CHÀO MỪNG QUÝ VỊ ĐÃ GHÉ THĂM TRANG NHÀ. CHÚC QUÝ VỊ AN VUI VỚI PHÁP BẢO CAO QUÝ !

Nguyên tác



Chơn Lý số 38: Đại Thừa Giáo

No Picture

Đại thừa giáo là một nền đạo tân tiến, khoa học, chớ không phải bảo thủ cái không kinh nghiệm. Đại thừa giáo từ nay sẽ tiến lên, tiến đến chơn lý, tiến đến đạo Phật.



Chơn Lý số 37: Đời Đạo Đức

No Picture

Người đó cũng đã thành công bằng đạo đức, lấy đạo đức tiếp rước người thì sao không kết quả được. Hai hạng người trên đây mới thật gọi là biết tự chủ và làm chủ chúng sanh vạn vật bằng cách không tham, nên không bao giờ thất bại hay khổ chết chi cả.



Chơn Lý số 36: Đi Học

No Picture

Thế nên cõi đời là trường học, pháp giác là bài học, chúng sanh là học trò, thời gian trôi qua là đi tới, tất cả ai ai cũng là đang đi học hết thảy.



Chơn Lý số 35: Con Sư Tử

No Picture

Những môn đệ của sư tử khi đã thành tài rồi, cũng chia ra đi khắp nơi giáo hóa, càng ngày mối đạo càng lan rộng thạnh hành. Cho đến khi sư tử ấy bỏ xác rồi, trong chư đệ tử vẫn tiếp tục nối chí y như thế.



Chơn Lý số 33: Trường Đạo Lý

No Picture

Vậy nên chúng ta phải biết thân ta là như trường đạo lý, như xóm kia, như thế giới. Nó phải là cái nhà sống chung tu học hòa thuận an vui của chúng ta tạm trong mỗi kiếp.



Chơn Lý số 34: Nguồn Đạo Lý

No Picture

Có hiểu được nguồn đạo lý mới thấy rõ ra đạo đức là chơn lý tự nhiên trong võ trụ. Nhưng chúng sanh mới tiến ra thì lại vô minh chấp lấy bánh xe đời, tham mê nơi trần bụi, và phải bị nhào sa nơi địa ngục khổ.



Chơn Lý số 32: Sợ Tội Lỗi

No Picture

Ngươi nên biết rằng trong hai điều này công lý bảo phải như vậy, việc làm của ngươi đã bảo ngươi như vậy. Ngươi không nên sợ chi hết, ngươi từ nay phải biết sợ tội lỗi thôi.



Chơn Lý số 31: Hột Giống

No Picture

Hột giống để tự nhiên là nó sẽ sống và lớn theo thời duyên. Vậy chúng ta chẳng nên động chạm đến hột giống nhân người, và phải yên lặng tự nhiên mà nuôi dưỡng nó.



Chơn Lý số 30: Chư Phật

No Picture

Đức Phật nắm cầm luật pháp cũng như cầm cày, sự tinh tấn cố gắng là bò trâu, gieo rải đức tin đạo lý nhơn quả, hột giống Niết-bàn như gieo mạ, mạ lên là cư sĩ phát tâm xuất gia.



Chơn Lý số 29: Ăn và Sống

No Picture

Giáo lý ăn và sống là dùng chung cho tất cả thế giới chúng sanh, chớ không phải riêng cho một gia đình xã hội, hay một người. Giáo lý ấy là cứu đời lập đạo, tế độ chúng sanh, là ngón tay hào quang Pháp bảo của chư Phật...