CHÀO MỪNG QUÝ VỊ ĐÃ GHÉ THĂM TRANG NHÀ. CHÚC QUÝ VỊ AN VUI VỚI PHÁP BẢO CAO QUÝ !

Diễn văn khai mạc Hội thảo

HTTriQuang 1

HOST ADDRESS

HH. Prof.Dr. Thich Tri Quang

Director, Vietnam Buddhist Research Institute

It is an honor for Vietnam Buddhist Research Institute in collaboration with the Vietnam Buddhist University, to host the 7th SSEASR international Conference on "The ASEAN Region and South Asia: A Melting Pot of Culture and Buddhism in Southeast Asia", an opportunity just provided by the SSEASR and its President Prof Dr Amarjiva Lochan. On behalf of an array of internationally and regionally acclaimed scholars, it is my pleasure to welcome you to this Conference which honors cultural heritage and religions in South and Southeast Asia.

This Conference is meant, with its 29 panels in English and 6 panels in Vietnamese, to explore the study of religion in South and Southeast Asia in eight key areas:

1. Philosophy, Interpretations and Schools of Thought

2. Theorising Religions of South and Southeast Asia

3. Cultural Heritage and National Identity

4. Diaspora: Femininity, Religiosity and Survial

5. Symbolisim in Arts

6. Mind, Meditation and Wellbeing in South and Southeast Asia

7. Traditional Practices in Medicines, Nature and Environment

8. Media, Language and Literature.

The topics are meant to be informative and to in many ways be a call for action: a call for the civil leadership of the World to unite and together to engage in addressing and remediating the societal ills of this Age. It is our hope that these panels will invoke the debate and thought necessary to foster action towards the accomplishment of the human development goals. 

Widely regarded as truth is the idea that religious and cultural differences need to be approached uniquely. Through the papers in this conference, we explore the diverse cultures and religions represented globally, and how, in each culture, gender inequality can and should be approached and changed for the better. Local community educational programs are one of the myriad of ways to accomplish this, and providing a space as well as educational material and classes are important in effecting positive growth.

It is through the valuable research and valiant efforts of these scholars and many others that we come to a deeper understanding of unique societal and cultural situations across the globe, and we are grateful for these insights. Armed with this knowledge, we as Buddhists have a call to action to share wisdom and compassion to those in need, and to assist those within our reach to experience dharma in their own lives.

Scholars from across the globe herein lend their insights regarding theory of social change as pertains to the actualization of the human goals. A common theme found in papers is the idea of compassionate regard for all living beings, and a desire to see all physical needs met so amicably. Whether speaking of gender equality or the caste system, the study of Buddhism provides scholars the tools of positive social change throughout the world. The papers herein speak to that ability, calling on all humanity to lend their compassion to neighbors near and far in Asia.

Without peace, there is no development, no true progress. Wars and violent conflicts around the world have caused an untold human suffering in the past history and continue to threaten the peaceful human existence. As a result, the humanity should lay significant emphasis on peacebuilding and post-conflict recovery. In a world torn by strife, conflict, and the looming threat of terrorism and ethnic violence affecting societies and individuals, building lasting peace has become a serious global challenge.

Furthermore, in the present world, whenever human beings and societies are in conflict with each other they resort to violence, instead, they should resolve the problem by using reconciliation rather than violence as a tool in order to manage conflict. That peace is the best alternative, this sane view is forwarded by scholars.

Gender inequality is an especially vital topic of discussion, even in today’s modern world. Violence against women, severe lack of rights for women, and wage disparity plague women even in developed countries, and these are found in even greater capacities in countries across South and Southeast Asia. While studies show that countries that support and empower the women in communities flourish economically and socially, it is simultaneously true that local customs and generational habits are hard to break, making the cycles of abuse against women difficult to change as well.

The academic and insightful study of Buddhism has a great deal to offer in terms of its insights into the mind, and hence into its development through education. With its emphasis on ‘things as they are’, it provides a path, an individual and collective means of inquiring into our minds, and the arising conditions that are invaluable in these days of global chaos. In this way, it can enable young people to work towards wisdom rather than knowledge, and find a way of working together harmoniously, co-creating institutions based on compassion rather than greed. With new motivation, meditation, and an emphasis on skilful means, Buddhism needs to find new forms for helping break through ignorance and open up new vistas of learning.

It is mainly the task of religious academic institutions to keep the spirit of Asian wisdom alive and turn it to the benefit of humankind. Viewed from this perspective, Buddhist education has a very practical and significant role to play in the modern world.

Let the Noble Thoughts be the beacon to the world, shredding away the ignorance within our hearts, bringing development into sustainable capacity for humanity and more importantly, peace and harmony to the world.

May this conference inspire you to action.

Logo khung

DIỄN VĂN KHAI MẠC

HT.TS. Thích Trí Quảng

Phó Pháp chủ GHPGVN, Viện trưởng Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam

Thật là niềm vinh dự khi Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam phối hợp với Pháp viện Minh Đăng Quang đăng cai tổ chức Hội thảo Quốc tế lần thứ 7 của Hiệp hội nghiên cứu Tôn giáo và văn hoá Nam Á và Đông Nam Á về đề tài: “Vùng ASEAN và Nam Á: Nơi giao hòa của văn hóa và Phật giáo ở Đông Nam Á”, một cơ hội tốt do GS.TS. Amarjiva Lochan, Chủ tịch Hiệp hội Hiệp hội Nghiên cứu Tôn giáo và Văn hoá Nam Á và Đông Nam Á, mang đến cho chúng ta.

Thay mặt Ban Tổ chức, tôi chân thành chào đón tập thể học giả quốc tế và khu vực cũng như quan khách đến với Hội thảo này, nhằm tôn vinh di sản văn hoá và tôn giáo tại Nam Á và Đông Nam Á.

Hội thảo gồm có 29 diễn đàn tiếng Anh và 6 diễn đàn tiếng Việt khám phá về sự nghiên cứu tôn giáo tại Nam Á và Đông Nam Á về 8 lãnh vực chính sau đây:

1. Triết lý, sự thuyên thích và các trường phái tư tưởng (Philosophy, Interpretations and Schools of Thought)

2. Lý thuyết về các tôn giáo Nam Á và Đông Nam Á (Theorising Religions of South and Southeast Asia)

3. Di sản văn hoá và bản sắc quốc gia (Cultural Heritage and National Identity)

4. Nữ tính, tôn giáo tính và sự tồn tại (Femininity, Religiosity and Survial)

5. Chủ nghĩa biểu tượng trong nghệ thuật (Symbolisim in Arts)

6. Tâm, thiền định và phúc lợi tại Nam Á và Đông Nam Á (Mind, Meditation and Wellbeing in South and Southeast Asia)

7. Các thực tập truyền thống về dược, thiên nhiên và môi trường (Traditional Practices in Medicines, Nature and Environment)

8. Truyền thông, ngôn ngữ và văn học (Media, Language and Literature).

Các diễn đàn nêu trên nhằm cung cấp thông tin, và bằng nhiều cách, trở thành lời hiệu triệu cho hành động: Lời kêu gọi cho lãnh đạo dân sự của thế giới cần thống nhất và cùng nhau nhập thế, chỉ điểm và điều trị các vấn nạn xã hội của thời đại này. Tôi hy vọng rằng các diễn đàn này sẽ mời gọi sự tranh biện và tư duy cần thiết, nhằm bồi dưỡng các hành động hướng đến sự thành tựu các mục tiêu phát triển của nhân loại.

Như một chân lý được ghi nhận rằng các dị biệt về tôn giáo và văn hoá cần được tiếp cận một cách đặc thù. Thông qua các tham luận trong hội thảo này, chúng ta khám phá sự dị biệt tôn giáo và văn hoá trên toàn cầu, và cách thức, trong mỗi nền văn hoá, sự bất bình đẳng giới có thể và nên được tiếp cận cũng như cần thay đổi ngày càng tích cực hơn. Các chương trình giáo dục của cộng đồng bản địa là một trong vô số cách thức để đạt được điều này và cung ứng không gian cũng như các lớp và tài liệu giáo dục, trở nên quan trọng trong việc gây ảnh hưởng phát triển tích cực.

Thông qua các nghiên cứu có giá trị và các nỗ lực can đảm của các học giả, chúng ta đạt được sự hiểu biết sâu sắc về các tình huống văn hoá và xã hội đặc thù trên khắp hành tin, và chúng ta biết ơn các soi sáng này. Trang bị các kiến thức này, các nhà Phật học kêu gọi hành động chia sẻ trí tuệ và từ bi cho những ai đang cần đến và giúp đỡ những người trong phạm vi hướng tới trải nghiệm chánh pháp trong cuộc sống.

Các học giả khắp thế giới tại đây chia sẻ các tuệ giác về học thuyết thay đổi xã hội nhằm hướng đến sự hiện thực hoá các mục tiêu nhân bản. Chủ đề chung được tìm thấy trong các bài tham luận là ý tưởng quan tâm từ bi đối với chúng sinh và ước vọng nhìn thấy các nhu cầu thể chất được đáp ứng trong tình thân ái. Dù đề cập đến bình đẳng giới hay bình đẳng giai cấp, sự nghiên cứu về Phật giáo cung ứng cho các học giả các công cụ thay đổi xã hội tích cực khắp thế giới. Các bài tham luận nói đến khả năng kêu gọi toàn nhân loại hiến tặng từ bi đến hàng xóm xa gần tại châu Á.

Không có hoà bình sẽ không có phát triển và tiến bộ đích thực. Chiến tranh và các xung đột bạo lực khắp thế giới đã tạo ra các khổ đau bất tận trong lịch sử quá khứ và tiếp tục đe doạ sự hiện hữu hoà bình của nhân loại. Kết quả là, nhân loại cần nhấn mạnh một cách có ý nghĩa, xây dựng hoà bình và sự phục hồi hậu xung đột. Trong thế giới đẫm lệ bởi xung đột, mâu thuẫn và đe doạ tiềm tàng của chủ nghĩa khủng bố, cũng như các bạo lực dân tộc đã ảnh hưởng đến xã hội và cá nhân thì việc xây dựng nền hoà bình bền vững đã trở thành thách thức toàn cầu nghiêm trọng.

Hơn thế nữa, trong thế giới hiện tại, bất kỳ khi nào nhân loại và xã hội đang chìm trong xung đột, con người có khuynh hướng dùng đến bạo lực, thay vào đó, chúng ta nên giải quyết vấn nạn bằng cách sử dụng hoà giải hơn là bạo lực như một công cụ nhằm quản trị xung đột. Hoà bình đó được xem là sự lựa chọn tốt nhất. Quan điểm ôn hoà này được các học giả trong Hội thảo này đề xướng.

Các bất bình đẳng giới tính là chủ đề được thảo luận sống động ngay cả trong thế giới hiện đại hôm nay. Các bạo lực chống lại phụ nữ, các thiếu sót về quyền phụ nữ, sự chênh lệch tiền lương… gây ra các thảm hoạ cho phụ nữ, ngay cả trong các nước phát triển. Đây là những điều được tìm thấy nghiêm trọng tại các quốc gia Nam Á và Đông Nam Á. Trong khi các nghiên cứu chỉ ra rằng các quốc gia ủng hộ và trao quyền cho phụ nữ trong các cộng đồng phồn thịnh về kinh tế và xã hội thì đồng lúc đó, các tập tục địa phương và các thói quen liên thế hệ là rất khó phá vỡ, tạo ra vòng lạm dụng chống lại phụ nữ vốn rất khó thay đổi kịp thời.

Các nghiên cứu học thuật Phật giáo đã cung cấp các tuệ giác vào tâm cũng như sự phát triển của nó thông qua giáo dục. Với sự nhấn mạnh “sự vật trong chính nó”, Phật giáo chỉ ra con đường, phương tiện tập thể và cá nhân khảo cứu về tâm và các điều kiện phát sinh vô giá trong thế giới hỗn loạn ngày nay. Theo cách này, giới trẻ sẽ hướng đến trí tuệ hơn là kiến thức đơn thuần và tìm ra cách làm việc cùng nhau trong các thiết chế đồng sáng tạo, hoà hợp, dựa trên tâm từ bi, thay vì lòng tham. Với động cơ, thiền quán và sự nhấn mạnh về phương tiện quyền xảo, Phật giáo tìm ra các hình thái phá huỷ vô minh và mở ra các viễn cảnh mới cho học thuật tích cực.

Nhiệm vụ của các thiết chế học thuật tôn giáo là giữ gìn tinh thần trí tuệ châu Á sống động và làm cho trí tuệ này mang lại lợi ích cho nhân loại. Nhìn từ chiều kích này, giáo dục Phật giáo đóng vai trò ý nghĩa và thực tiễn trong thế giới hiện đại.

Hãy để các tư tưởng cao quý trở thành ánh sáng dẫn dắt thế giới, xoá đi vô minh trong tâm trí mỗi người, mang sự phát triển đến với khả năng bền vững vì nhân loại, và quan trọng hơn, vì hoà hợp và hoà bình trên thế giới này.

Tôi mong rằng Hội thảo của chúng ta sẽ truyền cảm hứng cho các hành động tích cực vì nhân sinh.

Trên tinh thần này, tôi xin tuyên bố khai mạc Hội thảo của chúng ta.

    Chia sẻ với thân hữu:
    In bài viết:

Các bài viết liên quan