CHÀO MỪNG QUÝ VỊ ĐÃ GHÉ THĂM TRANG NHÀ. CHÚC QUÝ VỊ AN VUI VỚI PHÁP BẢO CAO QUÝ !

Giáo pháp Khất sĩ



Chơn Lý - Tổ sư Minh Đăng Quang (Sách)

No Picture

Chơn lý là bộ sách giáo lý ghi lại những bài thuyết pháp của Tổ sư Minh Đăng Quang giảng dạy hoằng hóa trong suốt mười năm (1944-1954) hành đạo nhiều nơi tại các tỉnh thành thuộc hai miền Đông và Tây Nam bộ Việt Nam. Đến ngày mùng 1 tháng 2 năm Giáp Ngọ (1954) Tổ sư thọ nạn và vắng bóng. Kể từ đó bộ Chơn lý là hiện thân, là dấu ấn, là pháp bảo cao quý mà Tổ sư lưu lại cho hàng môn đồ tứ chúng đệ tử hệ phái Phật giáo Khất sĩ Việt Nam.



Quá trình hình thành và phát triển Hệ phái Khất sĩ Việt Nam ở Bình Dương

No Picture

Thập niên 40-50 của thế kỷ XX là giai đoạn lịch sử Việt Nam có nhiều biến động, tình hình chính trị, xã hội đầy bất ổn, nhiễu nhương. Trước những bất ổn và biến động của hoàn cảnh đời sống xã hội lúc bấy giờ, xu hướng chung của con người là tìm cho mình một chỗ dựa tinh thần, một điểm tựa tâm linh để có thể vượt qua những nỗi khổ niềm đau. Vì thế, tôn giáo nói chung và Phật giáo nói riêng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc hướng dẫn, giúp đỡ tinh thần cho quần chúng nhân dân vượt qua những đau thương mất mát.



Những giá trị tôn giáo và xã hội của Hệ phái Phật giáo Khất sĩ Việt Nam trong xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc

No Picture

Tọa đàm khoa học do Ban Tôn giáo - Ủy ban Trung ương MTTQVN tổ chức với chủ đề: “Hệ phái Phật giáo Khất sĩ Việt Nam – Các giá trị tôn giáo và xã hội trong xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc” một lần nữa nhấn mạnh vai trò của Hệ phái Phật giáo Khất sĩ (HPPGKSVN). Giá trị này có ý nghĩa rất lớn bởi Hệ phái Khất sĩ ngoài việc chuyên tâm vào việc tu học cho tự thân, giữ gìn mạng mạch Phật pháp, còn mang lại lợi ích thiết thực cho cộng đồng nhân sinh.



Những giá trị trong giáo lý của Hệ phái Khất sĩ cho một xã hội tốt đẹp

No Picture

Cuộc đời và đạo nghiệp của đức Tổ sư Minh Đăng Quang không bút mực nào có thể diễn tả hết được. Con người sống trên đời đau khổ là do thân, khẩu, ý hành theo nghiệp xấu. Tổ sư đã thuần tịnh tam nghiệp nên Ngài tỏa ra một đạo lực rất uyên thâm và trở thành ngọn đèn chơn lý, soi lối ngàn đời cho chúng ta thấy rõ con đường vào đạo.



Phát biểu đúc kết chứng minh toạ đàm

No Picture

Sau gần 3 giờ đồng hồ làm việc, đã có nhiều ý kiến đóng góp hữu ích từ các vị đại biểu tham gia, với những đề tài thảo luận thực tiễn, giá trị và mang tính khoa học, cùng những ưu tư, trăn trở, thao thức để góp phần xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, cũng như góp phần củng cố đường lối Hệ phái Khất sĩ nói riêng và GHPGVN nói chung.



Đôi điều về giá trị Tôn giáo và Xã hội của Hệ phái Phật giáo Khất sĩ trong xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc

No Picture

Tôn giáo nói chung và Phật giáo nói riêng luôn hướng con người đến Chân – Thiện – Mỹ.  Phật giáo có những đóng góp cho xã hội, cho khối đại đoàn kết toàn dân, điển hình là tịnh xá Phú Cường thuộc Hệ phái Khất sĩ  thực hiện phần nào nhằm nâng cao giá trị này trong xã hội.



Tâm thái nhẫn hoà của vị Khất sĩ chân chính

No Picture

Sự đoàn kết phải có cốt lõi là tâm thái nhẫn hòa của hai bên thì sự đoàn kết mới có thực chất. Không may, độ nhẫn hòa trong xã hội hay tổ chức luôn luôn là một biến số dao động dựa trên dòng thác của những diễn biến bên trong tổ chức và bên ngoài xã hội.



Khảo sát số liệu của Hệ phái Khất sĩ trong những văn kiện chính quy

No Picture

Khi chỉ nói đến số lượng Tăng Ni và số lượng tự viện thì chúng ta thấy Kỷ yếu Đại hội năm 1993 có 245 vị và 242 ngôi. Hai con số này cho thấy rằng 90% những ngôi Tịnh xá chỉ có một vị Tăng hay một vị Ni mà thôi. Người viết cho rằng đây là những con số có độ khả tín không cao vì đa số mỗi ngôi Tịnh xá có từ hai vị Tăng hay Ni trở lên. Rất tiếc là chúng ta chưa có những con số nào khác được công bố.



Phát biểu chào mừng “Những giá trị tôn giáo và xã hội của Hệ phái Phật giáo Khất Sĩ Việt Nam trong khối đại đoàn kết dân tộc”

No Picture

Hệ phái Phật giáo Khất sĩ (PGKS) Việt Nam nguyên là Đạo Phật Khất sĩ Việt Nam do Tổ sư Minh Đăng Quang sáng lập tại miền Nam Việt Nam. Trong vòng 10 năm tu tập và hoằng hóa (1944 – 1954), Tổ sư đã độ được hàng trăm Tăng Ni noi theo hạnh Phật Tăng xưa, sống đời đơn giản thanh bần, chuyên tu giải thoát. Trong số đó, có nhiều vị là bậc đại căn sau này trở thành các bậc Trưởng lão, thành lập các Giáo đoàn, hoằng dương Phật pháp, lợi lạc nhân thiên. Cư gia bá tánh quý kính hạnh đức và trí tuệ của Ngài, nên số lượng quy y lên đến nhiều ngàn, đủ mọi độ tuổi và thành phần xã hội. Với đạo hạnh thanh cao, pháp tướng trang nghiêm, Tổ đã được nhiều cư sĩ tại gia dâng đất cất lập Tịnh xá trên 20 ngôi.



Nhân duyên với "Chơn lý"

No Picture

Nhân lễ tưởng niệm 66 năm ngày Tổ sư Minh Đăng Quang vắng bóng (1954-2020), vị Tổ sư sáng lập Hệ phái Khất sĩ (HPKS) - thành viên sáng lập GHPGVN, HT.Thích Giác Toàn, Phó Chủ tịch HĐTS, Giáo phẩm Thường trực HPKS đã dành cho Báo Giác Ngộ cuộc nói chuyện về nhân duyên với bộ “Chơn lý” của Tổ sư. Hòa thượng chia sẻ

Chuyên mục phụ