Tổng hợp các bài cảm tưởng khóa "Bồi dưỡng đạo hạnh" Hệ phái lần 1
- Hành giả khóa tu
- | Thứ Năm, 02:53 10-12-2015
- | Lượt xem: 1813
Ban Biên tập: Kính thưa chư Tôn đức cùng đọc giả trang nhà. Khóa “Bồi dưỡng đạo hạnh” dành cho sa-di, tập sự Hệ phái Khất sĩ lần thứ 1 đã diễn ra hoàn mãn. Chúng con xin tập hợp những bài cảm tưởng của chư hành giả, chia sẻ đến quý đọc giả. Những lời thơ văn mộc mạc, bình dị không trau chuốt, đôi khi lủng củng… đều xuất phát từ những tâm hồn non trẻ, thơ ngây của hàng hậu học, đang từng bước đi vào hàng ngũ đệ tử Phật.
MINH TRỤ (GĐ. V)
Kính dâng một tấm lòng thành
Chúc cho đại chúng tâm lành từ bi
Khoá thời đoàn thể Tăng Ni
Tu tập giới đức, hành trì luật nghiêm
Bồi vung tín thí ân triêm
Dưỡng thân khẩu ý minh liêm trong lành
Đạo tâm kiên cố cao thanh
Hạnh Khất sĩ bước, rạng danh ánh vàng
Tập tu trí huệ mở mang
Sự lý thông thấu vẻ vang sáng ngời
Sa la hương toả nơi nơi
Di tích thành tựu dòng khơi pháp mầu
Lần lần nhập thánh cao sâu
Thứ lớp huynh đệ cao sâu chứng tường
Nhất tri minh vật pháp vương
Được xương minh kết nên chương bồ-đề
Thành tựu tánh giác thoát mê
Công phu hạnh đức tìm về chơn như
Viên dung rạng rỡ thái hư
Mãn duyên rẽ sóng thuyền từ cập neo.
LIÊN TẠNG
“Về đây nương ánh Minh Quang
Về đây nghe pháp tham thiền học tu”
Vậy là tuần lễ khoá “Bồi dưỡng đạo hạnh” lần đầu tiên của Hệ phái Khất sĩ được tổ chức cho hàng hậu học tập sự và sa-di tại Pháp viện Minh Đăng Quang trôi qua.
“Thời gian thật vô thường
Cứ chạy hoài không đợi chờ ai”.
Nhớ lại mới ngày này tuần trước được sư phụ chỉ dạy cho phép cùng sư huynh đi tham dự khoá tu bồi dưỡng đạo hạnh dành cho tập sự, sadi còn lớ ngớ như chú chim non chẳng biết phép tắc là gì, oai nghi ra làm sao, như thế nào cho phải phép đạo. suy nghĩ phân vân có nên đi hay không? Việc học lại đang trong thời kì kiểm tra, thi ải. Nhưng suy nghĩ kĩ thì đừng nên bỏ lỡ mất cơ hội bởi làm hàng tập sự sadi mà không biết bổn phận và oai nghi tế hạnh của người tập sự mà trong khi bản thân còn nhiều thiếu sót. Theo sư huynh sắp xếp đồ đạc hành trang, tạm gác việc học còn dang dở, lễ lạy thầy Tổ lên đường tham dự khoá tu tại Pháp viện Minh Đăng Quang. Bản thân con chỉ biết Pháp viện qua những lời kể hay thông tin đại chúng chứ chưa bao giờ được đặt chân đến. Giờ được đặt đến ngôi Pháp viện, được tận mắt chứng kiến công trình trang nghiêm, thanh tịnh và đồ sộ mà lòng đầy ngưỡng mộ, đầy tri ơn công đức của ngài Pháp chủ mà xét lại mình thật nhỏ bé vô cùng. Tự nghĩ rằng công hạnh cao lớn của các Ngài không những dựng lên ngôi Pháp viện khang trang mà còn thương tưởng hàng hậu học chúng con mở ra khoá tu 7 ngày cho cả 6 giáo đoàn câu hội về đây tu học.
Thầm nghĩ công ơn lớn lao đó nên khi đặt chân vào Pháp viện, con luôn tự nhũ với lòng mình không được để xảy ra sai sót, không được buông lung, luôn gắng tinh tấn tu hành để không phụ ơn đức Tổ Thầy cho đi học, ơn đức ngài cố Pháp chủ, Hoà Thượng trụ trì, những vị đại đức cùng quý sư bà, sư cô trong ban quản chúng đã ngày đêm chăm lo quan tâm, chỉ dạy cho chúng con suốt khoá học vừa qua. Chỉnh sửa từng li từng tí trong cử chỉ hành động đi, đứng, nằm, ngồi, ăn, mặc, nói, làm nếu như không có những chiếc y vàng luôn thầm lặng, dõi theo chúng con, cùng đồng hành chúng con trong suốt khoá tu thì chúng con thật không biết phải làm sao?
Bóng y nhẹ nhàng đi trong gió
Lo sợ con thơ mệt mỏi hàng giờ
Đến nhẹ nhàng thủ thỉ: Này con ơi!
Ráng tu đi cho trọn đạo và đời.
Nhớ những giờ nghe giảng hay những giờ hành thiền, đến những giờ thọ trai, những vị giáo thọ luôn cùng bên chúng con, sách tấn, nhắc nhở chúng con tu học, chỉnh cho con những điều sai quấy, những tư thế đúng của người tu hành. Đôi lúc con thấy khó, quý ngài nhẹ nhàng nhắc nhở: “Ráng lên con, muốn tu là phải hành” mới đúng là hai chữ tu hành. Mỗi lần nghe lời khuyên nhủ, khuyên lơn của quý sư bà, sư cô, lòng con cảm thấy hổ thẹn vô cùng.
Phật dạy: “Thân người khó được, Phật pháp khó nghe”. Thật vậy, nay con được thân người, lại được xuất gia tu học con thấy mình thật may mắn và hạnh phúc, không những thế nay lại được nghe pháp quý báu thay.
7 ngày qua con được đắm mình trong lời pháp vi diệu của chư Tôn Hòa thượng, Thượng tọa cùng chư Đại đức, tâm con như được khai mở lần lần. Qua những bài giảng giúp con thêm kiến thức về con đường mình đang đi, cho con biết thế nào là Khất sĩ, thế nào là chơn lý, và cho biết về cuộc đời của đức Phật và đức Tổ sư, người khai sáng con đường giác ngộ cho thế hệ con trẻ tiếp bước theo sau. Không chỉ cho con biết về đạo pháp, còn giúp con hành pháp như thế nào để thức tỉnh mình, qua những giờ hành thiền tu tịnh, hòa mình trong đại chúng, cùng tu học theo phương châm của Tổ: “Nên sống chung tu học”. Tới giờ hành thiền là giờ con rất thích. Với đại chúng đây là giờ hành thiền tại thiền đường nhưng với con đây là giờ thi đấu mà thiền đường là đấu trường. Một đấu trường mà ở đó con chiến đấu với những con ma tham, ma sân, ma si, ma quấy, ma thân, ma vọng động, ma hôn trầm. 7 ngày vừa qua là 14 trận đấu mà sự thắng thua chưa phân định. Có những ngày con chiến thắng được thân con, những trận đau nhức, những sự tê buốt. Cảm nhận nó, chịu đựng nó để rồi xem sức chịu đựng của mình đến đâu. Có những lúc bị đánh bại bởi ma hôn trầm hay những con ma nghĩ quấy dắt dẫn đến những nơi xa xôi. Rồi bất giác mình đang thiền định, cứ như vậy cho đến hết giờ thiền. Và hạnh phúc nhất là những giây phút được xả thiền, đúng là hạnh phúc không tìm đâu xa.
Được ăn cơm pháp, được uống sữa thiền, nghiền ngẫm về giáo lý được hoà mình trong đại chúng, cùng sống chung tu học. Con được trưởng thành hơn, chín chắn hơn rất nhiều. Tuy 7 ngày thôi nhưng đã gọt giũa cho tâm con thêm sáng. Đã tưới tắm cho hạt giống Bồ-đề còn đang nảy mầm, tiếp sức sống cho hạt giống thêm tồn tại và sinh trưởng để mai đây sẽ trở thành những tàng cây có ích cho đạo và đời.
BẢO LIÊN
Con có phước duyên được xuất gia vào Hệ phái Khất sĩ .Nay con được về Pháp viện Minh Đăng Quang tham dự khóa tu bồi dưỡng đạo hạnh trong bảy ngày đến đây đã hoàn mãn.
Kính bạch chư Tôn đức, qua những bài giảng của quý Hòa thượng và chư Tôn đức, con thấy tầm quan trọng của giới luật đối với người xuất gia “Giới luật còn thì đạo Phật còn, giới luật mất thì đạo Phật mất”. Chúng con là mầm non là nền tảng của Phật pháp, là những con bê con cần sự chăm sóc của bò mẹ nếu không thì sẽ bị biến dạng. Thật đúng như thế, chúng con về đây tham dự khóa tu bồi dưỡng đạo hạnh được chư Tôn đức chỉ dạy kĩ lưỡng về đạo hạnh của người xuất gia là luôn luôn chánh niệm tỉnh giác, tự thân ăn mặc nói làm và rõ biết bổn phận của mình, nhứt là dẹp bản ngã để sống chung tu học. Chúng con rất hạnh phúc khi được học chung, tu chung, ăn chung với chư Tôn đức cùng huynh đệ, làm chúng con tinh tấn hơn không bao giờ trể nải. Thật vậy, chúng con là người thay mặt cho Phật, mỗi cử chỉ hành động phải giống y như Phật để đáng thọ hưởng sự cúng dường của bá tánh.
Chúng con vô cùng kính trọng ơn đức của chư Tôn đức nhứt là Đại đức Giác Hoàng thường xuyên dạy dỗ nhắc nhở chúng con trong giờ ngồi thiền, ăn cơm, đặc biệt là giờ sám hối. Đại đức chỉ dạy khuyên bảo chúng con cố gắng tu tập, tự thân khắc phục khó khăn để mình tự thắng mình, phải giữ thân khẩu ý, từ bỏ tham sân si, tu thiền định, giữ gìn giới luật, thì tâm chúng con mới định tỉnh thức trí huệ phát sanh trở thành tỳ-kheo xứng đáng xây dựng Tăng đoàn vững mạnh.
Kính bạch chư Tôn đức,
Khóa bồi dưỡng đạo hạnh hoàn mãn, chúng con xin hứa đem những lời quý ngài dạy trở về trú xứ, phải thu thúc lục căn, giữ giới luật, chánh niệm tỉnh giác tự thân, cố gắng siêng năng tu tập để đền ơn chư Phật, Thầy Tổ thì chúng con mới gần đạo quả giải thoát.
TỊNH HÂN (TX. NGỌC VÂN, THỦ ĐỨC)
KHẤT SĨ ĐỘ CƠM
Mỗi ngày một bửa ngọ trưa
Trang nghiêm thanh tịnh đi ngay lối hàng
Bát không đặt xuống nhẹ nhàng
Tọa cụ trải lót đàng hoàng thiền môn
Kỉnh xá đức Phật Thế Tôn
Cùng chư Tôn đức rồi vào thời trai
Chầm chậm mở nhẹ nắp khay
Sao cho thật khéo chẳng gây ồn ào
Đưa cơm vào bát hòa nhau
Trộn đều tất cả nào còn dở ngon
Mỗi muỗng cơm, mỗi niệm an
Tém cho thật khéo rồi hòa chúng ăn
Khoan thai từng bước nhịp nhàng
Đều đều, tỉnh tỉnh lặng an tâm thiền
Độ xong cùng rửa miệng tay
Cùng đưa nước uống chẳng hay vội vàng.
Bát cơm, ly nước thẳng hàng
Độ xong hồi hướng khắp đàng mười phương
Bửa cơm khất sĩ tỏ tường
Vững tin tiếp bước con đường Như Lai.
GIÁC MINH BIỆN
Giữa đất trời hoà mình vào trong tiếng chuông chùa ngân vang, không gian và thời gian cũng trở nên lắng đọng cùng nhau, chỉ có con người đang vội vã điều chi mà cứ đua nhau đi tìm một thứ gì hư ảo, những viên sỏi gồ ghề vẫn im lìm nằm trên con đường vô tận. Gió có bao giờ ngừng thổi rồi tạo thành cơn gió đi qua, ta có xót xa tiếc nuối khi nghoảnh mặt lại xem quá khứ đã đi, buồn vui sẽ mất hay một chút ngậm ngùi có bỏ làm ngơ. Sự lạnh lùng của tạo hóa luôn là nền tảng chân thật không bao giờ thay đổi và muốn đổi thay chỉ có chính ở nơi ta.
Vậy thì hãy buông xả hết đi, thả trôi những gì không có ý nghĩa, mà lấy lại sơ tâm ban đầu xuất gia cầu đạo như một ngọn đèn thắp thêm ngàn ngọn nến xóa hết sự mơ hồ bước tiếp lên mục đích cao cả của mỗi hành giả trong mỗi ngày tu học.
Chính vì thế hôm nay, Tăng Ni sinh chúng con về đây Pháp viện Minh Đăng Quang rạng ngời nằm nghiêng mình giữa thành phố, sự oai nghiêm hùng vĩ, linh thiêng như một ngọn núi tỏa bóng mát hương trầm cho muôn loại, nhìn thấy sự hình thành sâu sắc của Pháp viện, chúng con cảm thấy mình thật nhỏ bé trước công ơn cao lớn của quý ngài, của Giáo hội, đã tạo phương tiện điều kiện khai mở khóa tu sáu giáo đoàn dành cho sa-di tập sự. Thật kính mến thay cố Hòa thượng Pháp sư, người có đủ oai nghi đức hạnh đảm nhận nhiều trọng trách của Tăng đoàn, nhưng vẫn thương tưởng đến hàng hậu học chúng con, vẫn tiếp tục đảm đang lập nên môi trường tốt nhất cho chúng con tu học. Một Pháp viện rộng lớn, Minh Đăng Quang lữ hành Khất sĩ, dù nằm trong phương diện ở thời đại nào, nhưng nếp sống thanh bần thủ đạo luôn là nền tảng quan trọng mà quý ngài luôn nhắc đến. Vì Đạo là con đường trách nhiệm bổn phận oai nghi và đức hạnh, là sống trong một đoàn thể lục hòa đơn sơ giản dị. Chúng con như những đàn ong bay đi tìm mật mới là mùi vị khác nhau nhưng chung vị ngọt và nhất là không trộn lẫn giữa hương vị cuộc đời, là niềm an vui hỷ lạc khi nương tựa vào giáo pháp Như Lai chẳng thể sai, chẳng thể chênh lệch mà hoàn toàn là chơn thiện mỹ.
Trong những ngày qua thời khắc của mỗi giờ tu học, từng hơi thở hòa đều trong buổi ngồi thiền, từng bước chân đi đường khoan thai, từng buổi trưa khi chúng con dùng ngọ. Sự nhẹ nhàng và tỉnh thức như thế, không còn trói buộc của sự vận hành trong tâm trí
“Nhắm mắt lại vẽ nên một bức ảnh
Màu vàng y buông xả từ bi
Thả trôi đi buồn phiền mộng ảo
Ta quay về tự tại là đây”
Dù chỉ một chút trong tư tưởng, dù là một cảm giác thoáng qua nhưng chúng con quý giá biết chừng nào, đêm lại về tiếng chuông vẫn ngân đều như mỗi lúc, Tăng lữ hành cũng đến lúc rời đi, chúng con người xa lạ bỗng trở nên thân thiết,vì cùng chung bến giác giữa đời mê. Sự thật luôn trao đổi, luôn không có một giới hạn nhất định.
LIÊN CHÂU (PĐ2 – GĐ.IV)
Giữa đất trời hoà mình vào trong tiếng chuông chùa ngân vang, không gian và thời gian cũng trở nên lắng đọng cùng nhau, chỉ có con người đang vội vã điều chi mà cứ đua nhau đi tìm một thứ gì hư ảo, những viên sỏi gồ ghề vẫn im lìm nằm trên con đường vô tận. Gió có bao giờ ngừng thổi rồi tạo thành cơn gió đi qua, ta có xót xa tiếc nuối khi nghoảnh mặt lại xem quá khứ đã đi, buồn vui sẽ mất hay một chút ngậm ngùi có bỏ làm ngơ. Sự lạnh lùng của tạo hóa luôn là nền tảng chân thật không bao giờ thay đổi và muốn đổi thay chỉ có chính ở nơi ta.
Vậy thì hãy buông xả hết đi, thả trôi những gì không có ý nghĩa, mà lấy lại sơ tâm ban đầu xuất gia cầu đạo như một ngọn đèn thắp thêm ngàn ngọn nến xóa hết sự mơ hồ bước tiếp lên mục đích cao cả của mỗi hành giả trong mỗi ngày tu học.
Chính vì thế hôm nay, Tăng Ni sinh chúng con về đây Pháp viện Minh Đăng Quang rạng ngời nằm nghiêng mình giữa thành phố, sự oai nghiêm hùng vĩ, linh thiêng như một ngọn núi tỏa bóng mát hương trầm cho muôn loại, nhìn thấy sự hình thành sâu sắc của Pháp viện, chúng con cảm thấy mình thật nhỏ bé trước công ơn cao lớn của quý ngài, của Giáo hội, đã tạo phương tiện điều kiện khai mở khóa tu sáu giáo đoàn dành cho sa-di tập sự. Thật kính mến thay cố Hòa thượng Pháp sư, người có đủ oai nghi đức hạnh đảm nhận nhiều trọng trách của Tăng đoàn, nhưng vẫn thương tưởng đến hàng hậu học chúng con, vẫn tiếp tục đảm đang lập nên môi trường tốt nhất cho chúng con tu học. Một Pháp viện rộng lớn, Minh Đăng Quang lữ hành Khất sĩ, dù nằm trong phương diện ở thời đại nào, nhưng nếp sống thanh bần thủ đạo luôn là nền tảng quan trọng mà quý ngài luôn nhắc đến. Vì Đạo là con đường trách nhiệm bổn phận oai nghi và đức hạnh, là sống trong một đoàn thể lục hòa đơn sơ giản dị. Chúng con như những đàn ong bay đi tìm mật mới là mùi vị khác nhau nhưng chung vị ngọt và nhất là không trộn lẫn giữa hương vị cuộc đời, là niềm an vui hỷ lạc khi nương tựa vào giáo pháp Như Lai chẳng thể sai, chẳng thể chênh lệch mà hoàn toàn là chơn thiện mỹ.
Trong những ngày qua thời khắc của mỗi giờ tu học, từng hơi thở hòa đều trong buổi ngồi thiền, từng bước chân đi đường khoan thai, từng buổi trưa khi chúng con dùng ngọ. Sự nhẹ nhàng và tỉnh thức như thế, không còn trói buộc của sự vận hành trong tâm trí
“Nhắm mắt lại vẽ nên một bức ảnh
Màu vàng y buông xả từ bi
Thả trôi đi buồn phiền mộng ảo
Ta quay về tự tại là đây”
Dù chỉ một chút trong tư tưởng, dù là một cảm giác thoáng qua nhưng chúng con quý giá biết chừng nào, đêm lại về tiếng chuông vẫn ngân đều như mỗi lúc, Tăng lữ hành cũng đến lúc rời đi, chúng con người xa lạ bỗng trở nên thân thiết,vì cùng chung bến giác giữa đời mê. Sự thật luôn trao đổi, luôn không có một giới hạn nhất định.
LIÊN NGÔN (TX. NGỌC LÂM, BR-VT)
Con đã được về Pháp viện nhiều lần để làm công quả như: lễ Vu Lan hằng năm, lễ tang của cố Đại lão Hòa thượng Pháp sư… Nay tại Pháp viện Minh Đăng Quang tổ chức mở khóa tu, được sự cho phép của Sư phụ, con tham dự vào khóa bồi dưỡng đạo hạnh lần thứ 1 của Hệ phái. Được đi học là một phần phước lớn của con chắc đây cũng là thiện duyên từ nhiều kiếp trước, con đủ nhân duyên làm người xuất gia lại được tắm mình trong giáo pháp của Đức Phật.
Đây là lần đầu tiên con được dự khóa tu, nghe nói vào khóa tu rất nghiêm khắc nên con cũng sợ lo lắng và khi nhập chúng con càng sợ hơn khi phải đối diện với nhiều huynh đệ chưa quen mà bản tánh của con thì rụt rè và nhút nhát. Nhưng con cũng lần lần khắc phục được để cùng đại chúng tu học.
Đêm trước khi khai mạc khóa tu. Đại đức thư ký cùng Ban Tổ chức phổ biến nội quy và thời khóa biểu để hội chúng biết làm theo, con rất hoan hỷ.
Khi tiếng kẻng đâu tiên rất sáng sớm thức chúng, con cảm nhận cái buồn ngủ vẫn còn và con muốn ngủ lại, nhưng đó cũng là sự nuông chiều của bản thân, nên cần phải rèn luyện tâm.
Tựu hội trên giảng đường đông đủ, cả đại chúng hòa âm tụng kinh, bài kinh Pháp cú vang lên trong sự trầm bổng của đại chúng nghe ấm áp vô cùng, làm tâm phát khởi tu mạnh mẽ hơn.
Lễ khai mạc được diễn ra trang nghiêm dưới sự chứng minh tham dự của chư Tôn đức lãnh đạo Hệ phái. Quý Hòa thượng dạy rằng: Hạnh Khất sĩ được khoác y vàng vai mang bình bát đất, phải làm hạnh Như Lai, vì chúng con là đệ tử Phật, là ngôi nhà nương tựa cho chúng sanh lễ bái cúng dường ở mai sau.
Giờ độ ngọ, Phật tử sớt bát cúng dường với lòng thành kính. Chúng con được quý Ni sư hướng dẫn đi từng hàng vào thiền đường trong sự chánh niệm thân tâm.
Nhìn hình ảnh Tăng đoàn trang nghiêm y vàng bay phất phới dưới làn gió nhẹ làm tăng thêm oai nghi của người con Khất sĩ. Đại đức thư kí dạy rằng: “Chén cơm vàng ngọc của đàn na nặng như núi Tu di, chúng ta ăn mà không lo tu thì khó tiêu lắm”. Nghe lời dạy mà lòng con xúc động khó tả.
Trong giờ thọ pháp quý Hòa thượng thay phiên nhau giảng giải cho chúng con từng bước một. Hòa thượng Giác Giới dạy tổng quan về Luật nghi Khất sĩ.
Hòa thượng Giác Pháp dạy sa-di tập sự phải làm tròn xong bổn phận hầu Thầy, phải khiêm cung, hòa kính, nhịn nhường đó là nấc thang, là công phu tu tập. ĐĐ. Giác Hoàng dạy hạnh chánh niệm tỉnh thức là năng lượng thông suốt các pháp, vì thân ở đâu thì tâm ở đó sẽ nhận thấy được mọi vật xung quanh ta. Đại đức Minh Điệp dạy ý nghĩa bài kinh Cúng Ngọ. Nghe xong, con cảm thấy được bài kinh mà bấy lâu nay con vẫn đọc hằng ngày vào buổi cơm trưa rất thuộc nhưng con không hiểu được ý nghĩa cao đẹp, sự hòa hợp thân ái mà đã bao đời qua Tổ sư đã truyền lại, một sự gắn kết chặt chẽ giữa những người Khất sĩ ở các miền khác nhau nhưng khi tụng đọc thì các vị ấy cũng đều tụng theo như một thể là muôn người như một đang tụng vậy. Dùng cơm trong sự tỉnh thức từng muỗng cơm để biết được sự vận hành của tâm mình, đây cũng là phương pháp tu tập để theo dõi cái tâm.
ĐĐ. Minh Viên chia sẻ những kinh nghiệm trong sự tu học của mình. ĐĐ. Minh Khải giảng giải về sáu chữ “Nên tập sống chung tu học” mà Ban Tổ chức đã treo ở giảng đường. TT. Giác Tây dạy cho chúng con về bài “Kệ Giới”, những giới luật mà chư Phật đã dạy và ví dụ về những lợi ích của biển cho hàng đệ tử dễ hiểu. HT. Giác Toàn dạy cho chúng con về Chơn lí của Tổ sư thông qua bài “Khất sĩ”.
Ôi! Giáo lí của chư Phật, chư Tổ sao mà thâm sâu vi diệu quá. Chúng con nhờ ân đức của các Ngài đã giảng giải cho chúng con hiểu biết rộng hơn. Oai nghi đức hạnh được tăng trưởng, bồ-đề tâm được tưới tẩm trong dòng sữa pháp ngọt ngào của chư Tôn đức. Con xin tri ơn ân đức chư Phật ba đời và Tổ sư đã khai sáng ra con đường chánh đạo, cao cả. Con xin tri ơn các bậc Thầy đã dìu dắt chúng con phần oai nghi đạo hạnh để xứng đáng là Thích tử của Như Lai.
Bảy ngày trôi qua rất nhanh, những vui buồn rồi cũng tan theo năm tháng, chỉ còn đọng lại trong con Pháp bảo mà chư Tôn đức đã truyền trao.
HOÀI NIỆM KHÓA TU
Ngây thơ con bước vào chùa,
Không lo, không sợ sống đời Ni cô.
Bài đầu con học, con tu,
Là hai thời khóa công phu sớm chiều.
Hai năm rồi lại ba năm,
Hôm nay lại được về thăm Phật đường.
Lần đầu bồi dưỡng khóa tu,
Đạo hạnh Khất sĩ cho hàng hậu lai.
Kinh khuya, sáng học, tối thiền,
Hân hoan một thoáng bâng khuâng một tuần.
Ngày đầu ổn định chia ban,
Ngày hai được học những câu răn lòng.
Ngày ba Chơn lý Tổ sư,
Sáng chiều đều phải ưu tư học hành.
Sáng nay ngày sáu bâng khuâng,
Thế là sắp hết bảy ngày chuyên tu.
Ân thâm dạy dỗ quý Ngài,
Lòng con ghi khắc suốt đời không quên.
Tiến tu mong được đáp đền,
Tứ ân phải trả không thông phụ lòng.
LIÊN THƠ (TX. NGỌC ĐỨC)
Con rất lấy làm hạnh phúc khi được tham gia khoá “Bồi dưỡng đạo hạnh” dành cho sa-di, sa-di-ni và tập sự nam nữ. Một tuần lễ không quá dài và cũng không ngắn. Một ngày trôi qua là những bài pháp vô cùng quý báu đối với mỗi hành giả chúng con. Đó cũng là những hành trang để cho chúng con luôn mang theo trên lộ trình phía trước. Chỉ còn vài giờ nữa thôi thì mỗi hành giả chúng con phải về lại trú xứ của mình, con không biết nói gì hơn trong giờ phút chia tay chư huynh đệ mà chỉ biết mượn những vần thơ để nói lên nỗi lòng của con qua những ngày tu học. Bài thơ có tựa là:
Bài học đầu tiên
Khoá tu đạo hạnh diễn ra
Ở ngôi Pháp viện là nhà tu chung
Lần đầu kết hợp lại cùng
Sáu đoàn một thể là chung cội nguồn
Đầu tròn chân đất áo vuông
Cũng là con Phật một khuôn nắn thành
Bảy ngày trôi thật quá nhanh
Làm con muốn cố níu dành thời gian
Nếu không có luật tuần hoàn
Thì giờ con được ngồi bàn nghe kinh
Nghe thầy chỉ dạy tận tình
Nào là khất thực trì bình hóa duyên
Nhận cơm tín thí mọi miền
Phải nên tưởng nhớ đồng tiền đàn na
Người đời cực khổ bôn ba
Làm ra vật chất để mà cúng dâng
Khi ăn phải niệm hồng ân
Từ bi che chở kẻ gần người xa
Sư ông khuyên nhắc thật thà
Khi ngồi tĩnh tọa đừng mà ngủ say
Ta ngồi lưng thẳng đầu ngay
Ngồi để hồi tưởng một ngày trôi qua
Quán tưởng thấy rõ tâm ta
Hay buồn hay giận vạy tà sân si
Ai mà phát khởi lên thì
Phải nên đoạn diệt mỗi khi ngồi thiền
Oai nghi đi đứng trang nghiêm
Khi ăn lúc nói phải kiềm chế tâm
Đi thì tâm phải niệm thầm
Sanh vật bé nhỏ đang nằm dưới chân
Lỡ như có chết bỏ thân
Cầu cho cảnh Phật sẽ gần kề sang
Chân đi bước phải nhịp nhàng
Còn khi lúc đứng hàng hàng thẳng nhau
Đứng theo thứ lớp trước sau
Đứng cho ngay thẳng khi vào khóa tu
Mỗi ngày chấp tác công phu
Siêng năng tinh tấn phước chu viên thành
Chúng con khất sĩ lữ hành
Nghiêm trì giới luật thực hành tinh chuyên
Giáo thọ dạy dỗ nhủ khuyên
Sa-di còn nhỏ phước duyên chưa đầy
Vậy nên phải biết hầu thầy
Lúc đem cơm nước phải bày kính dâng
Chúng con xét thấy bản thân
Phát nguyện sửa đổi lỗi lầm đã sai
Giờ đây quỳ trước Phật đài
Từ bi gia hộ quý ngài sống lâu
Để cho thế hệ về sau
Có thuyền Bát-nhã nương nhau qua bờ
Chúng con tuổi trẻ sơ cơ
Nhờ có học pháp bây giờ mở khai
Nguyện rằng tất cả ai ai
Phải nên nắm vững tương lai cho mình
Mai này độ tiếp chúng sinh
Về miền an lạc tâm minh quả tròn.
LIÊN THUẬN (GĐ.I)
Hôm nay, con được về ngôi đạo tràng Pháp viện Minh Đăng Quang để tham dự khoá “Bồi dưỡng đạo hạnh” dành cho Sa-di, tập sự lần thứ nhất. Con rất vui vì được chư Tôn đức giáo phẩm của hệ phái đã tạo điều kiện cho hàng hậu học chúng con được trở về tham dự khoá tu chung của 6 giáo đoàn.
Trong những ngày đầu, chư Tôn đức đã ân cần nhắc nhở, sách tấn đại chúng về đường lối tu tập, đặc biệt là giáo lý Khất sĩ mà đức Tổ sư Minh Đăng Quang đã sáng lập ra và truyền thừa cho đến ngày nay.
Những ngày đầu chưa quen với thời khoá tu học con không được tinh tấn lắm. Qua ngày thứ hai, con chú ý lắng nghe chư Tôn đức chỉ dạy cho con, để con được học pháp tinh tấn hơn.
Tuy thời khoá tu học có hơi khít khao đối với tập sự và Sa-di nhưng chúng con rất hoan hỷ hành theo. Đúng 4 giờ sáng, đại chúng đồng nhau lên tụng kinh và ngồi thiền. Trong giờ hành thiền, chư Đại đức trong ban quản chúng đã ân cần nhắc nhở đại chúng về sự lợi ích của sự tu thiền khi ngồi thiền. Quý ngài hướng dẫn đại chúng nên tập ngồi kiết già lưng thẳng, an trú chánh niệm tỉnh giác trước mặt, theo dõi hơi thở của mình. Hơi thở vô, ra biết hơi thở vô, ra; thở vô dài, ngắn biết thở vô dài, ngắn. Sau những buổi hành thiền tâm con rất an lạc. Sau hai thời khoá công phu đến giờ học pháp, chư tôn Hòa thượng, Thượng tọa, Đại đức đã hết lòng chia sẻ những kinh nghiệm quý báu cho chúng con về nền tảng giáo lý. Đặc biệt, những bài học “Chơn Lý”, “Luật nghi Khất sĩ” trong những buổi học pháp con tâm đắc nhất là “Bài học Khất sĩ” và “Bài học sa-di” do Hòa thượng Ngọc Viên giảng. Hòa thượng dạy sa-di phải biết “trọn lễ hầu thầy và phải tham thiền có ấn chứng”, sa-di hầu thầy là để trau tâm.
Hoà thượng viện chủ Pháp viện Minh Đăng Quang dạy về Chơn Lý “Khất sĩ”. Hoà thượng dạy: “Khất sĩ là chơn lý võ trụ. Đạo Khất sĩ là chơn lý võ trụ. Kẻ hành đúng thì thành Phật, kẻ hành trật thì thành ma. Người Khất sĩ có ba phép tu vắn tắt đó là Giới, Định, Tuệ”.
Sau những buổi học pháp đến giờ cúng ngọ và độ cơm, Thượng tọa và ban quản chúng đã nhiều lần nhắc nhở đại chúng trong khi ăn phải giữ chánh niệm nhất là khi mở hộp cơm ra phải nhẹ nhàng và chậm rãi trong mọi oai nghi, múc gì độ cái đó không được lựa chọn món ăn. Đến năm giờ chiều, ban quản chúng dạy chúng con lên trả bài “Luật nghi Khất sĩ”. Mỗi khi nghe trả bài con rất run vì ở tại trú xứ khi nào đến thọ giới con mới chịu học bài. Mỗi khi thấy các huynh đệ trả bài Chơn lý con rất ngưỡng mộ, con tự hứa với mình sau khi trở về trú xứ con sẽ cố gắng tinh tấn tu học nhiều hơn để không có phụ tấm lòng của chư Tôn đức dày công dạy dỗ, thật là:
Ân giáo dưỡng một đời nên huệ mạng
Nghĩa ân sư muôn kiếp khó đáp đền.
Sau những thời khóa tu học, buổi tối đến giờ sám hối, để đại chúng kiểm điểm trong một ngày “sống chung tu học”. Con rất xúc động và cảm kích ban quản chúng đã từ bi chỉ dạy cho chúng con những lỗi lầm từ nhỏ đến lớn, từ vô ý hay cố ý. Vì tiền đồ của Phật pháp, các ngài đã hết lòng chỉ dạy chúng con giờ sám hối là một bài pháp sinh động nhất đối với con, để chúng con tu tập tốt hơn.
Cuối lời, con xin kính chúc Hòa thượng, Thượng tọa, Đại đức và toàn thể đại chúng được dồi dào sức khoẻ, vô lượng an lạc, vô lượng cát tường.
MỸ KHƯU (TX. NGỌC NGÔN, GĐ.III)
Hôm nay, con được về ngôi đạo tràng Pháp viện Minh Đăng Quang để tham dự khoá “Bồi dưỡng đạo hạnh” dành cho Sa-di, tập sự lần thứ nhất. Con rất vui vì được chư Tôn đức giáo phẩm của hệ phái đã tạo điều kiện cho hàng hậu học chúng con được trở về tham dự khoá tu chung của 6 giáo đoàn.
Trong những ngày đầu, chư Tôn đức đã ân cần nhắc nhở, sách tấn đại chúng về đường lối tu tập, đặc biệt là giáo lý Khất sĩ mà đức Tổ sư Minh Đăng Quang đã sáng lập ra và truyền thừa cho đến ngày nay.
Những ngày đầu chưa quen với thời khoá tu học con không được tinh tấn lắm. Qua ngày thứ hai, con chú ý lắng nghe chư Tôn đức chỉ dạy cho con, để con được học pháp tinh tấn hơn.
Tuy thời khoá tu học có hơi khít khao đối với tập sự và Sa-di nhưng chúng con rất hoan hỷ hành theo. Đúng 4 giờ sáng, đại chúng đồng nhau lên tụng kinh và ngồi thiền. Trong giờ hành thiền, chư Đại đức trong ban quản chúng đã ân cần nhắc nhở đại chúng về sự lợi ích của sự tu thiền khi ngồi thiền. Quý ngài hướng dẫn đại chúng nên tập ngồi kiết già lưng thẳng, an trú chánh niệm tỉnh giác trước mặt, theo dõi hơi thở của mình. Hơi thở vô, ra biết hơi thở vô, ra; thở vô dài, ngắn biết thở vô dài, ngắn. Sau những buổi hành thiền tâm con rất an lạc. Sau hai thời khoá công phu đến giờ học pháp, chư tôn Hòa thượng, Thượng tọa, Đại đức đã hết lòng chia sẻ những kinh nghiệm quý báu cho chúng con về nền tảng giáo lý. Đặc biệt, những bài học “Chơn Lý”, “Luật nghi Khất sĩ” trong những buổi học pháp con tâm đắc nhất là “Bài học Khất sĩ” và “Bài học sa-di” do Hòa thượng Ngọc Viên giảng. Hòa thượng dạy sa-di phải biết “trọn lễ hầu thầy và phải tham thiền có ấn chứng”, sa-di hầu thầy là để trau tâm.
Hoà thượng viện chủ Pháp viện Minh Đăng Quang dạy về Chơn Lý “Khất sĩ”. Hoà thượng dạy: “Khất sĩ là chơn lý võ trụ. Đạo Khất sĩ là chơn lý võ trụ. Kẻ hành đúng thì thành Phật, kẻ hành trật thì thành ma. Người Khất sĩ có ba phép tu vắn tắt đó là Giới, Định, Tuệ”.
Sau những buổi học pháp đến giờ cúng ngọ và độ cơm, Thượng tọa và ban quản chúng đã nhiều lần nhắc nhở đại chúng trong khi ăn phải giữ chánh niệm nhất là khi mở hộp cơm ra phải nhẹ nhàng và chậm rãi trong mọi oai nghi, múc gì độ cái đó không được lựa chọn món ăn. Đến năm giờ chiều, ban quản chúng dạy chúng con lên trả bài “Luật nghi Khất sĩ”. Mỗi khi nghe trả bài con rất run vì ở tại trú xứ khi nào đến thọ giới con mới chịu học bài. Mỗi khi thấy các huynh đệ trả bài Chơn lý con rất ngưỡng mộ, con tự hứa với mình sau khi trở về trú xứ con sẽ cố gắng tinh tấn tu học nhiều hơn để không có phụ tấm lòng của chư Tôn đức dày công dạy dỗ, thật là:
Ân giáo dưỡng một đời nên huệ mạng
Nghĩa ân sư muôn kiếp khó đáp đền.
Sau những thời khóa tu học, buổi tối đến giờ sám hối, để đại chúng kiểm điểm trong một ngày “sống chung tu học”. Con rất xúc động và cảm kích ban quản chúng đã từ bi chỉ dạy cho chúng con những lỗi lầm từ nhỏ đến lớn, từ vô ý hay cố ý. Vì tiền đồ của Phật pháp, các ngài đã hết lòng chỉ dạy chúng con giờ sám hối là một bài pháp sinh động nhất đối với con, để chúng con tu tập tốt hơn.
Cuối lời, con xin kính chúc Hòa thượng, Thượng tọa, Đại đức và toàn thể đại chúng được dồi dào sức khoẻ, vô lượng an lạc, vô lượng cát tường.
Các bài viết liên quan
- Pháp lạc từ lớp học 5 giờ sáng - Thứ Bảy, 16:31 05-08-2023 - xem: 640 lần
- Cảm xúc Tình nguyện viên Vu Lan 2022 của một bạn trẻ - Thứ Tư, 08:02 17-08-2022 - xem: 2152 lần
- Việt Nam tôi đó! - Thứ Hai, 18:55 30-08-2021 - xem: 3915 lần
- Những tiếng lòng mùa dịch - Thứ Hai, 18:51 30-08-2021 - xem: 3909 lần
- Tìm một con đường - Tìm một lối đi - Thứ Ba, 15:42 10-08-2021 - xem: 3715 lần
- Tâm tình sẻ chia “An yên giữa đại dịch” - Thứ Bảy, 17:39 07-08-2021 - xem: 3642 lần
- Dư âm - Thứ Bảy, 17:17 07-08-2021 - xem: 3510 lần
- Khóa tu giữa những ngày giông bão - Thứ Sáu, 12:01 06-08-2021 - xem: 3737 lần
- Nẻo về bình an mùa đại dịch - Thứ Ba, 23:10 20-07-2021 - xem: 4185 lần
- Đạo nghĩa thầy trò qua lời Tổ dạy - Chủ Nhật, 20:46 28-02-2021 - xem: 4833 lần
- Cảm niệm về chuyến chiêm bái thắng tích Phật giáo miền Bắc của Khoa Đào Tạo Từ Xa - Chủ Nhật, 10:45 10-01-2021 - xem: 3599 lần
- Hành trình trên đất Bắc - Thứ Năm, 08:37 07-01-2021 - xem: 4762 lần