dịch thơ, pháp phục được chiết trung thể hiện đúng với tinh thần của nhà Phật nguyên chất... Tất cả đều cần phải bảo tồn một cách nghiêm cẩn.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa của xã hội ngày nay, văn hóa rất dễ bị xâm thực và dễ dàng bị đồng hóa và biến mất trước sức mạnh của kim tiền, việc bảo tồn các đặc thù của một Hệ phái, góp phần cho nền văn hóa Phật giáo Việt Nam thêm phong phú là một điều hết sức cần thiết.
Ban Văn hóa Trung ương dự kiến sẽ có cuộc tọa đàm với những bài thuyết trình cụ thể, mang tính chuyên sâu hơn trong khuôn khổ 4 đề án Kiến trúc, pháp phục, di sản và ngôn ngữ vào ngày 01/07/2016 (nhằm 27/05 năm Bính Thân) tại Hà Nội.
Hy vọng đến tọa đàm (hội thảo) đó, bốn đề án nêu trên được thể hiện bằng văn bản với sự chứng minh đồng thuận của chư Tôn đức Hệ phái.
Sau đây là một số hình ảnh ngày làm việc của Ban Văn hóa và HPKS:
ĐĐ. Giác Hoàng giới thiệu kiến thúc và thờ thượng của Hệ phái
Chánh điện Tinh xá Trung Tâm
Quang cảnh buổi tọa đàm
Chụp hình lưu niệm
Tham quan Pháp viện Minh Đăng Quang
Các bài viết liên quan
- TP.HCM: 5 diễn đàn tại Hội thảo Khoa học “Ni trưởng Huỳnh Liên: Những đóng góp cho Đạo pháp - Dân tộc và các giá trị kế thừa” - Thứ Tư, 19:31 20-04-2022 - xem: 312 lần
- Tổ truyền chí nguyện - Thứ Ba, 14:45 19-04-2022 - xem: 397 lần
- TP.HCM: Bế mạc Hội thảo Khoa học “Ni trưởng Huỳnh Liên: Những đóng góp cho Đạo pháp - Dân tộc và các giá trị kế thừa” - Thứ Hai, 11:02 18-04-2022 - xem: 442 lần
- Hội thảo về cố Ni trưởng Huỳnh Liên tại Pháp viện Minh Đăng Quang - Chủ Nhật, 21:58 17-04-2022 - xem: 412 lần
- TP.HCM: Khai mạc Hội thảo Khoa học "Ni trưởng Huỳnh Liên: Những đóng góp cho Đạo pháp - Dân tộc và các giá trị kế thừa" - Chủ Nhật, 20:08 17-04-2022 - xem: 489 lần
- Bế mạc Hội nghị kỳ 6 khóa VIII Trung ương GHPGVN - Thứ Sáu, 20:32 31-12-2021 - xem: 1116 lần
- Toàn văn báo cáo thành tựu của GHPGVN trong 40 năm kể từ ngày thành lập - Thứ Ba, 18:54 09-11-2021 - xem: 1458 lần
- Trang trọng Đại lễ kỷ niệm 40 năm thành lập GHPGVN - Thứ Ba, 18:45 09-11-2021 - xem: 1478 lần
- 40 năm Giáo hội Phật giáo Việt Nam: Hội nhập và phát triển cùng đất nước - Thứ Năm, 20:17 04-11-2021 - xem: 1363 lần
- Khai mạc Hội thảo online "GHPGVN: 40 năm hội nhập và phát triển cùng đất nước" - Thứ Năm, 10:52 04-11-2021 - xem: 1368 lần
- Truyền thống gắn bó, đồng hành cùng dân tộc của GHPGVN được thể hiện trong mọi giai đoạn lịch sử - Thứ Năm, 06:12 04-11-2021 - xem: 1177 lần
- Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tiếp chư tôn đức lãnh đạo cao cấp GHPGVN - Thứ Sáu, 09:57 14-05-2021 - xem: 3344 lần