Thông báo và thể lệ cuộc thi giáo lý "Tỏa Ánh Từ Quang"
- Ban Văn hóa GĐ III
- | Thứ Hai, 00:26 13-07-2020
- | Lượt xem: 4989
THÔNG BÁO & THỂ LỆ CUỘC THI GIÁO LÝ “TỎA ÁNH TỪ QUANG”
ĐẠI LỄ TỰ TỨ TĂNG & VU LAN BÁO HIẾU CỦA GIÁO ĐOÀN III
TỔ CHỨC TẠI TỊNH XÁ NGỌC CỔ – PLEIKU – GIA LAI
PL. 2564 – DL. 2020
Nhằm khích lệ tinh thần tìm hiểu Phật Pháp của Phật tử trong Giáo đoàn, đai lễ Tự Tứ – Vu Lan PL. 2564 – DL. 2020, được sự chứng minh của chư Tôn Giáo phẩm Giáo đoàn III, Trưởng ban tổ chức và sự thống nhất ủng hộ của chư Tôn đức Tăng Ni trụ trì các miền tịnh xá GĐ III, Ban Tổ chức Đại lễ Tự Tứ & Vu Lan Báo Hiếu tiếp tục tổ chức chương trình hội thi Giáo lý với tên gọi “Tỏa Ánh Từ Quang” sẽ diễn ra vào lúc 14 giờ 00, ngày 15 tháng 7 năm Canh Tý tại Tịnh xá Ngọc Cổ, TP. PleiKu, tỉnh Gia Lai với hình thức và nội dung như sau:
- Hình thức: Gồm 2 vòng thi, vòng loại và vòng chung kết.
- Vòng loại: Đây là phần thi dành cho tất cả Phật tử tham dự. Trắc nghiệm khả năng nghe hiểu Phật pháp từ thí sinh với 4 đáp án A, B, C, D.
- Vòng chung kết: Gồm 4 thí sinh xuất sắc vượt qua vòng loại.
2. Nội dung Giáo lý: Với 5 nhóm chủ đề: Lịch sử Đức Phật, Giáo lý căn bản, Lịch sử Đức Tổ sư Minh Đăng Quang và tôn chỉ Hệ phái, Lịch sử Giáo đoàn III, Nghi thức tụng Niệm. Để tăng tính hấp dẫn, bất ngờ, thú vị cũng như thúc đẩy sự nghiên cứu và học tập Phật pháp của Tiểu điệu và Phật tử các miền Tịnh xá, nội dung đề thi năm nay có 2/3 nội dung là đề thi của các năm trước (như đã được gửi về các Tịnh xá và không cung cấp đáp án), 1/3 đề thi còn lại sẽ được Ban Tổ chức giữ bí mật. Những thí sinh muốn có thành tích cao trong phần thi Vòng Chung Kết phải là những người nắm vững giáo lý với những câu hỏi trong bộ đề cương này và nội dung giáo lý bộ Phật học Phổ thông của Hòa thượng Thích Thiện Hoa từ quyển 1 đến quyển 4 và một số vấn đề khác thuộc Hệ phái Khất Sĩ.
3. Thời gian: Dự kiến 2 tiếng 30 phút. Bắt đầu vào lúc 14g00 ngày 15 tháng 07 năm Canh Tý.
4. Đối tượng dự thi: Các tiểu, điệu xuất gia dưới 16 tuổi. Nam nữ cư sĩ Phật tử thì không giới hạn tuổi tác.
5. Quá trình: Trải qua 2 vòng thi
Vòng loại:
- Số lượng câu hỏi: 15 - 20 câu.
- Số lượng thí sinh: Không giới hạn
- Thí sinh trả lời sai bị loại trực tiếp.
Vòng Chung Kết: Đây là vòng thi dành cho 4 Phật tử đã xuất sắc nhất vượt qua vòng loại. Vòng chung kết gồm có 4 phần thi:
- Diệu lý hoa khai - Vấn đáp về lịch sử Đức Phật, lịch sử Tổ sư.
- Thâm hiểu Phật pháp - Trắc nghiệm về Phật pháp căn bản, Tôn chỉ Hệ phái Khất sĩ.
- Ô cửa Phật pháp - Giải ô chữ bí mật.
- Ánh quang rạng ngời - Thuyết trình về chủ đề Vu lan, Báo hiếu Mẹ Cha.
Thể lệ cụ thể các phần thi như sau:
1. Phần Diệu lý hoa khai: Là mục thi hỏi đáp qua 10 câu hỏi để khởi động chương trình. Các câu hỏi thuộc về lịch sử đức Phật, lịch sử Tổ Sư. Mỗi câu trả lời đúng được 5 điểm. Thời gian giành cho mỗi người chơi là 60 giây.
2. Phần Thâm hiểu Phật pháp: Là phần thi trắc nghiệm qua 10 câu hỏi về giáo lý Phật pháp căn bản, tôn chỉ hành đạo và các vấn đề về Hệ phái Khất sĩ. Cả 4 Phật tử cùng dự thi, chọn 1 trong 4 đáp án A, B, C, D. Đáp án đúng được 10 điểm. Thời gian suy nghĩ cho mỗi câu hỏi là 5 giây.
3. Phần thi Ô cửa Phật pháp: Là phần thi khai mở các ô cửa Phật pháp, gồm có 9 ô chữ hàng ngang và một hàng dọc là câu chủ đề. Mỗi thí sinh lần lượt lựa chọn một ô hàng ngang để biết câu hỏi. Có 5 giây suy nghĩ để trả lời. Đúng được 20 điểm. Trả lời sai, một thí sinh khác bấm chuông giành quyền trả lời. Trả lời đúng được 20 điểm, sai bị trừ 10 điểm. Các thí sinh có thể bấm chuông để giải đoán ô cửa hàng dọc bất cứ lúc nào. Phần thi sẽ kết thúc sau khi câu chủ đề được giải. Câu chủ đề hàng dọc 160 điểm, qua mỗi ô cửa hàng ngang được mở ra thì giảm đi 10 điểm. Trả lời sai câu chủ đề sẽ bị loại khỏi vòng thi này. (Những câu các thí sinh đã chọn nhưng chưa có đáp án sẽ dành cho khán giả, mỗi câu chỉ trả lời 3 lần, đúng được phần quà của BTC.)
4. Phần dành cho khán giả: Giao lưu với khán giả qua những câu hỏi thú vị với những phần quà đầy ý nghĩa.
5. Phần Ánh quang rạng ngời: Là phần thi thuyết trình - trình bày về cảm nhận của bản thân về các chủ đề: Vu lan báo hiếu, cảm nhận ân tình Cha Mẹ, những kỷ niệm đẹp về hai đấng sinh thành.
Mỗi bài thuyết trình sẽ được Ban giám khảo chấm điểm dựa trên các tiêu chí như: Truyền cảm, gây xúc động, hiểu và ứng dụng giáo lý Phật pháp, hoặc những kỷ niệm thật của bản thân người thuyết trình.
6. Giải thưởng: Giải thưởng đặc biệt giành cho người chiến thắng đạt giải nhất trong Vòng chung kết, một giải nhì và hai giải ba. Các thí sinh dự thi Vòng Chung Kết sẽ được nhận bằng khen Thi Giáo lý Phật pháp “Tỏa Ánh Từ Quang” nhân Đại lễ Tự Tứ Tăng – Vu Lan báo hiếu PL.2564 – DL.2020. Các khán giả giao lưu với chương trình sẽ nhận được những phần quà khích lệ nhiều ý nghĩa từ Ban tổ chức.
Kính chúc quý chư Tôn đức Tăng Ni trụ trì hướng dẫn Phật tử học hỏi giáo lý thành công, gieo nhân trí tuệ cho sự thành tựu đại giác ngộ về sau.
Chúc quý Phật tử thân an tâm lạc, thành tựu được công đức tri ân và báo ân nhân mùa Vu Lan báo hiếu.
Nam Mô Hoan Hỷ Tạng Bồ Tát.
Mọi góp ý xin gửi về: thichgiackhanhgl@gmail.com; giacminhnguyen@gmail.com
---------------------***---------------------
CÂU HỎI ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP THI GIÁO LÝ "TỎA ÁNH TỪ QUANG"
PHẦN 1 - LƯỢC SỬ ĐỨC PHẬT THÍCH CA
Câu 01. Thái Tử Tất Đạt Đa là con của ai?
(A) Vua Tịnh Phạm.
(B) Vua Tần Bà Sa La
(C) Vua Tịnh Phạn và Hoàng hậu Ma Da.
(D) Vua Tần Bà Sa La và Hoàng hậu Vi Đề Hi.
Câu 02. Ai là người được giao nuôi nấng Thái tử sau khi Hoàng hậu Ma Da băng hà?
(A) Em của mẹ Ngài.
(B) Ma Ha Ba Xà Ba Đề.
(C) Dì ruột của Thái Tử.
(D) Cả ba đều đúng.
Câu 03. Thái Tử nhận rõ các tướng khổ của thế gian vào lúc nào?
(A) Thái Tử theo vua cha tham dự lễ Hạ điền.
(B) Thái Tử thăm bốn cửa thành.
(C) Sau khi ngồi tĩnh tọa dưới gốc cây sau lễ Hạ điền
(D) Cả ba đều đúng.
Câu 04. Theo Phật giáo Bắc truyền, Thái tử xuất gia tìm Đạo lúc mấy tuổi?
(A) Ngài xuất gia lúc 18 tuổi.
(B) Ngài xuất gia lúc 19 tuổi.
(C) Ngài xuất gia lúc 20 tuổi.
(D) Ngài xuất gia lúc 29 tuổi.
Câu 05. Theo Phật giáo Bắc truyền, Thái tử Tất Đạt Đa xuất gia tìm Đạo ngày nào?
(A) Ngày mồng 2 tháng 8.
(B) Ngày mồng 8 tháng 2.
(C) Ngày mồng 8 tháng 12.
(D) Ngày mồng 8 tháng 4.
Câu 06. Nguyên nhân nào Thái tử Tất Đạt Đa xuất gia tìm chân lý?
(A) Vì thấy cảnh khổ: già, bệnh, chết ở các cửa thành.
(B) Vì thấy hạnh phúc của cuộc đời không bền chắc.
(C) Vì muốn giải thoát khổ đau cho mình và tất cả chúng sanh.
(D) Cả 3 đều đúng.
Câu 07. Lần cuối cùng trước khi quyết định thiền định dưới cội Bồ Đề, Ngài đang tu tập với ai?
(A) Kiều Trần Như.
(B) Năm anh em Kiều Trần Như.
(C) Tổ sư thờ thần lửa.
(D) Uất Đầu Lam Phất.
Câu 08. Ai là người dâng sữa cho Ngài trước lúc Ngài ngồi dưới cội Bồ Đề?
(A) Người chăn cừu.
(B) Nàng Sujata
(C) Con Khỉ và Con voi
(D) Cả ba đều sai.
Câu 09. Đức Phật đã ngồi nhập định dưới cội Bồ Đề trong bao nhiêu ngày?
(A) 49 ngày.
(B) 59 ngày.
(C) 50 ngày.
(D) 39 ngày.
Câu 10. Vào lúc canh 2 đức Phật chứng được gì?
(A ) Lậu Tận Minh
(B) Thiên nhãn minh
(C) Thiên Nhĩ Thông
(D) Túc Mạng Minh
Câu 11: Khi Bồ tát Tất Đạt Đa thiền định ai đến quấy phá?
(A) Phạm thiên
(B) Mỹ nữ
(C) Con Voi điên
(D) Ma Vương
Câu 12. Theo Phật giáo Bắc truyền, Đức Phật chứng đắc quả vị Giác ngộ vào ngày nào?
(A) Vào ngày mồng 8 tháng 12.
(B) Vào ngày 15 tháng 2.
(C) Vào ngày mồng 6 tháng 12.
(D) Vào ngày mồng 2 tháng 8.
Câu 13. Sau khi Giác Ngộ, Đức Phật đã độ cho ai trở thành Tăng sĩ trước tiên ?
(A) Ngài đã độ cho Kiều Trần Như.
(B) Ngài đã độ cho Uất Đầu Lam Phất.
(C) Ngài đã độ cho năm anh em Kiều Trần Như.
(D) Ngài đã độ cho Tổ sư thờ Thần lửa.
Câu 14. Bài thuyết pháp đầu tiên có nội dung là gì ?
(A) Bài thuyết pháp đầu tiên có nội dung là Duyên Khởi.
(B) Bài thuyết pháp đầu tiên có nội dung là Tứ Diệu Đế.
(C) Bài thuyết pháp đầu tiên có nội dung là Thập Nhị Nhân Duyên.
(D) Bài thuyết pháp đầu tiên có nội dung là Vô Thường, Khổ, Vô Ngã.
Câu 15. Bài Pháp đầu tiên mà Đức Phật đã thuyết giảng cho năm anh em ông Kiều Trần Như có tên kinh là gì?
(A) Kinh Chuyển Pháp Luân.
(B) Tứ Diệu Đế.
(C) Câu (a) và (b) đều đúng
(D) Tất cả đều sai.
Câu 16. Ngài đã hàng phục Tổ sư đạo thờ Thần lửa tên gì? Ở đâu ?
(A) Ma Ha Ca Diếp tại Ưu Lâu Tần Loa.
(B) Na Đa tại Ưu Lâu Tần Loa.
(C) Ma Ha Ca Diếp và hai anh em của ông tại Ưu Lâu Tần Loa.
(D) Mục Kiền Liên tại Ưu Lâu Tần Loa.
Câu 17. Ai đã xây dựng tịnh xá Trúc Lâm cúng dường Phật và Tăng đoàn?
(A) Trưởng giả Cấp Cô Độc
(B) Ông Tu Đạt Đa.
(C) Vua Tần Bà Sa La.
(D) Cả ba đều sai.
Câu 18. Đức Phật đã thành lập Ni đoàn vào năm thứ mấy sau khi Ngài thành tựu đạo quả ?
(A) Sau khi nhận Ma Ha Ba Xà Ba Đề xuất gia.
(B) Vào năm thứ 5
(C) Sau khi nhận Ma Ha Ba Xà Ba Đề và Da Du Đà La cùng nhiều nữ giới họ Thích xuất gia.
(D) Vào năm thứ 12
Câu 19. Đức Phật đã thuyết gì cho vua cha trong khi nhà vua đang lâm trọng bệnh ?
(A) Ngài đã thuyết về Vô Thường.
(B) Ngài đã thuyết về Khổ
(C) Ngài đã thuyết về Vô Ngã.
(D) Ngài đã thuyết về Vô Thường, Khổ và Vô Ngã.
Câu 20. Đức Phật đã nhận một đệ tử từ giai cấp thấp trong xã hội vào Tăng đoàn, đó là ai ?
(A) Ưu Ba Ly Tôn Giả.
(B) A Nan Đà Tôn Giả.
(C) Ca Diếp Tôn Giả.
(D) Mục Kiền Liên Tôn Giả.
Câu 21. Đức Phật Nhập Niết Bàn lúc bao nhiêu tuổi ?
(A) Ngài nhập Niết Bàn lúc 90 tuổi
(B) Ngài nhập Niết Bàn lúc 80 tuổi
(C) Ngài nhập Niết Bàn lúc 79 tuổi
(D) Ngài nhập Niết Bàn lúc 89 tuổi
Câu 22. Đức Phật Nhập Niết Bàn ở đâu ?
(A) Tại xứ Câu Ly
(B) Tại rừng Sa La Song Thọ
(C) Tại Xứ Câu Ly trong rừng Sa La cách Thành Ba la Nại 120 dặm
(D) Tại vườn Lâm Tỳ Ni
Câu 23. Ai là người cúng dường bữa ăn cuối cùng cho Ngài ?
(A) Người làm nghề thợ rèn tên là Thuần Đà
(B) Người làm nghề gánh phân tên là Thuần Đà
(C) Người làm nghề hạ tiện tên là Da Xá
(D) Vua Tần Bà Sa La
Câu 24. Theo lịch sử Phật giáo Theravāda, Đức Phật có truyền y bát cho ai không? Nếu có thì cho ai?
(A) Không có truyền y bát cho ai cả
(B) Truyền y bát cho Tôn giả A Nan
(C) Truyền y bát cho Tôn giả Xá Lợi Phất
(D) Truyền y bát cho Tôn giả Ma Ha Ca Diếp
Câu 25. Những lời dạy cuối cùng của Đức Phật được ghi trong kinh nào ?
(A) Kinh Đại Bát Niết Bàn
(B) Kinh Di Giáo
(C) Cả A và B đều sai
(D) Cả A và B đều đúng
Câu 26. Vị nam cư sĩ được tôn xưng đại thí chủ là:
(A) Thái Tử Kỳ Đà.
(B) Vua Tần Bà Sa La.
(C) Vua Ba Tư Nặc.
(D) Trưởng giả Cấp Cô Độc
Câu 27. Vị Nữ cư sĩ được tôn xưng đại thí chủ là:
(A) Vi Đề Hy (Videhi).
(B) Mạt Lợi (Mallikā).
(C) Tỳ Xá Khư (Visākhā).
(D) Uất Đa La (Khujjutārā).
Câu 28. Đức Phật Thích Ca xuất thân từ giai cấp nào?
(A) Bà La Môn.
(B) Sát Đế Lợi.
(C) Phạm Chí.
(D) Phệ Xá.
Câu 29. Đức Phật được tôn xưng với danh hiệu Đại từ Đại bi do Ngài có năng lực gì?
a) Có lòng thương yêu đối với chúng sanh tuyệt đối bình đẳng.
b) Có lòng cứu nhân độ thế, không phân biệt sang hèn.
c) Tình thương chúng sanh rộng sâu như trời bể, thiết tha như tình mẹ thương con.
d) Cả ba câu đều SAI
Câu 30. Nguyên do nào Thái tử Tất Đạt Đa xuất gia tầm chân lý?
(A) Do thấy hạnh phúc cuộc sống không tồn tại lâu dài.
(B) Do thấy cảnh khổ: già, bệnh, chết ở bốn cửa thành.
(C) Do muốn giải thoát khổ đau cho mình và tất cả chúng sanh.
(D) Cả ba câu đều đúng
PHẦN II - GIÁO LÝ CĂN BẢN
Câu 1) Theo kinh Pháp Hoa, vì sao Đức Phật thị hiện cõi Ta bà này?
a) Vì một nhân duyên lớn.
b) Vì khai thị chúng sanh “Ngộ nhập Phật Tri Kiến”.
c) Vì muốn cứu độ chúng sanh.
d) Vì muốn tầm chân lý.
Câu 2) Chữ đạo của nhà Phật đồng nghĩa với cụm từ nào sau đây?
a) Bản thể.
b) Lý tánh tuyệt đối.
c) Bổn phận, phong tục tập quán.
d) Cả hai câu a và b đều đúng.
Câu 3) Đứng về phương diện bản thể, đạo Phật có từ lúc nào?
a) Đạo Phật có từ vô thỉ.
b) Khi có chúng sanh là có đạo Phật.
c) Khi Phật đản sanh.
d) Cả hai câu a và b đều đúng.
Câu 4) Thế giới hiện nay mà chúng ta đang ở là thuộc cõi nào?
a) Cõi Ta Bà
b) Cõi Địa Ngục
c) Cõi Ngạ quỷ
d) Cõi Tây Phương
Câu 5) Người Phật tử thờ Phật vì điều gì?
a) Thờ Phật vì mong mỏi ngài sẽ ban phước và trừ họa cho chúng ta.
b) Thờ Phật vì mong được làm ăn phát tài.
c) Thờ Phật vì để tỏ lòng tri ân (nhớ nghĩ đến ơn) của ngài đã tuyên thuyết giáo pháp mà chúng ta thực hành.
d) Thờ Phật vì thấy người ta thờ thì mình cũng thờ.
Câu 6) Vì sao Phật tử lại ăn chay?
a) Vì lòng từ bi và bình đẳng.
b) Vì muốn tránh những quả báo đau khổ.
c) Vì muốn cho cơ thể nhẹ nhàng, thanh khiết, tiêu hóa dễ dàng.
d) Tất cả các câu trên đều đúng.
Câu 7) Biểu tượng Bồ Tát Quan Thế Âm và cành dương liễu, bình cam lồ, có ý nghĩa gì?
a) Ý nghĩa là nên siêng niệm, lễ lạy, và Ngài Quan Thế Âm sẽ dùng nước cam lồ rảy cho hết khổ
b) Ý nghĩa là tu tập phải luyện tánh dẻo dai và kiên nhẫn như cây dương liễu; dần dần những nóng bức và bạo loạn, loạn động của ta sẽ chuyển thành mát mẻ an tịnh, như nước cam lồ
c) Câu a và câu b đều sai
d) Câu a và câu b đều đúng
Câu 8) Người Phật tử thọ trì ngũ giới, tu tập Nhơn thừa, được quả vị gì trên con đường giải thoát
a) Được thông minh sáng suốt
b) Được phước báo nhân gian
c) Câu a và câu b đều đúng
d) Câu a và câu b đều sai
Câu 9) Quả vị giải thoát trong pháp tu Thập thiện của Phật tử là gì?
a) Không có quả vị giải thoát
b) Giàu sang phú quý
c) Phước báo cõi trời
d) Phước báo và tuổi thọ
Câu 10) Năm điều đạo đức căn bản của người Phật tử là gì?
a) Nhân, lễ, nghĩa, trí, tín
b) Không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, không uống rượu
c) Không sát sinh, không tà dâm, không nói dối, không trộm cắp, không uống rượu
d) Không sát sinh, không trộm cắp, không nói dối, không tà dâm, không uống rượu
Câu 11) Sự ra đời của Đức Phật gọi là “Đản sanh” mang ý nghĩa gì?
a) Sự ra đời làm vui vẻ, làm hân hoan, xán lạn cho cõi đời.
b) Hiện ra hình thể bằng xương bằng thịt cho con mắt trần con người nhìn thấy được.
c) Hiện sinh từ chỗ cao đến chỗ thấp
d) Cả ba câu đều đúng.
Câu 12) Sự ra đời của đức Phật gọi là “Thị hiện” có ý nghĩa gì?
a) Hiện ra hình thể bằng xương bằng thịt cho con người nhìn thấy được
b) Sự ra đời vui vẻ, làm hân hoan, xán lạn cho cõi đời.
c) Hiện sinh từ chỗ cao đến chỗ thấp
d) Cả ba câu đều đúng
Câu 13) Phương pháp đối trị lòng sân hận là gì?
a- Nhẫn nhục và từ bi
b- Quán từ bi (tội nghiệp và thương yêu đến hết thảy mọi loài)
c- Vị tha và hoan hỷ
d- An phận thủ thường
Câu 14) Luật nhân quả do ai tạo ra ?
a- Do đấng tạo hóa
b- Do ngẫu nhiên có
c- Do thần linh
d- Định luật hiển nhiên biến chuyển bởi tự thân của các hành động và duyên
Câu 15) Luân hồi có nghĩa là thế nào qua các hình ảnh minh định sau đây :
a- Bánh xe xoay tròn không ngừng nghỉ
b- Chúng sanh xoay vòng trong 6 cõi không dứt
c- A, b đều đúng
d- A, b đều sai
Câu 16) Thế nào là nghiệp ?
a- Ý nghĩ, hành động vừa mới bắt đầu
b- Ý nghĩ hành động đã quen không thể bỏ được
c- Ý nghĩ, hành động có động cơ
d- Câu b và c đều đúng
Câu 17) Đức tánh “hòa hợp” có liên hệ thiết thực với ngôi vị nào trong 3 ngôi Tam Bảo?
a- Phật Bảo
b- Pháp Bảo
c- Tăng Bảo
d- A, b, c đều đúng
Câu 18) Ba đường ác trong luân hồi là gì?
a- Thân ác, khẩu ác và ý ác
b- Địa ngục, ngạ quỷ và súc sanh
c- Dục giới, sắc giới và vô sắc giới
d- Ác nhân, ác đức và ác tâm
Câu 19) Sám hối trong đạo Phật được hiểu như thế nào?
a. Ăn năn lỗi trước, chừa bỏ lỗi sau.
b. Nguyện không tái phạm.
c. Cả a và b đều đúng.
d. Lạy hồng danh sám hối.
Câu 20) Trong kinh Chuyển Pháp Luân, Phật dạy về con đường Trung đạo, vậy Trung Đạo nghĩa là gì?
a) Tránh hai cực đoan ép xác khổ hạnh và đam mê dục lạc
b) Tu tập khổ hạnh ép xác
c) Buông thả theo dục tánh tự nhiên, mơ tưởng siêu hình
d) Sống khổ hạnh và không đam mê dục lạc
Câu 21) Theo con đường Trung Đạo, tức là thực hiện những điều chân chánh đưa đến giác ngộ, giải thoát và cứu cánh Niết Bàn, thì phải tu hành theo:
a) Lục Hòa.
b) Tứ nhiếp pháp.
c) Lục Độ.
d) Bát Chánh Đạo.
Câu 22) Bảy phương pháp Đức Phật ban hành để có thể diệt trừ các tranh chấp, được xem như là bảy phương pháp đưa đến sự hòa giải gọi là:
- Thất Bồ Đề phần.
- Thất Bất Thoái pháp.
- Thất Diệt Tránh pháp.
- Thất Thánh Tài.
Câu 23) Tứ Diệu Đế là:
- Bốn chân lý chắc thật, hiển nhiên, rõ ràng, ai cũng có thể tự chứng nghiệm được.
- Bốn phương pháp để nhiếp phục và cảm hóa chúng sanh.
- Bốn điều nương tựa cần thiết của người Phật tử chân chánh.
- Tất cả đều đúng.
Câu 24) Tứ Diệu Đế gồm:
- Bố Thí, Ái Ngữ, Lợi Hành, Đồng Sự.
- Khổ, Tập, Diệt, Đạo.
- Từ, Bi, Hỷ, Xả.
- Tất cả đều đúng.
Câu 25) Tam khổ gồm có:
- Khổ khổ, Hoại khổ và Hành khổ.
- Sanh, Lão và Bệnh khổ.
- Oán tắng hội khổ, Cầu bất đắc và Ngũ ấm xí thạnh khổ.
- Tất cả đều đúng.
Câu 26) Đạo Đế gồm có:
- Tứ Niệm Xứ; Tứ Chánh Cần; Tứ Như ý Túc;
- Ngũ Căn; Ngũ Lực; Thất Giác Chi;
- 37 Phẩm trợ đạo
- Tất cả đều đúng.
Câu 27) Bậc A La Hán (Ứng Cúng) có nghĩa là:
- Bậc đáng cúng dường; sẽ không còn tái sinh, mà vào tịch tịnh Niết Bàn.
- Bậc sẽ không còn tái sinh ở thế gian này, mà sẽ sinh về cõi trời Tịnh Cư.
- Bậc đầu tiên chứng nghiệm Niết Bàn.
- Bậc sẽ tái sinh ở thế gian này một lần nữa mà thôi.
Câu 28) Quy Y Tam Bảo là:
- Ba Ngôi quý báu nhất trên đời là Phật, Pháp, Tăng.
- Trở về nương tựa Ba Ngôi quý báu là Phật, Pháp, Tăng.
- Chỉ có câu (a) đúng.
- Tất cả đều đúng.
Câu 29) Tam pháp ấn là gồm những gì?
a) Vô thường, khổ, vô ngã
b) Vô thường, vô ngã, Niết bàn
c) Nhân quả, luân hồi, nghiệp báo
d) Câu a và câu c đều đúng
Câu 30) Người Phật tử sống như thế nào để có một đời sống đúng với chánh mạng?
a) Không làm đồ tể, buôn bán thịt; không nuôi động vật hoặc săn bắt động vật để bán; không buôn bán vũ khí; không buôn bán rượu, chất gây say, nghiện hoặc hóa chất gây hại; không trực tiếp hoặc không làm môi giới cho các nghề bất chính như tú bà, tổ chức xã hội đen, hối lộ, tham nhũng.
b) Không uống rượu, không si mê
c) Không tà hạnh trong các dục
d) Cả 5 giới điều
PHẦN III - LỊCH SỬ, TÔN CHỈ HỆ PHÁI KHẤT SĨ
Câu 1: Đức Tổ sư Minh Đăng Quang sinh ra tại đâu?
- Ấp 3, Cái Bè, Tiền Giang
- Làng Phú Hậu, tổng Bình Tân, quận Tân Bình, tỉnh Vĩnh Long
- Làng Phú Hậu, tổng Bình Phú, quận Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long
- Ấp Long Thuận, Long Hồ, Vĩnh Long
Câu 2: Đức Tổ sư Minh Đăng Quang thế danh tên gì?
- Nguyễn Thành Toàn
- Nguyễn Thành Danh
- Nguyễn Phát Đạt
- Nguyễn Thành Đạt
Câu 3: Thân phụ và thân mẫu của đức Tổ sư Minh Đăng Quang tên gì?
- Nguyễn Tồn Thảo và Phạm Thị Tư
- Nguyễn Tồn Hiếu và Phạm Thị Tỵ
- Nguyễn Sinh Sắc và Phạm Thị Tài
- Nguyễn Công Tâm và Phạm Thị Như
Câu 4: Đức Tổ sư Minh Đăng Quang sinh vào ngày tháng năm nào?
a. 26/9/1921 (Tân Dậu)
b. 26/9/1925 (Ất Sửu)
c. 26/9/1919 (Kỷ Mùi)
d. 26/9/1923 (Quý Hợi)
Câu 5: Thân mẫu của Tổ sư Minh Đăng Quang thọ thai ngài bao lâu thì hạ sinh?
a. 9 tháng
b. 9 tháng 10 ngày
c. 12 tháng
d. 10 tháng
Câu 6: Năm bao nhiêu tuổi Tổ sư Minh Đăng Quang chứng đạo, tại đâu?
b. Năm 22 tuổi tại Mũi Nai - Hà Tiên
a. Năm 22 tuổi tại Mũi Né - Phan Thiết.
c. Năm 30 tuổi tại vùng núi Thất Sơn.
c. Năm 30 tuổi tại Thạch Động - Hà Tiên.
Câu 7: Đức Tổ sư Minh Đăng Quang thọ nạn và vắng bóng vào ngày tháng năm nào?
a. 1/2/1955 (Ất Mùi)
b. 1/2/1957 (Đinh Dậu)
c. 1/2/1956 (Bính Thân)
d. 1/2/1954 (Giáp Ngọ)
Câu 8: Bài pháp đầu tiên đức Tổ sư Minh Đăng Quang truyền giảng tên gì?
a. Chân Lý Vũ Trụ
b. Thuyền Bát Nhã
c. Duyên Khởi
d. Tứ Diệu Đế
Câu 9: Tổ sư dẫn đoàn Du Tăng về Sài Gòn – Gia Định hành đạo vào đầu năm 1948, gồm bao nhiêu vị?
a. 10 vị
b. 18 vị
c. 20 vị
d. 23 vị
Câu 10: Tổ sư chào đời đuợc bao lâu thì thân mẫu Ngài qua đời?
a. 7 ngày
b. 7 tháng
c. 10 tháng
d. 8 tháng
Câu 11: Năm 15 tuổi Tổ sư đến Campuchia học đạo với ai?
a. Ông Lục Tà Keo
b. Ông Lục Tiên
c. Sư Tăng Già Bà La
d. Sư Thông Bá
Câu 12: Tổ sư Minh Đăng Quang phát đại nguyện thọ nhận y bát “Nối truyền Thích Ca chánh pháp” vào năm nào, tại đâu?
a. 1946, tại Tịnh Xá Ngọc Viên, Vĩnh Long
b. 1947, tại Tịnh Xá Ngọc Quang, Sa Đéc
c. 1946, tại chùa Linh Bửu, Mỹ Tho, Tiền Giang
d. 1948, tại Tịnh Xá Ngọc Hoà, Tân Hoà, Vĩnh Long
Câu 13: Tổ Sư Minh Đăng Quang vắng bóng ngày, tháng, năm nào? Khi ấy Ngài được bao nhiêu tuổi?
a. Mùng 01/02 (Al) năm 1954. Khi ấy Ngài được 32 tuổi.
b. Mùng 01/02 (Al) năm 1954. Khi ấy Ngài được 22 tuổi.
c. Mùng 01/02 (Al) năm 1945. Khi ấy Ngài được 24 tuổi.
d. Mùng 01/02 (Al) năm 1945. Khi ấy Ngài được 23 tuổi.
Câu 14: Đường lối Khất sĩ nối truyền chân lý Phật Tăng xưa được Tổ sư dung hoà giữa các giáo phái nào?
a. Nam truyền và Bắc truyền
b. Bà la môn và Nam truyền
c. Tịnh độ tông và Mật tông
d. Mật tông và Bắc truyền
Câu 15: Tổ sư Minh Đăng Quang thế danh là gì và năm bao nhiêu Ngài ra đời?
a. Nguyễn Thành Đức, tự Lý Hườn, sinh năm 1923.
b. Nguyễn Thành Đạt, tự Lý Hườn, sinh năm 1933.
c. Nguyễn Thành Đạo, tự Lý Hườn, sinh năm 1922.
d. Nguyễn Thành Đạt, tự Lý Hườn, sinh năm 1923.
Câu 16 : Tổ sư Minh Đăng Quang là người con thứ mấy trong gia đình?
a. Người con thứ 4 trong gia đình.
b. Người con thứ 2 trong gia đình.
c. Người con út trong gia đình.
d. Cả 3 câu trên đều sai.
Câu 17: Năm bao nhiêu tuổi Tổ sư Minh Đăng Quang mới qua Nam Vang tìm Thầy học đạo?
a. Năm 12 tuổi.
b. Năm 19 tuổi.
c. Năm 13 tuổi.
d. Năm 15 tuổi
Câu 18: Từ ngày khai mở mối Đạo Phật Khất sĩ đến lúc Tổ sư Minh Đăng Quang vắng bóng là bao nhiêu năm?
a. 12 năm
b. 18 năm
c. 9 năm
d. 10 năm
Câu 19: Hệ phái Phật Giáo Khất Sĩ lấy câu gì làm tông chỉ để hành đạo?
a. Câu “Nối truyền Thích Ca Chánh pháp”.
b. Câu “Như Lai là Phật đã thành, chúng sanh là Phật sẽ thành”.
c. Câu “Thượng cầu Phật đạo, hạ hóa chúng sanh”.
d. Câu “Người Khất Sĩ có ba pháp tu vắn tắt là Giới, Định Tuệ”.
Câu 20: Tịnh xá hình Bát Giác biểu trưng cho điều gì?
a. Con đường Trung Đạo.
b. Biểu trưng cho Bát phong.
c. Biểu trưng cho Bát chánh đạo.
d. Gồm Cả 3 câu.
Câu 21: Hệ phái Phật Giáo Khất sĩ hiện nay có mấy giáo đoàn Tăng?
a. 5 giáo đoàn.
b. 6 giáo đoàn.
c. 7 giáo đoàn.
d. Cả 3 đều sai.
Câu 22: Vị nào được tôn xưng là Đức Nhị Tổ của Hệ phái Phật Giáo Khất sĩ?
a. Trưởng lão Giác Chánh.
b. Hòa thượng Giác Nhu.
c. Trưởng lão Giác Phải.
d. Cả 3 đều sai.
Câu 23: Biểu tượng đặc trưng của Hệ phái Phật Giáo Khất sĩ là gì?
a. Biểu tượng Hoa sen dưới đèn Chơn Lý.
b. Biểu tượng Bánh xe Pháp.
c. Biểu tượng Hoa sen.
d. Biểu tượng đèn Chơn Lý (dưới có hoa sen, trên có ngọn đuốc rực sáng)
Câu 24: Ngài nào là Tri sự đầu tiên của Đạo Phật Khất sĩ?
a. Trưởng lão Giác Chánh
b. Trưởng lão Giác Như
c. Đại sư Huệ Nhựt
d. Ni trưởng Huỳnh Liên
Câu 25: Bốn cây cột trong kiến trúc chánh điện của Tịnh xá mang ý nghĩa gì?
a. Biểu tượng tứ chúng
b. Biểu tượng Tứ Diệu Đế
c. Biểu tượng Tứ Y Pháp
d. Biểu tượng Tứ Chánh Cần
Câu 26: Truyền thống khất thực như thế nào là đúng?
a. Chỉ nhận món ăn, thức uống
b. Nhận món ăn, thức uống và tiền
c. Chỉ nhận tiền
d. Chỉ nhận tứ sự
Câu 27: Theo quan điểm của Tổ sư, ý nghĩa 2 từ “Khất Sĩ” là gì?
a. Là người học trò đi xin
b. Là người hành khất xin ăn
c. Là học trò khó xin ăn và tìm cầu giáo lý giải thoát giác ngộ cho mình và cho tất cả, để tu tập hành trì.
d. Là danh từ dùng cho trưởng lão cái bang
PHẦN IV - LỊCH SỬ GIÁO ĐOÀN III
Câu 1: Đức Thầy Giác An thế danh là gì? Sinh ở đâu?
a. Nguyễn Văn An sinh ở Vĩnh Long.
b. Trần Văn Ngàn sinh ở Trà Vinh.
c. Nguyễn Phước An sinh ở Long An.
d. Nguyễn Văn Ngàn sinh ở Đồng Tháp.
Câu 2: Đức Thầy Giác An sinh vào ngày tháng năm nào?
a. 6/6/ Tân Sửu (1901)
b. 6/6/ Nhâm Dần (1902)
c. 6/6/ Quý Mẹo (1903)
d. 6/6/ Giáp Tỵ (1904)
Câu 3: Trước khi xuất gia Đức Thầy Giác An làm nghề gì?
a. Làm thợ hồ
b. Làm công nhân xưởng xay xát
c. Làm thầy thuốc nam
d. Làm nông dân
Câu 4: Đức Thầy Giác An xuất gia năm nào?
a. Mậu Tý (1948)
b. Kỷ Sửu (1949)
c. Canh Dần (1950)
d. Tân Mẹo (1951)
Câu 5: Tịnh xá đầu tiên của Giáo đoàn III được Đức Thầy Giác An sáng lập là tịnh xá nào?
a. Tịnh xá Ngọc Quang.
b. Tịnh xá Ngọc Pháp.
c. Tịnh xá Ngọc Cát.
d. Tịnh xá Ngọc Tòng.
Câu 6: Giáo đoàn do Đức Thầy Giác An thành lập hành đạo và hoằng hóa ở đâu?
a. Miền Tây Nam Bộ.
b. Miền Đông Nam Bộ.
c. Miền Bắc.
d. Duyên hải Nam – Trung bộ vào Cao nguyên Trung phần.
Câu 7: Hiện nay Tổ đình Giáo đoàn III đặt tại tịnh xá nào?
a. Tịnh xá Ngọc Quang.
b. Tịnh xá Ngọc Phúc.
c. Tịnh xá Ngọc Cát.
d. Tịnh xá Ngọc Tòng.
Câu 8: Thuở còn sinh tiền, Đức Thầy Giác An đã phát bao nhiêu lời nguyện?
a. 8 lời nguyện.
b. 10 lời nguyện.
c. 12 lời nguyện.
d. 18 lời nguyện.
Câu 9: Đức Thầy Giác An viên tịch vào ngày, tháng, năm nào?
a. 16/7/ Kỷ Dậu (1969)
b. 16/7/ Canh Tuất (1970)
c. 16/7/ Tân Hợi (1971)
d. 16/7/ Nhâm Tý (1972)
PHẦN V - NGHI THỨC TỤNG NIỆM
Câu 1) Quyển kinh Nghi Thức Tụng Niệm được viết bằng tiếng gì?
a) Tiếng Hán
b) Tiếng Hán - Việt
c) Tiếng Pali
d) Tiếng Việt
Câu 2) Khi tụng niệm cần nên tránh những gì?
a) Mọi sự ồn ào phức tạp
b) Mọi điều làm kinh động
c) Tụng lớn để cầu danh
d) Tất cả đều đúng
Câu 3) Điền vào chỗ trống đoạn kinh sau:
Cầu xin Giáo pháp hoằng khai
Được thường tỏ sáng lại hay thơm lành
Nguyện cho ……… thạnh hành
Cảnh đời Đông độ đổi thành Tây phương.
a) Phật pháp
b) Đạo đức
c) Đạo pháp
d) Tam Bảo
Câu 4) Điền vào chỗ trống đoạn kinh sau:
Đường giải thoát lòng con chí dốc
Quyết phăng tìm theo gốc …………
Nương về Tam bảo là hơn
Con nguyền chẳng dám khinh lờn dể duôi
a) Tây phương
b) Thiện nhơn
c) Tu chơn
d) Từ bi
Câu 5) Bài kệ cuối quyển kinh "Nghi thức tụng niệm" là:
a) Thuyền trí huệ
b) Khuyên đừng giết thú
c) Nguyện về cõi Phật
d) Nhớ ơn Phật
Câu 6) Bài "Kệ Thái Bình" thuộc phần nghi thức nào?
a) Kệ tụng
b) Nghi thức Cầu An
c) Nghi thức Cầu Siêu
D) Nghi thức Thọ trì
Câu 6) Bài kinh thứ hai, sau bài kinh Chuyển Pháp Luân, đức Phật thuyết cho Năm anh em Kiều Trần Như tên là:
a) Kinh Từ Bi
b) Kinh Tứ Diệu Đê
c) Kinh Vô Ngã Tướng
d) Kinh A Di Đà
Ban Văn hóa Giáo đoàn III
Các bài viết liên quan
- Chùa Thuận Phước trang nghiêm tổ chức lễ Dâng y ca sa mùa Vu lan báo hiếu PL.2564 – DL.2020 - Chủ Nhật, 15:48 06-09-2020 - xem: 4324 lần
- Tịnh xá Ngọc Phương tổ chức Lễ Vu Lan PL.2564 - DL.2020 - Thứ Sáu, 20:47 04-09-2020 - xem: 4740 lần
- Lễ Vu lan cài hoa Hiếu hạnh PL. 2564 – DL. 2020 tại Tịnh xá Ngọc Quang - Thứ Sáu, 10:02 04-09-2020 - xem: 5532 lần
- Lễ Dâng Y ca-sa tại Tịnh xá Ngọc Quang - Thứ Sáu, 09:36 04-09-2020 - xem: 4856 lần
- Thông báo và thể lệ cuộc thi giáo lý "Tỏa Ánh Từ Quang" - Thứ Hai, 00:26 13-07-2020 - xem: 4989 lần
- Kế hoạch Đại lễ Tự Tứ Tăng & Vu Lan Báo hiếu của Giáo đoàn III PL. 2564 - DL. 2020 - Chủ Nhật, 23:43 12-07-2020 - xem: 5409 lần
- Lễ Tri ân Giáo thọ Sư Tịnh Xá Ngọc Quang - Thứ Sáu, 07:45 22-11-2019 - xem: 6992 lần
- Gia Lai: Đêm hoa đăng thấm tình đạo vị thầy trò - Thứ Sáu, 20:40 25-10-2019 - xem: 5477 lần
- Kiên Giang: Đại lễ Vu lan Báo hiếu – dâng y ca sa tịnh xá Ngọc Sơn 2 - Thứ Năm, 20:17 22-08-2019 - xem: 6238 lần
- GĐ III: Cảm tạ kết thúc Đại lễ Tự Tứ - Vu Lan PL.2563 - Chủ Nhật, 18:09 18-08-2019 - xem: 5324 lần
- Bình Chánh: Tịnh thất Kỳ Viên trang nghiêm tổ chức Lễ Vu lan PL. 2563 - Thứ Sáu, 17:32 16-08-2019 - xem: 3619 lần
- Chư Tôn đức Giáo đoàn III tưởng niệm Đức Thầy Giác An lần thứ 48 - Thứ Sáu, 13:54 16-08-2019 - xem: 4240 lần