Just do it ! - Chỉ làm vậy thôi
- Ajahn Jayasaro; Pháp Viên (dịch)
- | Thứ Sáu, 22:16 28-07-2017
- | Lượt xem: 31982
…Dù đang học thiền hay tập tành đạp xe, vấn đề lớn nhất ở đây chỉ đơn giản là thực hành nó bằng cả sự nhiệt tâm và nỗ lực chứ không phải là học tốt đến mức nào hay có thể đạp xe đi được quãng đường bao xa.
Tôi nhớ đa phần những điều Ngài Ajahn Chah dạy chẳng có gì quá cao xa. Chúng chẳng bao giờ là những điều mà ta chưa từng nghe qua, hoặc điều khiến chúng ta phải ồ lên rằng:“Wow, toàn những bí ngôn mật ngữ của Phật pháp, nếu không vào tận rừng sâu như vầy, chắc cả đời này ta chẳng có bao giờ có cơ duyên lãnh hội để mở tríkhai tâm”. Tuy nhiên, vượt xa ngôn từ bình dị, lời N gài dạy có công năng thức tỉnh rất lớn; giống như những điều ấy chúng ta chỉ mới nghe lần đầu, trong khi thực tế chúng được N gài diễn đạt bằng ngôn ngữ thông thường và hết sức quen thuộc. Thường là vậy, Ngài luôn dạy bằng những câu từ giản đơn nhưng chúng lại tác động rất mãnh liệt đến tâm thức người nghe bởi sự giao cảm, lòng chân thành và sự nhiệt tâm hàm chứa trong từng lời. Thế nên, Ngài có khả năng thắp lửa tâm linh cho bất kỳ ai hữu duyên tương ngộ.
Bằng sự hiện diện, từ trường cùng những ví dụ trong lời giảng của Ngài, ta cảm giác có một sự thô i thúc và khát khao (chanda) mãnh liệt để thực hành giáo pháp. Ở đây, không rõ bao nhiêu trong số các vị quen với từ này rồi, nhưng đây là một từ thiết yếu cần được hiểu. Cách diễn đạt lời Phật dạy của p hươngTây thường đưa đến sự hiểu lầm rằng sở dĩ khổ não sanh khởi là do lòng dục, thế nên đừng nên khởi dục nhiễm, tham đắm với bất kỳ thứ gì cả. Nhưng thực tế, đức Phật nói đến hai loại dục: một loại sanh khởi do sự ảo tưởng và vô minh được gọi là “tanha”; loại còn lại là “chanda”, xuất phát từ sự nhận thức có tuệ giác gọi là thiện dục (kusala chanda) hay pháp dục (dhamma chanda) hoặc chỉ đơn giản là dục. “Chanda” chứa đựng nhiều tầng nghĩa nhưng ở đây tôi dùng nó để nói đến sự ham muốn và khát khao một cách có hiểu biết và trí tuệ, điều đức Phật đã nhấn mạnh là căn bản nhất cho bất kỳ tiến trì tu tập nào của con đường Thánh t ám ngành.
Trong Tứ thần túc hay Tứ n hư ý túc thì “chanda”là yếu tố đứng đầu. Nhờ sự có mặt của “chanda”mà sự nỗ lực, hay tinh tấn sinh khởi. Tinh tấn xét ở nhiều phương diện là đặc tính của toàn thể giáo pháp Phật-đà. Thực tế, đức Phật thích những lời dạy của mình được gọi là Viriyavada (giáo lý/lời dạy về sự tinh cần) hơn là Theravada (giáo lý/lời dạy từ những bậc Trưởng lão). Bởi vì Ngài dạy về tinh tấn, nội dung lời dạy đề cập không gì ngoài tinh tấn, tinh tấn có thể được khởi phát, tinh tấn nên được khởi phát và tinh tấn là điều thiết yếu cho từng bước trên thanh tịnh đạo lộ.
Hồi Ngài Ajahn Chah còn sống tại Wat Pah Pong, tôi thấy Ngài có thể tạo xung quanh mình một từ trường “chanda” và còn có thể đưa chúng len l ỏ i vào tận trong tâm của những đệ tử nữa. Đặc tính dễ nhận thấy của “chanda”, đó là nó trái ngược hoàn toàn với những bất thiện tâm như dục ái và tham (tanha). Trong khi đó, một trong những điểm phân biệt giữa hai phạm trù này đó là “tanha” chỉ chú trọng đến kết quả của hành động, còn “chanda” lại tập trung vào hành động đang được diễn tiến là gì. Thế nên, “tanha” muốn có được, muốn là thế này, thế nọ, muốn trở thành, muốn phá hoại, muốn được tách lìa khỏi cái gì đó. Còn “chanda” chỉ một việc, đó là muốn làm, muốn hành động, vậy thôi. Nhớ lại hồi ấy, mỗi khi xong thời kinh tối, Ngài Ajahn Chah thường bảo :“Đã tới giờ cốc ai nấy về, nhóm lửa tinh tấn” . Chứ Ngài không bảo :“Về cốc hành thiền đi” . Thế cho nên việc thực tập của chúng tôi được hiểu đúng nghĩa là tinh tấn, thứ quan trọng nhất không gì khác hơn đó là khởi phát tinh tấn. Sự nhiệt thành và lòng hứng khởi để tu tập như vậy được phát xuất từ “chanda”.
Tôi hiếm khi hướng dẫn thiền sinh phươngTây, nhưng ở Thái có một tình trạng chung giữa các Phật tử thiền sinh đó là họ hành thiền để có được sự an tịnh (đắc định). Khi ai đó hành thiền nhưng lại không trở nên an tịnh (định tâm được), hoặc không thành tựu được sự an tịnh (định), điều mà họ đã nghĩ rằng họ nên đạt được, họ trở nên thất vọng và nản chí, thậm chí còn cho rằng mình không có đủ năng lực tâm linh. Trên nhiều phương diện, chúng ta có thể nói rằng, việc theo đuổi con đường tự nó chính là thành quả; đây là điều mà tôi thấy bản thân mình nói đến rất nhiều. Để so sánh, khibảo một đứa bé học đi, b ạn có thể bảo :“Sao, ngày nay cô bé đi được tới đâu? Đi được bao xa?” Nhưng vấn đề không phải ở đây là c ô bé ấy không phải đứng dậy, bước tới, ngã nhào rồi lại đứng dậy chỉ để đến một nơi nào cả. Cô bé đâu có thất bại , bởi vì cô ấy đâu có hướng đến một nơi cố định nào. Tương tự thế, nếu anh học lái xe đạp, cũng đâu quan trọng cụ thể là anh phải lái đến đâu. Câu hỏi đặt ra là anh có giữ anh thăng bằng trên chiếc xe hay không? Anh có điều khiển chiếc xe được không? Anh có lái nó được không? Chứ mục đích không phải là lái xe đến một đích đến cụ thể nào.
Tôi gợi ý rằng chúng ta hãy liên tưởng đến việc hành thiền cũng tương tự thế. Chúng ta bảo: “Chúng ta đang khởi phát tinh tấn để làm gì?” Vâng, chúng ta làm vậy để người khác biết cách phát khởi tinh tấn một cách phù hợp nhất và hữu hiệu nhất, cho dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào và trở ngại ra sao. Và mục tiêu được nhấn mạnh ở đây chính là khả năng làm cho ngọn lửa tinh tấn, nỗ lực trong bạn được thắp lên và duy trì liên tục. Điều này không có nghĩa là không quan tâm đến sự an tịnh, hay định. Nhưng định tự nó sẽ có mặt, là thành quả tự nhiên, tất yếu của sự tinh cần đúng mức, tận lực, kiên trì và trí tuệ.
Trong công việc, nhiều người nghĩ rằng để lãnh được đồng lương vào cuối tuần hay hết tháng thì phải cắn răng làm cho xong trọng trách hay nhiệm vụ được giao. Điều này dễ dẫn đến nhiều bực dọc, muộn phiền trong công việc . Nếu xem công việc là thứ phải làm để xong, điều này có thể sẽ trở thành nguyên nhân cho sự cẩu thả, thậm chí tắc trách và gian dối. Còn n ếu có cách khả dĩ nào để hoàn tất công việc, tại sao chúng ta không làm? Thay vì hoàn tất công việc theo kiểu kia, bạn hãy hướng tư tưởng của mình chỉ tập trung vào công việc và không hề bận tâm mong nghĩ đến sự sung sướng, hạnh phúc là sẽ được lãnh lương. Điều này không có nghĩa là chỉ làm vìquan tâm đến lương, vì thực tế bạn vẫn sẽ nhận được lương mà. Điểm khác biệt ở đây là không để chuyện lương bổng nằm hoài trong tâm trí bạn mà thôi. Điều này cũng là một thái độ cần có khi hành thiền. Cũng tương tự vậy, không thể nghĩ rằng :“Ồ, tôi đã hành thiền từ lâu lắm rồi mà vẫn chưa chứng cái này, đắc cái kia hay ngộ cái nọ…” Câu hỏi đặt ra ở đây là, phải chăng bạn là người biết cách khởi phát chánh tinh tấn? Bạn có biết tìm thấy niềm vui và sự hứng khởi trong việc khởi phát tinh tấn chăng?
Đối với trẻ em, những sự ưu tiên được hiểu như là một đạo đức vô điều kiện. Đối với một đứa trẻ, hoàn toàn có thể cho rằng, “bởi vì con thích làm như vậy, nên con sẽ làm như vậy” hoặc “con không nên làm thế kia bởi vì con đâu có thích làm như thế” . Người lớn chúng ta thường bao biện rằng chúng ta là người trưởng thành nhưng thực tế chúng ta cũng thường suy nghĩ theo kiểu như vậy. Chúng ta thích những điều gì đó trước rồi mới đi tìm những lời giải thích cho lý do tại sao , trong khi chúng ta không đủ thật thà để nhận ra rằng cảm giác thích hoặc không thích đi đầu , còn những lý do của nó xuất hiện theo sau. Một quan sát hết sức đơn giản cho thấy rằng , có những thứ chúng ta thực sự yêu thích mang đến sự tổn hại trong thời gian dài; chúng có thể gia hại đến tự thân và người khác. Tương tự như thế, có những thứ mà ta không thích có thể mang lại lợi lạc và hạnh phúctrong một thời gian dài. Thế nên, chúng ta không thể cho rằng cảm giác thích hay không thích là một biểu hiện đầy đủ và đáng tin cậy để cho ta dù là nên tốn thời giờ làm một việc gì đó, kết giao với ai đó hoặc liên tưởng đến thứ gì đó hay không.
Vậy điều chúng ta đang học được từ thiền đó là khả năng dừng lại, quan sát và không bị cuốn theo những cảm thọ thoáng chốc của ưaghét. Chúng ta đang học cách để phát khởi tinh tấn. Trong những lời dạy của ngài Ajahn Chah có một câu thế này : “Khi bạn cảm thấy siêng năng, hăng hái hành thiền và khi bạn cảm giác trây lười với nó, bạn hãy ghi nhận những dòng suy nghĩ này, nhưng đừng cho chúng quyền quyết định đến sự tinh tấn của bạn ”.
Như tôi đã đề cập, khả năng khởi phát tinh tấn tùy thuộc rất nhiều vào “chanda”. Khi bạn bắt đầu bất cứ thời thiền nào, việc nhận thấy không phải “chanda”lúc nào cũng luôn có mặt là điều quan trọng. Ngay cả chư Tăng Ni cũng vậy, những người dành trọn đời mình để tu hành , cảm giác của “chanda” cũng dao động. Nếu bạn thiếu hứng khởi và “chanda” để hành thiền , việc hành thiền của bạn sẽ nhanh chóng đình trệ hoặc như cỗ xe bị mắc lầy. Đây là vấn đề nghiêm trọng bạn phải đối mặt. Đó là lý do tại sao tôi nghĩ rằng kiểm tra lại cảm hứng tu tập trước khi hành thiền là một việc làm vô cùng cần thiết và nếu lỡ như thiếu “chanda” bạn cần phải có tâm lý sẵn sàng dành thời gian để trưởng dưỡng , làm tăng trưởng thêm năng lượng của nó trong bạn. Càng luyện tập, trau dồi tự thân bao nhiêu, việc trưởng dưỡng “chanda” càng trở nên thuần thục trong bạn bấy nhiêu, để rồi việc làm này ngày càng trở nên dễ dàng với bạn hơn cho đến khi nó trở thành một cơ chế hoạt động tự nhiên.
Một trong những cách đơn giản nhất để làm tăng trưởng “chanda” là tư duy về hai đối tượng. Đầu tiên đó là khổ đau, thứ vốn dĩ xuất hiện do thiếu chánh niệm, an tịnh và trí tuệ. Chúng ta có thể ngược thời gian du hành về những vùng ký ức, hay lật lại những trang nhật ký cuộc đời, những thứ đã mang đến cho ta muôn vàn nỗi đau nhức nhố i hay đem đến cho người lắmmối khổ sầu, và nhận ra tường tận những kết quả của chúng, đó là thiếu tỉnh giác, chánh niệm, và phòng hộ. Chúng ta cũng có thể gợi nhớ về những trải nghiệm của những người mà ta biết và những tác động cụ thể từ trải nghiệm đó như thế nào.
Cách thứ hai là dùng tưởng của mình để suy nghĩ về tất cả sự an lạc xuất phát từ chánh niệm, nội tĩnh, trí tuệ và từ bi. Chúng ta có thể tự gợi lại trong tâm trí của mình hình ảnh của những bậc cao Tăng, những vị danh Ni hay những bậc đạo sư mà ta hằng kính ngưỡng và sự ngưỡng vọng của ta đối với sự an bình, tĩnh tại, đức độ, từ mẫn và trí tuệ của các vị ấy như thế nào. Chúng ta có thể tự dặn lòng mình rằng, các vị ấy vốn dĩ đâu phải thiên bẩm sở hữu những phẩm tánh và đức hạnh ấy, đâu phải các ngài từ khi mới sinh ra đã là những bậc như vậy đâu; mà đúng hơn những phẩm hạnh ấy sở dĩ được biểu hiện nơi các ngài là nhờ một quá trình tinh cần tu tập, chuyển hóa để rồi các vị ấy trở thành hiện thân của sự thiện, mỹ và tôn quý. Và cũng người trần mắt thịt như ai ai, các ngài có thể tu tập trở thành những bậc như thế thì chúng ta cũng hoàn toàn có thể tu tập trở thành được như vậy. Được sanh ra làm người, chúng ta vốn sẵn có trong mình khả năng làm hiển lộ những phẩm chất cao quý và phải cố gắng hết sức để hiện lộ chúng.
Có rất nhiều phương pháp cho việc tư duy về tác hại và khổ đau do vụng tu và thiếu đào luyện tâm. Tương tự vậy, ta cũng có thể tư duy về lợi ích và niềm hỷ lạc của một tâm thức được tu tập và trau dồi. Nhờ tư duy như thế càng nhiều, việc tu tập càng trở nên thuần thục và tiến trình chuyển hoá càng trở nên nhanh hơn. Điều quan trọng ở đây là chúng ta nhận thấy rằng,để trang bị cho tâm có đủ sự vững vàng, nhất hướng, có thể áp dụng những pháp môn hành thiền, đòi hỏi ở năng lực “chanda”. Nếu chúng ta không chú ý hoặc lao ngay vào thực tập trong khi tâm chúng ta vẫn chưa thật sự sẵn sàng, kết quả chúng ta có được sẽ là tâm trạng chán nản , điều dễ dàng dẫn đến việc chúng ta mãi gi ậm chân tại chỗ trên bước đường tu đạo.
Ngài Ajahn Chah truyền năng lượng “chanda” đến đệ tử của Ngài một cách vô điều kiện. Nhưng đồng thời, không giống nhiều vị thầy khác, N gài không lấy làm hoan hỷ với sự sùng bái từ đệ tửN gài. Ngài chẳng bao giờ dính mắc với những điều đó cả. Thật vậy, nếu N gài thấy một vị sư nào bắt đầu quá sùng bái Ngài, dán chặt tâm thức nơi N gài, lúc bấy giờ thường vị đó hoặc là từ bỏ cái tật đó hoặc là sẽ bị ra khỏi tầm mắt N gài đến cả hàng trăm dặm, trong khoảng cả năm trời. Mặc dù tận đáy lòng , N gài luôn cảm nhận được sự trìu mến của những người đệ tử dành cho mình nhưng điều đó không có nghĩa là sự trìu mến của họ đối với N gài lúc nào cũng có cơ hội bộc lộ. Ngài không phải là người thầy chỉ muốn giữ những đệ tử thân tín bên mình và ngập trong cảm giác được thương mến, kính quý từ học trò, hoàn toàn không bao giờ như thế. Một trong những đặc điểm quan trọng của pháp hành mà Ngài thường hướng dẫn, đó là dù lời dạy đó là gì ,Ngài cũng sẽ hướng tất cả chúng tập trung vào Tứ Thánh đ ế, không phải bằng lý thuyết suông mà bằng kinh nghiệm thực chứng. Mặc dù sống đời xuất gia, ai cũng chấp nhận ngược dòng tục luỵ nhưng trong tu tập rất ít hành giả có thể làm được điều kể trên sao cho hợp với thiền môn quy củ, mà thường là trở nên khổ hạnh thái quá hoặc dụng công quá đà hay thậm chí trở nên dị thường. Hoặc một số khác, các vị dõng m ãnh tinh tấn trong một thời gian ngắn, sau đó lại d ể duôi rồi cảm thấy hối lỗi. Tiếp theo đó, một lần nữa, họ lại cố gắng dụng công ngược lại với lần trước, cũng khắc kỷ tu tập một thời gian nhưng rồi cũng lại không duy trì lâu dài được lối tu tập ấy.
Sự bất lực để có thể dõng mãnh vượt qua dòng chảy ái dục, đặc biệt là giai đoạn đầu tu tập là một chướng ngại vô cùng to lớn nhưng là thứ bắt buộc phải vượt qua. Thế nên ngài Ajahn Chah xây dựng tu viện và thiết lập đời sống tu tập ở đây giống như tạo một sự cọ xát liên tục với những điều bạn thích và không thích và kèm theo đó là một số khó khăn và bất tiện đủ để thôi thúc bạn nhận diện được khổ và tìm ra nguồn gốc của nó. Ngài thường hay nói với chúng tôi rằng, là một nhà sư , các con có thể đoạn trừ được rất nhiều phiền toái, nhưng các con không thể loại trừ tất cả những phiền toái.
Ăn uống, ngủ nghỉ và chuyện trò là ba thứ mà người xuất gia vẫn có thể còn dính mắc, và các con phải thường coi chừng nó. Ngài dạy: “Đừng ăn tham, đừng ngủ kỹ, đừng nói nhiều”, bởi đối với đời xuất gia ăn, nói và ngủ là những nguy cơ để d ể duôi, giả i đãi xuất hiện. Ngài sẽ không bao giờ để bạn có cơ hội ngủ, ăn hay chuyện trò như ý muốn, đơn giản , bởi vì như thế bạn có cơ hội thấy được tâm ham thích với những thứ d ể duôi và sự giải đãi đó. Đây không phải là một lối tu hành khắc nghiệt, nhưng là một trong những pháp tu mà bạn sẽ phải thốt lên rằn g:“Vâng, con đang khổ quá” . “Tại sao ư? Tại vì tham. Tại vì con muốn cái này hoặc con muốn cái con không có, hoặc con có cái mà con không muốn”. Đây chính là giá trị của việc bước vào cửa đạo và sống đời xuất gia, đồng hành c ù ng những pháp lữ, là thiện hữu tri thức sẵn lòng giúp đỡ và truyền năng lượng lành cho nhau. Chúng ta có cảm giác đi ngược dòng đời, nhưng chỉ một chút nào đó thôi chứ không quá nhiều để rồi trở nên dị thường hay không thể kham nổi mà chỉ vượt ngoài đời sống tiện nghi chút xíu nào đó. Để rồi cũng từ chính nơi đây, những bước chân sơ cơ bắt đầu hướng dần về với đạo.
Nếu bạn nghĩ rằng thiền bị giới hạn trong một tư thế nhất định cụ thể nào đó, điều đó có thể trở nên rất nhàm chán. Vậy rồi, việc tu tập ngày nay của chúng ta như thế nào ? Vâng, việc tu của chúng mỗi ngày dù là một mình, với gia đình, tại công sở chỉ đơn giản là chăm sóc cho tâm và bảo vệ nó tốt nhất có thể. Đây là lý do tại sao tôi khuyến khích các bạn tu tập theo như lời Phật dạy về Tứ Chánh c ần. Đầu tiên, chúng ta tu tập để ngăn ngừa sự sanh khởi của những ác, bất thiện pháp chưa sanh. Thứ hai, chúng ta tinh tấn nhằm khéo léo làm giảm thiểu, dứt trừ những ác, bất thiện pháp đã sanh. Việc thứ ba đó là tìm cách làm cho các thiện pháp chưa sinh được nảy sinh và hiển lộ trong tâm thức. Cuối cùng, chúng ta không chỉ vừa lòng với những thiện pháp đã sanh mà còn tìm cách phát triển chúng càng nhiều càng tốt.
Điều đầu tiên khi nói về sự giác ngộ của mình, đức Phật nói đến hai pháp mà N gài nương tựa vào đó hơn bất cứ pháp nào khác, đó là tinh tấn không ngừng nghỉ và không bao giờ bằng lòng với những thiện pháp mà Ngài đã thành tựu. Hành giả cần phải bằng lòng với tứ sự, vật phẩm được cúng dâng nhưng không được bằng lòng với giới hạnh và công đức mà mình đã thành tựu.
Trong đời sống thường nhật, đây là pháp môn mà ta có thể áp dụng bất kỳ nơi đâu. Ví dụ, khi bạn có một cuộc họp hay có một việc nào đó cần làm, bạn có thể suy nghĩ trước rằng những bất thiện pháp nào có thể sinh khởi: có thể sẽ có một ai đó bạn cảm thấy họ ích kỷ và kiêu ngạo, thế nên bất kỳ khi nào đối mặt họ, bạn luôn cảm thấy bực bội. Điều này nên trở thành đối tượng thiền quán cho bạn.
Việc thực tập mỗi ngày đòi hỏi bạn, làm như thế nào có thể dành một giờ đồng hồ với con người kia mà không hề bực tức gì với họ? Nhưng đối với trường hợp bạn thực sự buồn bực với ai đó, bạn nên nghĩ đến những đối sách mà bạn cần phải có là gì. Phương pháp thực tiễn bạn đã phát huy hay cần được phát huy để giải quyết với những vấn đề nhiêu khê kia là gì? Tự hỏi chính mình rằng: Trong một hoàn cảnh cụ thể cần sẽ phải đối diện vào hôm nay, với gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, vậy thì những thiện pháp, những đức tính tốt đẹp bạn có thể tiếp tục thể hiện là gì? Chánh ngữ, nhẫn nại, tốt bụng, từ ái? Tôi có thể áp dụng những đức tính này ở nơi đâu? Bằng cách nào? Và những đức tính mà tôi đã hàm dưỡng được này – làm sao tôi có thể chăm sóc nó, trưởng dưỡng nó và để chúng phát triển thêm hơn nữa?
Những khía cạnh của pháp hành được đề cập ở trên cung cấp một nền tảng và khung sườn thực tập hết sức bao quát. Những phương pháp hành thiền cơ bản cốt yếu chỉ là một hình thức tập trung tâm thức, tạm thời gạt bỏ mọi phiền toái, nhờ như thế thiền tập cung cấp một năng lượng và thúc đẩy tâm thức có thể áp dụng Tứ Chánh cần trong đời sống thường nhật thành công. Nhưng đồng thời, bạn càng tinh tấn thực tập Tứ Chánh c ần mỗi ngày bao nhiêu, bạn càng gặt hái lợi lạc từ thiền tập nhiều bấy nhiêu. Vì vậy, bạn hãy tìm tòi cho mình những phương pháp điều-hướng động lực để bắt đầu tin rằng những kết quả của C hánh T inh tấn mang lại khi thực tập là thành quả hiển nhiên.
Các bài viết liên quan
- Ví dụ về con ngựa - Thứ Sáu, 20:56 30-10-2020 - xem: 12011 lần
- Vết chân trâu - Thứ Sáu, 18:24 30-10-2020 - xem: 19173 lần
- Bản thể siêu việt (TKN. Liên Hoà chuyển ngữ) - Thứ Bảy, 19:12 02-11-2019 - xem: 24186 lần
- Just do it ! - Chỉ làm vậy thôi - Thứ Sáu, 22:16 28-07-2017 - xem: 31982 lần
- Thực hành thiền, ứng dụng và phổ biến phương pháp giáo dục Phật giáo trong xã hội hiện đại - Thứ Ba, 09:03 21-02-2017 - xem: 22927 lần
- Sự liên hệ giữa Vi diệu pháp và thiền quán - Thứ Sáu, 00:55 16-09-2016 - xem: 38992 lần
- Thực tập quán tử thi ở Thái Lan - Chủ Nhật, 07:59 04-09-2016 - xem: 29316 lần
- Hãy thực tập thiền định - Chủ Nhật, 23:04 01-05-2016 - xem: 32722 lần
- Nanh vuốt của Vô minh - Thứ Bảy, 00:00 27-02-2016 - xem: 21881 lần
- Thiền chánh niệm - Chủ Nhật, 00:42 03-01-2016 - xem: 32172 lần
- Từng hạt cát nhỏ - Thứ Tư, 02:15 07-10-2015 - xem: 25058 lần
- Bản thể siêu việt - Thứ Ba, 00:15 04-08-2015 - xem: 39060 lần