CHÀO MỪNG QUÝ VỊ ĐÃ GHÉ THĂM TRANG NHÀ. CHÚC QUÝ VỊ AN VUI VỚI PHÁP BẢO CAO QUÝ !

Nghiên cứu



Tìm hiểu tư tưởng Phật giáo Nguyên thủy trong bộ Chơn lý

No PictureBộ Chơn lý gồm có tất cả 69 đề tài, mỗi đề tài Đức Tổ sư giảng luận trình bày về một vấn đề, một ý pháp liên hệ, tựu trung nhằm khai thị, hướng dẫn cho người học tu tập theo đúng “Thích-ca Chánh pháp” như trong Tam tạng giáo điển Kinh Luật Luận của Đức Phật dạy.



Tư tưởng Phật giáo Nguyên thủy trong bộ Chơn lý

No PictureBộ Chơn lý, chứa đựng những lời dạy của Tổ sư Minh Đăng Quang, là tư tưởng Phật học cơ bản cho Tăng Ni và Phật tử của Hệ phái này. Người viết xin được giới thiệu một số tư tưởng Phật giáo Nguyên thủy trong bộ Chơn lý, bộ sách gối đầu giường của Tăng Ni và Phật tử Hệ phái Khất sĩ.



Tổ sư Minh Đăng Quang với Tứ y pháp

No PictureNhân dịp Đại lễ Tưởng niệm 60 năm Đức Tổ sư Minh Đăng Quang vắng bóng, người viết xin tập trung vào Tứ y pháp để làm sáng tỏ con đường học Đạo của Ngài và tầm quan trọng của Tứ y pháp trong việc hình thành và phát triển Đạo Phật Khất Sĩ Việt Nam.



Soi chiếu năm điểm Chơn lý vào kinh tạng Nikaya

No Picture

Nội dung bài viết như tựa bài đã đưa, so sánh một số điểm có liên quan giữa Chơn lý và Kinh tạng Nikaya, nói rõ là năm điểm. Tại sao phải là năm? Năm điểm được chọn có liên quan đến nhiều vấn đề của giáo lý nhà Phật, cụ thể là liên quan đến cả ba phần trong khung giáo lý căn bản Giới - Định - Tuệ.



Vài quan điểm Phật học trong bộ Chơn lý

No PictureNhững tư tưởng chính của Tổ về giáo lý, về mọi vấn đề của xã hội,… được trình bày rõ ràng, đầy đủ trong bộ Chơn lý. Bài viết này chỉ rút ra một số quan điểm tư tưởng quan trọng, thể hiện sự đóng góp lớn lao của Tổ cho sự củng cố giới hạnh trong Tăng đoàn cũng như truyền bá Phật pháp đến với mọi người.



Con đường đưa đến toàn giác không có phân thừa

No PictureTrong bài viết này, người viết mạo muội trình bày quan điểm cá nhân về Nguyên nhân Tổ sư khai sơn lập đạo; Mục đích rốt ráo của Khất sĩ là gì và Con đường đưa đến toàn giác không có phân thừa mà đức Tổ sư Minh Đăng Quang đã trình bày qua ba quyển Chơn lý: “Hòa bình”, “Trường đạo lý” và “Đạo Phật Khất Sĩ”.



"Cái biết" trong Chơn lý Tổ sư Minh Đăng Quang

No PictureCái biết hay trạng thái biết luôn có mặt trong mỗi chúng ta. Khi nhìn thấy mây bay, ta biết mây đang bay trên bầu trời. Nhìn thấy cảnh vật, ta biết đấy là hoa, là người, là vật, là nhà, là sông, là núi... Ai cho chúng ta cái biết ấy?



Tinh thần Trung đạo trong bộ Chơn lý

No PictureBao năm thọ nhận sự dìu dắt của Ân sư, đã bao lần giở xem bộ Chơn lý của Đức Tổ sư Minh Đăng Quang, cứ mỗi lần đọc chúng tôi lại sáng thêm, lĩnh hội được ý pháp thâm sâu. Nay chúng tôi trình bày một số kiến giải của mình trước đại chúng. Mong rằng tinh thần Trung đạo trong bộ Chơn lý của Đức Tổ sư, tùy duyên lành, sẽ ít nhiều góp phần soi sáng con đường dẫn đến Chánh pháp cho mỗi người con Phật.



Tấm gương đạo đức Tổ sư Minh Đăng Quang

No PictureTheo Tổ sư Minh Đăng Quang, đạo đức là vô ngã, là quan trọng nhất. Hiểu, nói, viết và thực hành theo những nguyên tắc ấy, cũng là phương cách thể hiện nhân cách đạo đức của Ngài. Đó chính là tấm gương đạo đức của Tổ sư Minh Đăng Quang, cũng là tấm gương đạo đức của chư Phật, chư Tổ Phật giáo Việt Nam vậy!



Đặc tính thủy trong ứng xử Phật giáo của Tổ sư Minh Đăng Quang

No PictureCó thể nói, Tổ sư Minh Đăng Quang dùng bản thể của nước như những minh họa sinh động trong lập thức của mình là một trường hợp như thế. Sau này, vào năm 1970, Cao Xuân Huy (1900 – 1983), một nhà đạo học, trong quá trình nghiền ngẫm về lịch trình tư tưởng của Việt Nam đã nhận ra: “… cái đặc tính mềm mại, uyển chuyển, linh hoạt, lưu động như nước… Dân tộc ta có tính nước…” và ghi nhận chính khả năng thích ứng và cân bằng là bí quyết sinh tồn của người Việt Nam, đều xuất phát từ cách tiếp cận như thế.