CHÀO MỪNG QUÝ VỊ ĐÃ GHÉ THĂM TRANG NHÀ. CHÚC QUÝ VỊ AN VUI VỚI PHÁP BẢO CAO QUÝ !

Giáo pháp Khất sĩ



Khất sĩ theo cái nhìn của đức Tổ sư Minh Đăng Quang

No PictureKhi đề cập đến từ khất sĩ, mọi người thường liên tưởng đến một trong ba nghĩa của vị Tỷ-kheo (Khất sĩ, Bố ma và Phá ác). Danh từ Khất sĩ Tỷ-khưu ngày nay khá phổ biến trong xã hội và phát triển theo thời gian. Mãi cho đến giữa những năm 40 của thế kỷ XX, hai chữ “Khất sĩ” được nhấn mạnh và trở thành tên gọi cho một đường lối tu học do đức Tổ sư Minh Đăng Quang khai lập với phương châm “Nối truyền Thích-ca Chánh pháp, Đạo Phật Khất Sĩ Việt Nam”.



Đạo Phật Khất Sĩ: Quá khứ và hiện tại

No PictureNhững gì là tinh hoa đặc thù của Hệ phái thì cần phải phát huy và gìn giữ, thế nhưng những gì không còn thích ứng và phù hợp với thời đại thì cần phải sửa đổi. Tiếp thu có chọn lọc, phát huy trên nền tảng cũ là điều ĐPKS cần làm để có thể đứng vững và phát triển theo cùng thời gian.



Đạo Phật Khất Sĩ VN: Một tông phái mới của Phật giáo VN

No PictureĐiểm nổi bật của Đạo Phật Khất Sĩ là kết hợp những tinh túy của Phật giáo Đại thừa và Nguyên thủy mà hình thành nên. Vì vậy, Đạo Phật Khất Sĩ có thể được ví như chiếc cầu nối giữa hai truyền thống Phật giáo lớn hiện có mặt tại Việt Nam lúc bấy giờ .



Giới luật khất sĩ

No PictureGiới luật Khất sĩ hay Luật Khất sĩ là những phần quy định về tư cách cá nhân, về đời sống, sự sinh hoạt, cách tổ chức… của các thành viên và các Tăng đoàn Phật giáo Khất sĩ. Giới là những điều cấm, điều răn cho cá nhân. Luật là những phép tắc luật lệ của tổ chức. Pháp là hệ thống, là cơ sở, là những quy định và thực tiễn, là tổng quát mọi điều về giới luật Phật giáo…



Nghiêm trì giới luật - trang nghiêm Tây phương Tịnh độ

No PictureTrong bài này, người viết chỉ trình bày vài quan điểm của Tổ sư Minh Đăng Quang về Tịnh độ, Cực lạc - tức bản chất thanh tịnh, nghiêm trì giới luật của Giáo hội Tăng-già; về điều kiện truyền giới và tư cách giới tử để chính thức là thành viên của Tăng đoàn, Giáo hội.



Đường lối hành trì của Tổ sư Minh Đăng Quang

No PictureĐi giữa đường đời đầy hoa thơm cỏ lạ và cũng đầy sỏi đá chông gai, tấm gương sáng ngời đạo hạnh của Tổ sư đã dẫn bước soi đường cho chúng ta hướng về nguồn cội tâm hồn, tìm sự giải thoát trong ta, giải thoát ngay chính tự thân này. Để sống trọn vẹn theo lời Tổ dạy và để tưởng nhớ ơn đức của Tổ sư. Đề tài “Đường lối hành trì của Tổ sư Minh Đăng Quang” sẽ được triển khai như là một hành trình nhỏ vào trong kho báu quý giá của tông phong Khất sĩ.



Định hướng tu tập và hoằng pháp của Tổ sư

No PictureĐức Tổ sư vắng bóng 60 năm nhưng nhân cách, công hạnh của Ngài vẫn đáng cho mọi người kính ngưỡng và tôn thờ. Lời dạy của Tổ sư cho đến ngày nay vẫn là ngọn đuốc định hướng cho người hành trì tu tập để thăng hoa tri thức và đạo hạnh. Tiếp nhận tinh hoa giáo lý từ những lời dạy đó, chúng ta không thể không ôn lại nét đặc sắc trong “Định hướng tu tập và hoằng pháp” của Tổ sư.



Tinh thần khế lý và khế cơ trong Chơn lý của Tổ sư

No PictureCó thể nói, tư tưởng trong bộ Chơn lý đã chuyển tải tư tưởng Phật học một cách khế lý, khế cơ, giúp cho mọi người dễ dàng tiếp thu được nền giáo lý của Đức Phật từ ngàn xưa, đồng thời xiển dương Phật pháp ngày càng hưng thịnh.



Tổ sư Minh Đăng Quang với định hướng tu tập & hoằng hóa

No PictureTổ dạy: “Tứ y pháp là Chánh pháp của chư Phật mười phương ba đời, là giáo lý Y bát Khất sĩ vậy! Con đường Khất sĩ đi đến quả Phật, kêu là Trung đạo Chánh đẳng Chánh giác Vô thượng, Trung đạo ấy là Tứ y pháp. Vậy thì chúng ta nên phải thật hành đúng Tứ y pháp, không nên viện lý lẽ gì mà bác bỏ đi cho được”.



Những bước chân du hóa

No PictureTrên con đường xe cộ tấp nập, ồn ào ngoài kia, chỉ có người tu sĩ đầu đội trời chân đạp đất, lặng lẽ đi, âm thầm, không vướng bận, không âu lo, không dè chừng, không nghi ngại, không đòi hỏi, xem cuộc đời như bào ảnh trôi qua trước mắt, chỉ có một tâm nguyện hòa giải với thiên nhiên, hòa hợp với lòng người.

Chuyên mục phụ