CHÀO MỪNG QUÝ VỊ ĐÃ GHÉ THĂM TRANG NHÀ. CHÚC QUÝ VỊ AN VUI VỚI PHÁP BẢO CAO QUÝ !

Khất Sĩ



Tư tưởng thiền của Tổ sư Minh Đăng Quang trước môi trường sống và gội sạch tâm thức tự thân

No Picture

Thân con người làm một “ổ” vi trùng: “…Nhưng người ta lại rất hiểu rộng ra rằng: vạn vật là không có, chỉ có tất cả là chúng sanh như nhau; là những vi trùng kết hợp, là những chất sống, chất sống ấy là những con vật! Thân người là một khối vi trùng kết hợp, chớ không phải đất nước lửa gió..."



Tu tập, nhiếp phục thân khẩu ý thanh tịnh

No Picture

Chư huynh đệ có duyên với giáo pháp của Đức Phật, phát bồ đề tâm xuất gia theo giáo pháp Khất sĩ của Tổ sư thì đó là một phúc duyên lớn mà chúng ta cần nên trân trọng. Một trong những ý pháp căn bản mà Tổ sư luôn khuyên dạy hàng Tăng Ni Khất sĩ xuyên suốt trong bộ Chơn lý đó là tu tập thanh lọc, nhiếp phục thân khẩu ý trong sạch. Ý pháp này được Tổ sư dạy cụ thể trong quyển Chơn lý “Tu và nghiệp”:



Chế ngự hôn trầm và ngủ gục

No PictureHôm trầm là trạng thái nặng nề của cơ thể và mờ tối của tâm thức, kéo ta vào một sự lừ đừ và chán nản. Đây là một trạng thái tâm lý tiêu cực, trầm nịch làm chướng ngại trong sự tu tập thiền định cũng như trong sinh hoạt đời thường. Khi người đang ở trong trạng thái dã dượi, bần thần, ngầy ngật thì tâm trí trở nên lờ đờ, thiếu sinh khí, nặng nề với sức ỳ tâm lý không hề nhỏ.



Tu tập thiền định qua Chơn lý "Bát chánh đạo"

No Picture

“Bát chánh đạo là con đàng đi của tất cả, của người đã giác ngộ hết mê lầm… Đắc đạo là đắc Niết-bàn, đắc đời là luân hồi, tức là đắc thiên đường hay đắc địa ngục. Đạo chánh là bởi thiện lành, không ác quấy. Ấn chứng của đạo là sự vui tươi, không khổ nhọc. Kẻ đã đi rồi mới tự biết là vui say no sướng hơn hết” .



Ứng dụng bảy yếu tố giác ngộ trong quá trình thực hành thiền định

No PictureKhi một hành giả Khất sĩ hoặc một thiền sinh thực tập Thiền quán trong đời sống hằng ngày chính là đang quán niệm một cách sâu sắc về các căn và đối tượng của chúng, hành giả tinh cần, tỉnh giác, chế ngự các tham ưu, phát triển niệm lực và định lực, đạt khinh an và dẫn đến chứng ngộ chân lý; lợi ích trước nhất trong thiền quán là làm cho định tâm để tạo cho tâm an lạc và phát sinh tuệ giác tri.



Tiến trình nhập thiền định

No PictureNhân ngày Đức Phật thành đạo, truyền dạy con đường giác ngộ mở ra Đạo giác ngộ, Khất sĩ Thích Giác Chinh trích một phần Tác phẩm: Tiến trình nhập Thiền định như là sự học lại pháp hành và chia sẽ đến Đại chúng xa gần.



Chìa khóa tu tập

No PictureTu là một khái niệm có nội dung và ý nghĩa rất rộng, bao gồm cả hai lĩnh vực thân và tâm, đời và đạo. Từ việc rèn tâm luyện chí đến việc trau dồi tư cách, chỉnh đốn tác phong, sửa đổi oai nghi, trang nghiêm giới tướng … đều được gọi là tu cả.



Ăn chánh niệm

No PictureĂn chánh niệm không những giúp cho người ăn đoạn trừ được tham sân lậu hoặc, trong khi ăn mà còn phát sinh phước báu cho những ai phát tâm cúng dường bữa ăn. Như vậy cả người thí và người thọ thí đều được lợi ích.



Thực hành chánh niệm

No PictureTrong sự tu tập tâm cũng thế, sự rèn luyện chánh niệm để tâm bám được trên đối tượng, hòa vào trong đối tượng, chính đối tượng là một thực thể của mình đang sống. Khi ấy, ý niệm an trụ giúp chúng ta mới có thể làm chủ được tâm mình trong những quan niệm sống đời người, tâm chơn chánh, là người hướng đạo, là bến yên.



Chìa khóa thiền tập

No PictureTài liệu phổ biến trong khóa tu truyền thống lần thứ 21 tại Tịnh xá Ngọc Quang – Gò Công từ 07/10 – 14/10 Ất Mùi (nhằm ngày 18/11 – 25/11/2015) do Ni giới Hệ phái Khất sĩ tổ chức