CHÀO MỪNG QUÝ VỊ ĐÃ GHÉ THĂM TRANG NHÀ. CHÚC QUÝ VỊ AN VUI VỚI PHÁP BẢO CAO QUÝ !

Giáo pháp Khất sĩ



Đại thừa giáo

No Picture

Chúng ta muốn biết tiểu thừa

Ta hãy xem xét tiểu thừa trước khi

Phật sanh tiền Ưu Ba Li

Thợ cạo kém học được đi tu hành.

Tuy kém học Ngài chí thành

Chuyên về giới luật trì hành rất nghiêm



Trường đạo lý

No Picture

“Bây giờ chăm chỉ học hành

Giờ chơi đã hết, ta cần học chăm

Đường học quý báu cao trên

Trẻ mà không học, già rồi sao nên”.



Nguồn đạo lý

No Picture

  1. Cù lao nổi giữa biển sông

Chạy xa dài đã biến thành lộ đi

Đường ấy do duyên hợp khi

Nước đất bồi đắp có từ biển sông

  1. Một khúc lộ mới đắp xong

Duyên do trước đó là vùng trủng sâu



Con sư tử

No Picture

Xứ Ấn Độ thuở xa xưa

Dưới chân Hy Mã Lạp Sơn kiêu hùng

Sông Hằng nước chảy xuôi dòng

Bên cạnh có một đám rừng rậm hoang.

Có con sư tử lông vàng

Thân hình to lớn dị thường uy phong

Sư tử cai quản khu rừng



Võ trụ quan

No Picture

Thể của võ trụ mênh mông

Tối đen vắng lặng không cùng bao la

Như vỏ trái lựu cực to

Bên trong chứa hạt ví như địa cầu

Không ai biết nó tới đâu

Vì muôn loại thảy trong bầu càn khôn

Kẻ gọi nó là cái không



Công trình dung hợp khởi phát từ Tổ sư Minh Đăng Quang

No Picture

Khi nói về sự nghiệp hay công trình mà Tổ sư Minh Đăng Quang khai sáng thì từ khóa chủ lực là ‘dung hợp’ hay ‘kết hợp’. Hai từ này được dùng tùy ý, trong một số văn cảnh chúng có thể thay thế cho nhau. ‘Nối truyền Thích Ca chánh pháp’ là tiêu ngữ chính, còn gọi là tông chỉ chủ đạo cho tất cả ngôn hành của những vị Khất sĩ Việt Nam.



Sư phát triển của Hệ phái Khất sĩ tại hải ngoại

No Picture

Phật giáo Khất sĩ Việt Nam tại hải ngoại có điểm xuất phát như điểm xuất phát chung của những dòng truyền thừa hay những sơn môn nhà Phật. Đó là hạnh nguyện cứu khổ độ sinh của những bậc phát túc siêu phương xuất trần thượng sĩ bất từ lao quyện quảng độ chúng sinh. Cụ thể trong trường hợp này là yếu tố con người: Đại lão Hòa thượng Thích Giác Nhiên. Đại lão Hòa thượng là một điển hình của tinh thần hài hòa ấm áp đạo tình không biên giới.



Căn cốt của Hệ phái Khất sĩ và yêu cầu của từng thời đại khác nhau

No Picture

Như một dạng “ôn cố tri tân” nhân sự kiện trọng đại, Giáo hội Phật giáo Việt Nam tròn 40 tuổi, bài viết là một cố gắng tiếp cận căn cốt Khất sĩ, duyên do hình thành và những biểu diện bên ngoài của căn cốt ấy. Căn cốt thì có tính bền vững cao nhưng biểu diện bên ngoài của căn cốt ấy lại có mức độ biến chuyển để thích ứng mỗi lúc với diễn tiến của lịch sử qua từng thời kỳ.



Bước đầu nhận diện những nét chính của Giáo đoàn Khất sĩ và của vị Hành giả Chơn lý

No Picture

Khi nói “Bước đầu nhận diện”, người viết ý thức được rằng đây chỉ là những điều sơ khởi và còn thiếu sót chứ chưa phải là nhận diện một cách đầy đủ. Do vậy, sự nhận diện này cần được bổ sung bởi những bài viết khác cùng đề tài, cần được điều chỉnh để tăng độ an toàn về học thuật hay giao tế xã hội, cần được đóng góp để có những góc nhìn khác đáng được quan tâm. Khi nói “Những nét chính của giáo đoàn Khất sĩ”, người viết ý thức rằng về phương diện học thuật muốn gọi là nét chính thì trước hết phải liệt kê tất cả những nét của giáo đoàn Khất sĩ, cả chính lẫn phụ, sau đó mới đặt ra những tiêu chí để phân biệt chính phụ; 



Sợ tội lỗi

No Picture

Ông cha kia có ba con

Đứa lớn dễ dạy nên thường được khen

Để cho nó mau tiến lên

Con đường giác ngộ kết duyên thượng thừa

Đứa kế tâm trạng vừa vừa

Ông không thưởng phạt bởi chưa lỗi lầm

 

Chuyên mục phụ