CHÀO MỪNG QUÝ VỊ ĐÃ GHÉ THĂM TRANG NHÀ. CHÚC QUÝ VỊ AN VUI VỚI PHÁP BẢO CAO QUÝ !

Bồi dưỡng trụ trì



Chương trình khóa Bồi dưỡng trụ trì PL. 2564 – DL. 2020

No Picture

Được sự cho phép của Giáo hội và Chính quyền các cấp, mỗi năm chư Tôn đức Giáo phẩm Hệ phái Khất sĩ tổ chức một khóa BỒI DƯỠNG TRỤ TRÌ vào đầu mùa An cư, nhằm hỗ trợ các vị trụ trì, các vị Tỳ-kheo thấm nhuần Giáo pháp của đức Thế Tôn, đường lối của Tổ sư Minh Đăng Quang.



Trách nhiệm Trụ trì trong việc duy trì và phát triển tông phong Hệ phái

No Picture

Duy trì và phát triển tông phong Hệ phái là trách nhiệm chung của Tăng Ni Hệ phái Khất sĩ, không riêng gì vị trụ trì. Tuy nhiên, trụ trì là người lãnh trách nhiệm quan trọng nhất. Trụ trì là người điều hành, hướng dẫn Tăng (Ni) và Phật tử sinh hoạt tu học tại trú xứ của mình. Trụ trì còn là người quyết định mọi hoạt động đối nội, đối ngoại, chịu trách nhiệm về sự hưng thịnh hay suy vong của ngôi đạo tràng mình đang quản lý. Trong thực tế, không phải vị trụ trì nào cũng ý thức một cách sâu sắc vấn đề này. Vì vậy, trong khóa Bồi dưỡng Kinh nghiệm Trụ trì này chúng tôi xin trình bày một cách tổng quát Trách nhiệm của vị Trụ trì đối với sự tồn tại và phát triển của Hệ phái. Đối tượng chúng tôi nhắm đến là các huynh đệ trụ trì trẻ hoặc dự bị trụ trì trong tương lai. Do thời lượng có hạn nên chúng tôi chỉ trình bày phần tổng quát, không đi sâu vào những chi tiết như chủ đề khóa Bồi dưỡng đề ra. Những chi tiết này sẽ do chư Tôn đức khác trình bày trong các bài thuyết trình của mình.



Ngày sinh hoạt cuối và Bế mạc khóa Bồi dưỡng trụ trì 2019

No Picture

Hôm nay 28.5.2019, ngày sinh hoạt cuối cùng và Bế mạc của Khóa Bồi dưỡng kinh nghiệm trụ trì năm 2019 do Hệ phái Khất sĩ tổ chức tại Pháp viện Minh Đăng Quang.



Báo cáo khóa Bồi dưỡng trụ trì 2019

No Picture

Khóa Bồi dưỡng kinh nghiệm trụ trì lần thứ 16, PL. 2563 – DL. 2017, được tổ chức tại Pháp viện Minh Đăng Quang, từ ngày 18 đến 24 tháng 4 năm Kỷ Hợi (22 – 28/5/2019), với chủ đề: “Tìm hiểu nét đặc thù của Hệ phái Khất sĩ” được diễn ra trang nghiêm, trọng thể. Thay mặt Ban Thư ký, chúng con xin kính trình lên chư Tôn đức nội dung giảng dạy và một số vấn đề liên hệ đến khóa Bồi dưỡng một cách khái quát như sau:



Giá trị Y Bát Khất sĩ qua lời dạy của Tổ sư

No Picture

Sau khi thành lập Tăng đoàn, Đức Phật mới chính thức ban hành pháp phục cho chư Tăng. Đức Phật dạy Ananda nên may pháp phục cho chư Tỳ-khưu hình thức như những thửa ruộng… Như vậy trước khi ban hành pháp phục, Đức Phật đi giáo hóa chúng sanh mặc Y hình thức như thế nào?



Tìm hiểu về Chơn lý Thờ Phượng

No Picture

Việc thờ phượng, chư Phật, Bồ-tát,… của người xuất gia chỉ là phương tiện là một pháp trợ tu để giúp việc giữ gìn niềm tin lúc ban đầu. Cái quan trọng của người tu không phải là việc thờ phượng, mà ở sự tu tập theo đúng Chánh pháp của Phật, đúng theo lời dạy của Tổ sư.



Kết tòa sen thiêng

No Picture

Thành tựu chánh hạnh chân truyền,

Công đức Phật Tổ ý thiền thâm sâu.

Viên tròn quả giác nhiệm mầu,

 



Hạnh trì bình khất thực - Nét truyền thừa và đặc thù của HPKS

No Picture

Ở Việt Nam, vào thập niên 40-50, những ngày Tổ sư mới khai sơn mở đạo, đoàn du Tăng Khất sĩ ngày ngày vẫn ôm bát hóa duyên và chính pháp môn này đã giúp những vị Khất sĩ trên bước đường hành đạo đẩy mạnh được bánh xe Chánh pháp đến những địa phương mà trước đó giáo pháp của Đức Phật còn là một điều đó rất xa lạ và mơ hồ đối với cư dân. 



Nét đặc thù của Khất sĩ qua mô hình kiến trúc tịnh xá

No Picture

Hầu hết những nơi thờ tự của Hệ phái Khất sĩ đều mang tên là tịnh xá. Danh từ này dịch từ tiếng Phạn “vihāra”, vốn có nghĩa là một trú xứ thanh tịnh, u tịch; là nơi ở của các vị Sa-môn, Bà-la-môn đang tu tập để giải thoát, giác ngộ, không phân biệt đó là truyền thống nào.



Công trình dung hợp khởi phát từ Tổ sư Minh Đăng Quang

No Picture

Khi nói về sự nghiệp hay công trình mà Tổ sư Minh Đăng Quang khai sáng thì từ khóa chủ lực là ‘dung hợp’ hay ‘kết hợp’. Hai từ này được dùng tùy ý, trong một số văn cảnh chúng có thể thay thế cho nhau. ‘Nối truyền Thích Ca chánh pháp’ là tiêu ngữ chính, còn gọi là tông chỉ chủ đạo cho tất cả ngôn hành của những vị Khất sĩ Việt Nam.