CHÀO MỪNG QUÝ VỊ ĐÃ GHÉ THĂM TRANG NHÀ. CHÚC QUÝ VỊ AN VUI VỚI PHÁP BẢO CAO QUÝ !

Lễ hội



Pháp hội Đông Nam Á 2016 - Ngày thứ 4

No PictureĐáp lời thỉnh cầu của Ban Tổ chức trong ngày đầu tiên, Đức Dalai Lama dành trọn ngày thứ 4 để hướng dẫn và làm lễ Quán đảnh Quán Thế Âm Bồ-tát cho tứ chúng. Như một thông lệ, trước khi chính thức quán đảnh, Ngài đã quang lâm chánh điện sớm hơn thường lệ.



Pháp hội Đông Nam Á 2016 - Ngày thứ 3

No PictureNgài Tsong Khapa cho rằng những vị có học mà không tu, hoặc không tu mà cũng không học thì không làm lợi ích gì cho chúng sanh. Một số vị Du-già ngày nay không giỏi, vì học mà thiếu tu, nên sanh ra thiên lệch và cố chấp vào sở kiến và tông phái của mình.



Pháp hội Đông Nam Á 2016 - Ngày thứ 2

No PictureNgày 29/08/2016 là ngày thứ 2 của Pháp hội. Sáng nay, đoàn Việt Nam được Ban Tổ chức vinh dự sắp xếp xưng tán danh hiệu Bồ-tát Quán Thế Âm trong khi đón tiếp Ngài, các sư Thái phát tâm tụng đọc 10 Ba-la-mật (Parami) và sau đó đoàn Việt Nam tụng đọc Tâm kinh Bát-nhã.



Pháp hội Đông Nam Á 2016 - Ngày đầu tiên

No PictureSáng ngày 29/08/2016, đoàn Việt Nam cũng như các đoàn khác dậy thật sớm để lên tu viện Namgyal lúc 6 giờ để ổn định đạo tràng. Đoàn Việt Nam cùng với một số sư Thái, Singapore,... vào trong thiền thất để đảnh lễ Ngài cầu pháp. Các vị còn lại khoảng hơn 120 vị, như các đoàn khác vào bên trong giảng đường sắp xếp chỗ ngồi.



Pháp hội Đông Nam Á 2016

No PictureNgày 26 tháng 8 năm 2016, nhóm Liên Hoa Tuyết và quý Phật tử hữu tâm và đồng nguyện cùng khởi hành bay đi Bangkok rồi nối tiếp chuyến bay qua Ấn Độ để đồng tổ chức Pháp hội 2016 tại Dharamsala do đức Đạt-lai Lạt-ma chủ giảng cho người Đông Nam Á.



Obon - Lễ hội văn hóa của người Nhật

No PictureỞ Việt Nam và Trung Quốc, nhân ngày Rằm tháng Bảy, Phật tử tổ chức lễ hội Vu lan với ý nghĩa báo hiếu, một lễ hội lớn hội tụ sự giao thoa, tiếp biến và hòa quyện nhuần nhuyễn giữa tôn giáo và truyền thống văn hóa. Tương tự như vậy, ở Nhật, Phật tử và dân chúng tổ chức lễ Obon ( お盆) vào ngày 13 đến ngày 16 tháng 8 dương lịch (ngày lễ chính là 15) hằng năm với ý nghĩa tương tự.



"Tiếng chuông tỉnh thức" trong chương trình Đại lễ

No PictureĐể khuyến khích tinh thần tu học và nghiên cứu giáo pháp Phật-đà cũng như con đường của Tổ Thầy, Ban tổ chức Đại lễ đã tạo ra sân chơi giúp cho hàng thiện nam tín nữ có cơ hội thể sự học hỏi và nghiên cứu giáo pháp của mình. Chương trình “Tiếng chuông tỉnh thức” đã thắp sáng lên ngọn đèn giáo pháp trong đời sống tu học của người Phật tử.



Tìm hiểu về lễ Tảo mộ ở Việt Nam và tiết Thanh minh của Trung Quốc

No PictureKhác với Trung Quốc, lễ Tảo mộ chỉ diễn ra vào tiết Thanh minh (khoảng tháng 3 âm lịch) thì ở nước ta, người Việt Nam không những tảo mộ trong tiết Thanh minh mà còn rất quan tâm đến mồ mả ông bà trong ngày tết Nguyên đán.



Từ tín ngưỡng Daruma đến triết lý cuộc sống

No PictureNgười Nhật Bản có văn hóa tín ngưỡng daruma: ai cũng có thói quen giữ cho mình một daruma vào dịp đầu năm mới. Daruma là một loại búp bê có đáy tròn, được lấy ý tưởng từ tư thế ngồi thiền trong ý nghĩa chín năm quay mặt vào vách thiền định của Ngài Bồ-đề Đạt-ma, vị Tổ đã có công đem thiền tông sang Nhật Bản.



Tết Miến Điện và truyền thống Xuất gia gieo duyên

No PictureTết, tiếng Miến Điện gọi là ‘Thingyan’, hiểu nôm na là lễ hội năm mới hay là lễ té nước. Giống như lễ hội Songkran tại Thái Lan, Aluth Avurudda tại Tích Lan, Chaul Chnam Thmey tại Campuchia, hay Pimai tại Lào.