Vấn đề thừa kế trong tôn giáo theo Bộ luật Dân sự
- HT. Giác Toàn
- | Thứ Năm, 02:44 26-03-2015
- | Lượt xem: 3615
Vừa qua, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc VN TP. HCM đã tổ chức hội nghị lấy ý kiến nhân dân đối với dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi).
Bộ luật Dân sự cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp, là những quy định địa vị pháp lý, chuẩn mực pháp lý cho cách ứng xử của cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác; quyền, nghĩa vụ của các chủ thể về thân nhân và tài sản trong quan hệ dân sự; bảo vệ quyền, lợi ích của cá nhân, tổ chức, lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng cũng như tính bình đẳng và an toàn pháp lý trong quan hệ dân sự, làm cho xã hội ổn định và phát triển.
Với sự vận động của xã hội, đặc biệt là sau khi Hiến pháp 2013 được ban hành, Bộ luật Dân sự 2005 cho thấy chưa đáp ứng được yêu cầu của đời sống thực tiễn trong xã hội chúng ta hiện nay, do đó, sửa đổi là một yêu cầu chính đáng.
Để có những góp ý cho nội dung 712 điều cụ thể trong Bộ luậ Dân sự (sửa đổi) sẽ là quá khó đối với một công dân bình thường. Trong nhân duyên của một người hoạt động tôn giáo, ở đây chúng tôi chỉ xin lưu ý nội dung các điều khoản thuộc phần thứ tư liên quan đến việc thừa kế.
Trong 4 chương liên quan trực tiếp tới phần thừa kế, không thấy có nội dung cụ thể nào đề cập đến thừa kế tài sản tôn giáo (giáo sản).
Đối với Phật giáo, cơ sở vật chất liên quan tới đất đai chùa chiền, tự viện, tịnh xá, tịnh thất, niệm Phật đường,… khi được Giáo hội chính thức công nhận được xem là tài sản của Giáo hội. Vị trụ trì được bổ nhiệm coi sóc, hướng dẫn sinh hoạt Phật sự ở cơ sở đó do Giáo hội quyết định, căn cứ phối hợp theo Hiến chương, Nội quy Tăng sự, pháp luật hiện hành và công đức, phẩm hạnh của cá nhân đó.
Sau khi cá nhân vị trụ trì đã mất, hoặc vì một lý do nào đó không còn đảm nhận vai trò trụ trì nữa, thì việc bổ nhiệm vị trụ trì mới cũng do Giáo hội quyết định.
Nhưng thực tế, hiện có một số cơ sở chùa chiền, tịnh xá, tịnh thất vẫn được chuyển giao từ người trụ trì (chủ hộ) cho một cá nhân khác, hoặc một cá nhân mặc nhiên được thừa kế một phần hoặc toàn bộ tài sản cơ sở tôn giáo chỉ vì người đó có quan hệ huyết thống với vị trụ trì.
Thí dụ, một ông A đã lập gia đình, có giấy tờ hôn nhân và sinh con cái hợp pháp, sau đó ông A đi xuất gia, được Phật tử thập phương hùn phước cúng dường một cơ sở đất để lập chùa. Các thủ tục pháp lý được tiến hành, và cơ sở sinh hoạt tín ngưỡng cũng được hình thành với người đại diện pháp lý là sư A. Vị sư A qua đời đột ngột, vấn đề thừa kế cơ sở đó được đặt ra, và đương nhiên, những thành viên huyết thống của sư A (là con, vợ trước khi xuất gia) chắc chắn được quyền thừa kế nếu chiếu theo các điều khoản trong Bộ luật Dân sự hiện hành cũng như trong Bộ luật Dân sự (sửa đổi).
Đó chỉ mới đơn cử một thí dụ, còn trong thực tế còn nhiềutrường hợp phức tạp hơn nhiều.
Để đảm bảo được tính công bằng trong mối quan hệ dân sự đúng với thực tế, thiết nghĩ cần bổ sung những điều khoản liên quan tới các tôn giáo, trong đó có Phật giáo, đặc biệt trong nội dung liên quan tới thừa kế. Có như vậy, sự điều chỉnh, sửa đổi lần này mới bảo đảm tính khả thi thiết thực của hệ thống pháp luật được cụ thể hóa qua Bộ luật Dân sự.
Các bài viết liên quan
- TP.HCM: 5 diễn đàn tại Hội thảo Khoa học “Ni trưởng Huỳnh Liên: Những đóng góp cho Đạo pháp - Dân tộc và các giá trị kế thừa” - Thứ Tư, 19:31 20-04-2022 - xem: 671 lần
- Tổ truyền chí nguyện - Thứ Ba, 14:45 19-04-2022 - xem: 915 lần
- TP.HCM: Bế mạc Hội thảo Khoa học “Ni trưởng Huỳnh Liên: Những đóng góp cho Đạo pháp - Dân tộc và các giá trị kế thừa” - Thứ Hai, 11:02 18-04-2022 - xem: 850 lần
- Hội thảo về cố Ni trưởng Huỳnh Liên tại Pháp viện Minh Đăng Quang - Chủ Nhật, 21:58 17-04-2022 - xem: 829 lần
- TP.HCM: Khai mạc Hội thảo Khoa học "Ni trưởng Huỳnh Liên: Những đóng góp cho Đạo pháp - Dân tộc và các giá trị kế thừa" - Chủ Nhật, 20:08 17-04-2022 - xem: 794 lần
- Bế mạc Hội nghị kỳ 6 khóa VIII Trung ương GHPGVN - Thứ Sáu, 20:32 31-12-2021 - xem: 1549 lần
- Toàn văn báo cáo thành tựu của GHPGVN trong 40 năm kể từ ngày thành lập - Thứ Ba, 18:54 09-11-2021 - xem: 1896 lần
- Trang trọng Đại lễ kỷ niệm 40 năm thành lập GHPGVN - Thứ Ba, 18:45 09-11-2021 - xem: 1902 lần
- 40 năm Giáo hội Phật giáo Việt Nam: Hội nhập và phát triển cùng đất nước - Thứ Năm, 20:17 04-11-2021 - xem: 1785 lần
- Khai mạc Hội thảo online "GHPGVN: 40 năm hội nhập và phát triển cùng đất nước" - Thứ Năm, 10:52 04-11-2021 - xem: 1791 lần
- Truyền thống gắn bó, đồng hành cùng dân tộc của GHPGVN được thể hiện trong mọi giai đoạn lịch sử - Thứ Năm, 06:12 04-11-2021 - xem: 1523 lần
- Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tiếp chư tôn đức lãnh đạo cao cấp GHPGVN - Thứ Sáu, 09:57 14-05-2021 - xem: 3925 lần